Cây trồng biến đổi gien và sự lựa chọn của nông dân
Dân
số tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, an ninh lương thực
thường xuyên bị đe dọa đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sinh học
trong nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, chịu được sâu bệnh, thời
tiết. Ðây cũng là lý do để cây trồng biến đổi gien ngày càng có mặt
nhiều hơn trên đồng ruộng trong sự lựa chọn của người nông dân...
Ứng dụng cây trồng biến đổi gien trên thế giới...
Cây trồng biến đổi gien được trồng lần đầu tiên vào năm 1996 với tổng diện tích toàn thế giới vào khoảng 1,7 triệu ha và đã tăng lên hơn 100 lần, đạt mức 180 triệu ha vào năm 2014. Mỹ là nước đứng đầu về diện tích canh tác cây trồng biến đổi gien với 70,2 triệu ha, chiếm 40% diện tích canh tác cây trồng biến đổi gien trên toàn cầu. Ðến thời điểm này đã có hơn 18 triệu nông dân, trong đó khoảng 90% là các nông dân nghèo, sống tại 28 quốc gia đã tham gia vào sản xuất cây trồng biến đổi gien.
Tại hội nghị "Triển vọng toàn cầu của cây trồng biến đổi gien năm 2014" do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội (ngày 3-2), TS Clive James, Chủ tịch danh dự Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) cho biết: Năm 2014 đã đánh dấu việc đưa vào canh tác đại trà cây trồng biến đổi gien lần đầu đối với cây ngô chịu hạn tại Mỹ. Cũng tương tự như vậy, từ năm 1996 đến 2012, cây bông biến đổi gien ở Trung Quốc đã đem lại lợi ích kinh tế hơn 15 tỷ USD, riêng năm 2013 đã đạt 2,2 tỷ USD. Cũng theo ISAAA, hiện, cây trồng biến đổi gien đã phát triển khá mạnh mẽ ở hầu khắp các châu lục, nhiều loại cây trồng đã được sản xuất đại trà, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của từng khu vực, cho năng suất, chất lượng nông sản cao. Trong các loại cây trồng biến đổi gien có các cây chủ lực như ngô, đậu tương, bông, các loại cây ăn quả, cây rau và gần đây nhất là khoai tây. Theo đánh giá của các nhà khoa học, các tính trạng của loại cây trồng này giải quyết các vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến người tiêu dùng và sản xuất của nông dân, trong đó có khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh, kháng thuốc trừ cỏ, dinh dưỡng và chất lượng cao.
Cây trồng biến đổi gien đang góp phần làm cho hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững hơn và tạo ra các thích ứng hiệu quả trước những thách thức của biến đổi khí hậu. Năm 2014 đánh dấu năm thứ 19 phát triển liên tục trong việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp trên toàn cầu. Cây trồng biến đổi gien đã giúp nâng cao năng suất cây trồng, tăng sản lượng canh tác; xóa đói giảm nghèo và cải thiện thu nhập của các hộ nông dân nhỏ ở các vùng nghèo tài nguyên trên toàn thế giới. Cùng với đó, loại cây trồng này đã hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và giảm những tác động tiêu cực của canh tác nông nghiệp đối với môi trường.
...Và sự lựa chọn của nhà nông
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020" và "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020", trong đó quy định rõ nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ gien để tạo ra các giống cây trồng mới, cây trồng biến đổi gien có các đặc tính nông học ưu việt, phù hợp yêu cầu của thị trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chính thức cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gien có đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho một số sản phẩm ngô biến đổi gien đầu tiên ở Việt Nam; bao gồm giống Bt11, MIR162, GA21 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và giống MON 89034, NK603 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dekalb Việt Nam thuộc Tập đoàn Monsanto của Mỹ. Ðồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các sự kiện GA21, Bt11, NK603 và MON89034. Các quyết định này được đưa ra sau quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng bởi các nhà khoa học, những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan và Hội đồng an toàn sinh học với các thành viên đại diện của các bộ, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Công thương, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Hằng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới hơn bốn triệu tấn đậu tương (chiếm 92% nhu cầu), khoảng hai triệu tấn ngô (chiếm 30%) là những sản phẩm dinh dưỡng từ chính các quốc gia mà phần lớn nông sản của họ từ cây trồng biến đổi gien. Vì thế câu hỏi đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là làm thế nào chúng ta có thể nâng cao năng lực sản xuất trong nước nhằm đáp ứng đủ nhu cầu, giảm nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào nguồn cung thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài. Một trong các giải pháp được đưa ra giúp nâng cao năng suất cây trồng và tăng giá trị kinh tế canh tác cho người nông dân đó là ứng dụng cây trồng biến đổi gien trên đồng ruộng. Theo GS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam, đến nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia sản xuất cây trồng biến đổi gien, trong đó có không ít nước có trình độ khoa học cao. Việc phát triển cây trồng biến đổi gien tại Việt Nam không bừa bãi mà có ngăn cách, trong kiểm soát, loại bỏ gien không phù hợp, chọn lọc những gien thích hợp để đưa vào. Cây trồng biến đổi gien rất an toàn, không có tác hại gì tới con người. Cho tới nay không có công trình thử nghiệm nào cho thấy có sự mất an toàn.
Cây trồng biến đổi gien là lĩnh vực công nghệ cao, phức tạp, lại mới được làm thử nghiệm ở nước ta trong một khoảng thời gian ngắn. Ðây là vấn đề lại đang được các nhà khoa học thế giới bàn luận, tranh cãi, nhất là về những rủi ro của nó đang tiếp tục được nghiên cứu. Việt Nam là quốc gia tiếp theo trên thế giới phê duyệt một số giống ngô biến đổi gien và dự kiến tiến hành canh tác vào năm nay. Trước thực tế này, người nông dân mong muốn các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý cần quan tâm, xúc tiến đưa ra những đánh giá cụ thể về cây trồng biến đổi gien, trong đó có các tác động của loại cây trồng này đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, cần đặt ra các chính sách pháp luật cụ thể, gắn lộ trình phát triển của cây trồng biến đổi gien phù hợp thực tiễn, từ đó giúp người nông dân hoạch định chiến lược canh tác hiệu quả, có sự bảo trợ đắc lực của các nhà khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước...
Cây trồng biến đổi gien được trồng lần đầu tiên vào năm 1996 với tổng diện tích toàn thế giới vào khoảng 1,7 triệu ha và đã tăng lên hơn 100 lần, đạt mức 180 triệu ha vào năm 2014. Mỹ là nước đứng đầu về diện tích canh tác cây trồng biến đổi gien với 70,2 triệu ha, chiếm 40% diện tích canh tác cây trồng biến đổi gien trên toàn cầu. Ðến thời điểm này đã có hơn 18 triệu nông dân, trong đó khoảng 90% là các nông dân nghèo, sống tại 28 quốc gia đã tham gia vào sản xuất cây trồng biến đổi gien.
Tại hội nghị "Triển vọng toàn cầu của cây trồng biến đổi gien năm 2014" do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội (ngày 3-2), TS Clive James, Chủ tịch danh dự Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) cho biết: Năm 2014 đã đánh dấu việc đưa vào canh tác đại trà cây trồng biến đổi gien lần đầu đối với cây ngô chịu hạn tại Mỹ. Cũng tương tự như vậy, từ năm 1996 đến 2012, cây bông biến đổi gien ở Trung Quốc đã đem lại lợi ích kinh tế hơn 15 tỷ USD, riêng năm 2013 đã đạt 2,2 tỷ USD. Cũng theo ISAAA, hiện, cây trồng biến đổi gien đã phát triển khá mạnh mẽ ở hầu khắp các châu lục, nhiều loại cây trồng đã được sản xuất đại trà, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của từng khu vực, cho năng suất, chất lượng nông sản cao. Trong các loại cây trồng biến đổi gien có các cây chủ lực như ngô, đậu tương, bông, các loại cây ăn quả, cây rau và gần đây nhất là khoai tây. Theo đánh giá của các nhà khoa học, các tính trạng của loại cây trồng này giải quyết các vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến người tiêu dùng và sản xuất của nông dân, trong đó có khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh, kháng thuốc trừ cỏ, dinh dưỡng và chất lượng cao.
Cây trồng biến đổi gien đang góp phần làm cho hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững hơn và tạo ra các thích ứng hiệu quả trước những thách thức của biến đổi khí hậu. Năm 2014 đánh dấu năm thứ 19 phát triển liên tục trong việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp trên toàn cầu. Cây trồng biến đổi gien đã giúp nâng cao năng suất cây trồng, tăng sản lượng canh tác; xóa đói giảm nghèo và cải thiện thu nhập của các hộ nông dân nhỏ ở các vùng nghèo tài nguyên trên toàn thế giới. Cùng với đó, loại cây trồng này đã hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và giảm những tác động tiêu cực của canh tác nông nghiệp đối với môi trường.
...Và sự lựa chọn của nhà nông
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020" và "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020", trong đó quy định rõ nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ gien để tạo ra các giống cây trồng mới, cây trồng biến đổi gien có các đặc tính nông học ưu việt, phù hợp yêu cầu của thị trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chính thức cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gien có đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho một số sản phẩm ngô biến đổi gien đầu tiên ở Việt Nam; bao gồm giống Bt11, MIR162, GA21 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và giống MON 89034, NK603 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dekalb Việt Nam thuộc Tập đoàn Monsanto của Mỹ. Ðồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các sự kiện GA21, Bt11, NK603 và MON89034. Các quyết định này được đưa ra sau quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng bởi các nhà khoa học, những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan và Hội đồng an toàn sinh học với các thành viên đại diện của các bộ, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Công thương, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Hằng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới hơn bốn triệu tấn đậu tương (chiếm 92% nhu cầu), khoảng hai triệu tấn ngô (chiếm 30%) là những sản phẩm dinh dưỡng từ chính các quốc gia mà phần lớn nông sản của họ từ cây trồng biến đổi gien. Vì thế câu hỏi đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là làm thế nào chúng ta có thể nâng cao năng lực sản xuất trong nước nhằm đáp ứng đủ nhu cầu, giảm nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào nguồn cung thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài. Một trong các giải pháp được đưa ra giúp nâng cao năng suất cây trồng và tăng giá trị kinh tế canh tác cho người nông dân đó là ứng dụng cây trồng biến đổi gien trên đồng ruộng. Theo GS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam, đến nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia sản xuất cây trồng biến đổi gien, trong đó có không ít nước có trình độ khoa học cao. Việc phát triển cây trồng biến đổi gien tại Việt Nam không bừa bãi mà có ngăn cách, trong kiểm soát, loại bỏ gien không phù hợp, chọn lọc những gien thích hợp để đưa vào. Cây trồng biến đổi gien rất an toàn, không có tác hại gì tới con người. Cho tới nay không có công trình thử nghiệm nào cho thấy có sự mất an toàn.
Cây trồng biến đổi gien là lĩnh vực công nghệ cao, phức tạp, lại mới được làm thử nghiệm ở nước ta trong một khoảng thời gian ngắn. Ðây là vấn đề lại đang được các nhà khoa học thế giới bàn luận, tranh cãi, nhất là về những rủi ro của nó đang tiếp tục được nghiên cứu. Việt Nam là quốc gia tiếp theo trên thế giới phê duyệt một số giống ngô biến đổi gien và dự kiến tiến hành canh tác vào năm nay. Trước thực tế này, người nông dân mong muốn các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý cần quan tâm, xúc tiến đưa ra những đánh giá cụ thể về cây trồng biến đổi gien, trong đó có các tác động của loại cây trồng này đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, cần đặt ra các chính sách pháp luật cụ thể, gắn lộ trình phát triển của cây trồng biến đổi gien phù hợp thực tiễn, từ đó giúp người nông dân hoạch định chiến lược canh tác hiệu quả, có sự bảo trợ đắc lực của các nhà khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước...
"Giai
đoạn này, Việt Nam chỉ nên đưa vào sản xuất ngô, bông và đậu tương biến
đổi gien, là những cây trồng mà ta đang có nhu cầu và hiện đang phải
nhập khẩu với lượng rất lớn. Chúng ta chưa nên đưa lúa biến đổi gien vào
sản xuất. Bởi vì có thể ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu mặt hàng
quan trọng này...".
PGS, TS LÊ HUY HÀM Viện trưởng Di truyền nông nghiệp Việt Nam
|