Chuyển đến nội dung chính

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hải đường đỏ chơi Tết

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hải đường đỏ chơi Tết


Hoa hải đường là một giống hoa quý, nếu tuân thủ theo đúng kỹ thuật trồng cây, hoa hải đường sẽ nở đúng vào dịp Tết, tô điểm cho căn nhà thêm rực rỡ.

Hải đường là loài cây thân gỗ sống lâu năm, hoa quý ngang với trà và đỗ quyên, đặc biệt là hải đường nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Tuy nhiên, để hoa nở rộ đúng vào những ngày giáp Tết thì người chơi cây cảnh quý này cần thực hiện tốt một số kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hải đường như sau:

Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc rất quan trọng với cây hoa hải đường

Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc rất quan trọng với cây hoa hải đường


Đất trồng
Đất trồng là đất phải được phơi khô nỏ, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Có thể dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch, cứ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm, trộn thật dẻo, dùng hỗn hợp này để trồng cây. Đất trồng nên dùng phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3.
Chăm sóc
Hải đường ưa ánh sáng tán xạ nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm, Hải đường sẽ đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.
- Tỉa bỏ ngay những cành tăm, cành khuất tán, cành bị nhiễm sâu bệnh để vừa tập trung nhựa sống nuôi các cành chủ lộ sáng, dự trữ được nhiều hơn chất sống nuôi cơ quan sinh sản, loại trừ được nơi ẩn nấp của dịch hại vốn rất sợ tia tử ngoại của ánh nắng, vừa kết hợp với tạo dáng, thế cho cây (nếu trồng trong bồn chậu bonsai); lại hạ thấp trọng tâm, giảm diện cản gió mưa giúp cây vững vàng hơn.
- Quét nước vôi bão hòa (hòa vôi tôi vào nước cho đến khi không thể tan thêm) vào gốc để phòng trừ sâu bệnh (kỵ nhất là sâu đục thân) và tăng độ phản xạ ánh sáng cho cây quang hợp tốt hơn. Nên quét từ 2 –3 lần, mỗi lần cách nhau 1 – 2 ngày.
 
Đặc tính sinh trưởng ảnh hưởng rất nhiều tới kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa hải đường

Đặc tính sinh trưởng ảnh hưởng rất nhiều tới kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa hải đường


- Tỉa bỏ các nụ "kẹ" (nhỏ bé sát cuống với các nụ khác), giữ lại tối đa 2 – 3 nụ mập hơn trên 1 cành thứ cấp (cành hoa) bằng cách dùng 2 ngón tay xoay đi xoay lại vài ba lần. Làm như vậy là tập trung nhựa luyện nuôi các nụ lớn, giúp hoa to và bền cuống hơn nhiều.
- Bón thúc hoa bằng cách đào rãnh hình vành khăn ở ngoài chu vi bóng tán (nếu trồng trên đất) hoặc bới đất xung quanh riềm chậu (nếu trồng bonsai) rồi cho vào đó hỗn hợp phân đa vi lượng tự chế như sau: 30 – 40% phân hữu cơ hoai mục + 30 – 40% bùn khô hoặc sa bồi nỏ đập vụn + 10% NPK vi sinh loại dùng cho hoa cảnh có hàm lượng N<10% để tránh lốp còn lại là xỉ than, vữa hả, vôi "con kiến" tán nhỏ, trộn đều. Lấp đất thô trên bóng tán, giữ ẩm đều. Tuyệt đối không để đất nền sũng dễ gây ngạt rễ, rụng nụ, thui lộc.
- Không để cây bị cớm kéo dài, song cần tránh nắng quái chiều thiêu đốt.
Chú ý đến kỹ thuật trồng cây và chăm sóc, hải đường sẽ cho hoa đúng dịp Tết

Chú ý đến kỹ thuật trồng cây và chăm sóc, hải đường sẽ cho hoa đúng dịp Tết


Các sâu, bệnh thường gặp
Hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này. Cách phòng trừ: Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu
(Nguồn: taydo)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh