Mắc-ca, trên đường thành “cây chủ lực mới” Tây Nguyên
Cuối 2013, mắc-ca đã vào danh mục ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp...
Theo
nhiều ý kiến trong giới chuyên môn, vùng đất Tây Nguyên có thể trở
thành “thủ đô” của cây mắc-ca do lợi thế so sánh đặc biệt về mặt tự
nhiên so với nhiều nơi trên thế giới.
Trên
thế giới, mắc-ca được mệnh danh là “nữ hoàng của các loạt hạt”, nhưng
tại Việt Nam, loại cây này vẫn còn khá lạ lẫm đối với nhiều người, dù
hơn 10 năm qua, chúng đã có mặt tại Tây Nguyên và một số tỉnh Tây Bắc.
Vào danh mục ưu tiên
GS. Trần Thọ Đạt (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) phân tích, trong số 450 nghìn ha cà phê ở Tây Nguyên hiện nay, có tới 100 nghìn ha cà phê đang trong tình trạng già cỗi, thoái hóa cần phải thay thế.
Nhưng nên thay thế bằng loại cây nào, tiếp tục với cà phê hay tìm loại cây trồng chủ lực khác?
Ông Đạt nói: “Nếu điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai cho phép, nên tập trung vào hướng trồng mắc-ca để thay thế cho cây cà phê. Bởi, sự thay thế này ưu việt cả về giá trị kinh tế lẫn các giải pháp kỹ thuật, theo kết quả của các mô hình thử nghiệm”.
Ông Hoàng Tùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vina Macca kể, từ năm 2004, Chính phủ Úc từng hỗ trợ phát triển cây mắc-ca cho Việt Nam thông qua dự án CARD 037/05VIE, tập trung xây dựng vườn ươm giống cho 4 đơn vị, trong đó có Vina Macca. Dự án đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học, mở hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, đồng thời xây dựng các mô hình trồng khảo nghiệm từ phía Bắc cho tới Tây Nguyên.
Cuối năm 2013, mắc-ca đã được đưa vào danh mục ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch hai vùng trọng tâm phát triển mắc-ca là Tây Bắc và Tây Nguyên, với quy mô diện tích trên 200.000 ha đến năm 2030.
Ngày 19/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tại điều 12 có ghi: “Nhà đầu tư có dự án trồng cây dược liệu, cây mắc-ca quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc-ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng”.
“Chúng tôi từng mời nhiều nhà khoa học, có cả chuyên gia Úc khảo nghiệm, họ đánh giá Tuy Đức phù hợp với loại cây trồng này. Thậm chí, năng suất có thể cao hơn ở Úc, nơi nguyên sản của mắc-ca”, ông Đoàn Lê Anh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tuy Đức (Đắc Nông) nói.
Ông ví dụ: huyện Tuy Đức đã ưu tiên lựa chọn mắc-ca làm cây chủ lực, do loài cây này phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán canh tác của người dân. Qua 4 năm trồng thử nghiệm, bước đầu thu được một số kết quả khả quan: cây xanh tốt, ra hoa, kết quả đúng mùa, tỷ lệ quả cao. Mùa ra hoa không chịu ảnh hưởng của sương muối, mưa phùn như các tỉnh miền Trung và phía Bắc...
Tính đến năm 2014, toàn huyện Tuy Đức trồng tới 500 ha mắc-ca; trong đó, bà con đồng bào dân tộc thiểu số trồng được 290 ha, sinh trưởng và phát triển tốt.
Theo nhiều ý kiến trong giới chuyên môn, vùng đất Tây Nguyên có thể trở thành “thủ đô” của cây mắc-ca do lợi thế so sánh đặc biệt về mặt tự nhiên so với nhiều nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, làm thế nào để cây ngoại lai này trở thành cây chủ lực lại cần các giải pháp tổng thể, từ chính sách, nguồn lực tài chính, kỹ thuật và khép kín mô hình theo chuỗi.
7 kiến nghị từ Kon Tum
Liên quan đến những giải pháp căn cơ đối với cây mắc-ca, mới đây ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã đưa ra 7 kiến nghị khá chi tiết.
Thứ nhất, cần tổ chức đánh giá, làm rõ luận cứ khoa học và khả năng thực tiễn về sinh trưởng và phát triển cây mắc-ca ở Tây Nguyên. Hợp tác với chuyên gia đầu ngành, người có kinh nghiệm về mắc-ca và đơn vị đã trồng mắc-ca thành công để có nghiên cứu, đánh giá xác đáng và khả thi, rút ngắn thời gian sản xuất thử nghiệm tại địa bàn.
Thứ hai, trên cơ sở khẳng định khả năng phát triển, tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mắc-ca theo hướng gắn kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị hàng hóa nhằm thu hút các dự án đầu tư mở rộng sản xuất “cánh đồng lớn mắc-ca” theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền để nhân dân vùng quy hoạch nắm và hiểu được giá trị kinh tế và môi trường của cây mắc-ca, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp phát triển cây mắc-ca trên địa bàn.
Thứ tư, đưa nhanh các chính sách của Nhà nước vào thực tế, đặc biệt là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
Thứ năm, tuyển chọn, xác định cơ cấu giống phù hợp để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm; đầu tư áp dụng khoa học - công nghệ trong các khâu trồng, chăm sóc, sơ chế bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Thứ sáu, đưa cây mắc-ca vào trồng xen canh với cây cà phê thuộc dự án phát triển cà phê xứ lạnh của tỉnh ở vùng Đông Trường Sơn.
Thứ bảy, tìm giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông, hệ thống điện, thủy lợi cấp nước đến vùng quy hoạch.
Vào danh mục ưu tiên
GS. Trần Thọ Đạt (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) phân tích, trong số 450 nghìn ha cà phê ở Tây Nguyên hiện nay, có tới 100 nghìn ha cà phê đang trong tình trạng già cỗi, thoái hóa cần phải thay thế.
Nhưng nên thay thế bằng loại cây nào, tiếp tục với cà phê hay tìm loại cây trồng chủ lực khác?
Ông Đạt nói: “Nếu điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai cho phép, nên tập trung vào hướng trồng mắc-ca để thay thế cho cây cà phê. Bởi, sự thay thế này ưu việt cả về giá trị kinh tế lẫn các giải pháp kỹ thuật, theo kết quả của các mô hình thử nghiệm”.
Ông Hoàng Tùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vina Macca kể, từ năm 2004, Chính phủ Úc từng hỗ trợ phát triển cây mắc-ca cho Việt Nam thông qua dự án CARD 037/05VIE, tập trung xây dựng vườn ươm giống cho 4 đơn vị, trong đó có Vina Macca. Dự án đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học, mở hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, đồng thời xây dựng các mô hình trồng khảo nghiệm từ phía Bắc cho tới Tây Nguyên.
Cuối năm 2013, mắc-ca đã được đưa vào danh mục ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch hai vùng trọng tâm phát triển mắc-ca là Tây Bắc và Tây Nguyên, với quy mô diện tích trên 200.000 ha đến năm 2030.
Ngày 19/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tại điều 12 có ghi: “Nhà đầu tư có dự án trồng cây dược liệu, cây mắc-ca quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc-ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng”.
“Chúng tôi từng mời nhiều nhà khoa học, có cả chuyên gia Úc khảo nghiệm, họ đánh giá Tuy Đức phù hợp với loại cây trồng này. Thậm chí, năng suất có thể cao hơn ở Úc, nơi nguyên sản của mắc-ca”, ông Đoàn Lê Anh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tuy Đức (Đắc Nông) nói.
Ông ví dụ: huyện Tuy Đức đã ưu tiên lựa chọn mắc-ca làm cây chủ lực, do loài cây này phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán canh tác của người dân. Qua 4 năm trồng thử nghiệm, bước đầu thu được một số kết quả khả quan: cây xanh tốt, ra hoa, kết quả đúng mùa, tỷ lệ quả cao. Mùa ra hoa không chịu ảnh hưởng của sương muối, mưa phùn như các tỉnh miền Trung và phía Bắc...
Tính đến năm 2014, toàn huyện Tuy Đức trồng tới 500 ha mắc-ca; trong đó, bà con đồng bào dân tộc thiểu số trồng được 290 ha, sinh trưởng và phát triển tốt.
Theo nhiều ý kiến trong giới chuyên môn, vùng đất Tây Nguyên có thể trở thành “thủ đô” của cây mắc-ca do lợi thế so sánh đặc biệt về mặt tự nhiên so với nhiều nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, làm thế nào để cây ngoại lai này trở thành cây chủ lực lại cần các giải pháp tổng thể, từ chính sách, nguồn lực tài chính, kỹ thuật và khép kín mô hình theo chuỗi.
7 kiến nghị từ Kon Tum
Liên quan đến những giải pháp căn cơ đối với cây mắc-ca, mới đây ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã đưa ra 7 kiến nghị khá chi tiết.
Thứ nhất, cần tổ chức đánh giá, làm rõ luận cứ khoa học và khả năng thực tiễn về sinh trưởng và phát triển cây mắc-ca ở Tây Nguyên. Hợp tác với chuyên gia đầu ngành, người có kinh nghiệm về mắc-ca và đơn vị đã trồng mắc-ca thành công để có nghiên cứu, đánh giá xác đáng và khả thi, rút ngắn thời gian sản xuất thử nghiệm tại địa bàn.
Thứ hai, trên cơ sở khẳng định khả năng phát triển, tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mắc-ca theo hướng gắn kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị hàng hóa nhằm thu hút các dự án đầu tư mở rộng sản xuất “cánh đồng lớn mắc-ca” theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền để nhân dân vùng quy hoạch nắm và hiểu được giá trị kinh tế và môi trường của cây mắc-ca, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp phát triển cây mắc-ca trên địa bàn.
Thứ tư, đưa nhanh các chính sách của Nhà nước vào thực tế, đặc biệt là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
Thứ năm, tuyển chọn, xác định cơ cấu giống phù hợp để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm; đầu tư áp dụng khoa học - công nghệ trong các khâu trồng, chăm sóc, sơ chế bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Thứ sáu, đưa cây mắc-ca vào trồng xen canh với cây cà phê thuộc dự án phát triển cà phê xứ lạnh của tỉnh ở vùng Đông Trường Sơn.
Thứ bảy, tìm giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông, hệ thống điện, thủy lợi cấp nước đến vùng quy hoạch.
(NGuồn: taydo)