Chuyển đến nội dung chính

“Loạn” lúa giống, dân khốn khổ

“Loạn” lúa giống, dân khốn khổ


Mặc dù vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất được nhiều loại giống lúa gắn mác chất lượng cao, song thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Nguyên nhân được nhìn nhận ban đầu là do khâu sản xuất giống, thu mua và xuất khẩu còn nhiều bất cập.
 
Loan”-lua-giong,-dan-khon-kho-(2).jpg

Hơn 200 giống lúa trên đồng ruộng
Một điều tra của Viện Lúa ĐBSCL cho thấy, hiện nay mỗi tỉnh ở khu vực này có khoảng 50 giống lúa được trồng phổ biến, ở mỗi huyện trung bình có khoảng 30 giống, mỗi xã khoảng 20 giống. Tâm lý người dân là thích trồng những giống lúa mới, ngắn ngày, nhiễm ít sâu bệnh, có thể chống chịu với phèn, mặn, khí hậu khắc nghiệt...
Ông Nguyễn Văn Trạng, nông dân xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Gia đình tôi chọn lúa IR50404 để sản xuất trên 0,5ha trong vụ lúa hè thu mới đây vì loại lúa này phát triển tốt, ít sâu bệnh hơn các giống khác. Đặc biệt là khi thu hoạch có thương lái tìm đến mua ngay. Tuy nhiên, gia đình tôi chỉ trồng khoảng 3 vụ rồi phải chuyển sang giống khác, bởi làm nhiều vụ liên tục giống này sẽ cho năng suất thấp”.
PGS-TS Nguyễn Ngọc Đệ - Phó Trưởng khoa Phát triển nông thôn (Trường ĐH Cần Thơ) cho biết: “Nếu tính cả vùng ĐBSCL, hiện nay người dân sản xuất trên 200 giống lúa khác nhau. Còn theo số liệu thu thập của chúng tôi thì nhiều năm trước, vùng này có khoảng 1.600 giống lúa mùa được trồng theo từng môi trường sinh thái khác nhau như vùng nước nổi, vùng nước sâu, vùng ven biển…
Tuy nhiên, do nhiều giống lúa có thời gian sinh trưởng kéo dài, làm 1 vụ hết gần 1 năm nên từ những năm thập niên 70 đến nay, người dân bắt đầu chọn dùng những giống ngắn ngày để trồng lúa 2 vụ, 3 vụ”.
Một thay đổi nữa ở ĐBSCL là, hệ thống thủy lợi, bơm tưới vùng ngày càng được hoàn thiện, mở rộng nên rất thuận lợi để người dân gieo cấy giống ngắn ngày, ngoài ra lúa ngắn ngày còn cho năng suất cao, dễ bán. Hiện chỉ vài địa phương còn trồng lúa mùa, chủ yếu với mục đích bảo tồn như lúa nổi (huyện Tri Tôn, An Giang), lúa nàng thơm chợ đào, lúa một bụi đỏ, lúa trắng tép…
Điều đáng lưu ý là do quá nhiều giống lúa nên việc kiểm soát chất lượng lúa giống ở các địa phương còn bỏ ngỏ. Ngoài các viện, trường nghiên cứu ra các giống mới siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận thì ở huyện nào, xã nào cũng mọc lên hàng loạt cơ sở nhân giống tư nhân, các điểm nhân giống tự phát…
Một cán bộ chuyên nghiên cứu về giống cho biết, theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), toàn vùng ĐBSCL chỉ có 34% người dân sử dụng giống lúa xác nhận, trong đó có 12% giống được cơ quan chức năng cấp chứng nhận, còn lại là mua giống ở những cơ sở nhân giống “tự phong” có chất lượng. Phần lớn các cơ sở nhân giống bán giống đã qua lai tạo nhiều đời, lẫn tạp nên không đảm bảo chất lượng, năng suất thấp.
 
Sản xuất giống theo thị trường
Không những “loạn” từ khâu giống, mà khâu thu mua lúa gạo hiện nay cũng tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, tình trạng thương lái thu mua các loại lúa về rồi trộn lẫn với nhau đang diễn ra rất phổ biến. Theo đó, sau khi mua lúa ở các hộ dân, thương lái sẽ đem về ghe trộn lẫn các loại lúa hạt dài với hạt dài, các loại hạt tròn với hạt tròn rồi đem về nhà máy xay xát ra gạo, bán cho doanh nghiệp. Điều này làm chất lượng gạo xuất khẩu bị giảm sút, kéo theo đó là giá bán gạo của Việt Nam luôn ở mức thấp, không thể xây dựng được thương hiệu.
TS. Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết: “Không chỉ thương lái mà một số doanh nghiệp cũng trộn nhiều loại gạo vào một bao rồi đem đi xuất khẩu. Khi đó, gạo mềm cơm, gạo thơm, gạo dẻo lẫn lộn vào nhau và chỉ bán được tại một số thị trường dễ tính. Làm ăn kiểu này, doanh nghiệp đã tự hại mình và cuối cùng người phải chịu thiệt nhiều nhất vẫn là nông dân”.
PGS-TS Nguyễn Ngọc Đệ khẳng định: “Hiện nay, chúng ta có nhiều giống lúa có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với trước đây, nhưng các doanh nghiệp vẫn coi là sản phẩm cũ, mua lúa của nông dân với giá thấp. Để cải thiện điều này, các doanh nghiệp không thể giữ mãi cung cách làm ăn theo kiểu “ăn xổi” nữa, mà cần có kế hoạch làm tăng giá lúa gạo bằng cách tăng cường quảng bá sự khác biệt giữa các giống cũ - mới, đồng thời bán theo từng nhóm gạo cho từng nhóm thị trường khác nhau, cũng như tích cực tìm kiếm thị trường mới, khó tính để bán với giá cao hơn, giúp tăng thu nhập cho nông dân”.
Các doanh nghiệp phải xác định được những thị trường như Trung Đông, Tây Âu, Bắc Mỹ, châu Phi… cần mua loại gạo như thế nào, sau đó mới yêu cầu người dân sản xuất theo từng loại giống, với sản lượng và tiêu chuẩn nhất định. Nếu không có giống đáp ứng theo nhu cầu của một khu vực nào đó thì đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu, lai tạo”.
 TS Lê Văn Bảnh

 
(Nguồn: danviet.vn)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Tích cực phòng trừ đạo ôn

Tích cực phòng trừ đạo ôn Dự báo, thời gian tới bệnh đạo ôn hại lá có thể gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh. (Ánh minh hoạ)   Vụ xuân năm nay, tỉnh Tuyên Quang gieo cấy 20.169 ha lúa, đạt 104,3% kế hoạch. Hiện lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ đến đứng cái làm đòng; tuy nhiên thời tiết diễn biến bất thường, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại rải rác trên một số giống nhiễm như BC 15, HT 1, Bắc thơm số 7, nếp... với diện tích 7 ha tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, TP Tuyên Quang..., tỷ lệ bệnh nơi cao 3 - 5 % số lá. Dự báo, thời gian tới bệnh đạo ôn hại lá có thể gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh.   Anh Vũ Đình Tám, Trưởng trạm BVTV huyện Yên Sơn cho biết, trạm đã phân công cán bộ, bám sát cơ sở phối hợp với khuyến nông hướng dẫn bà con thực hiện bón cân đối NPK, không bón quá nhiều ho

Định hướng dài hạn nhằm thu hút vốn FDI vào nông nghiệp

Định hướng dài hạn nhằm thu hút vốn FDI vào nông nghiệp Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Lê Bá Liễu/TTXVN) Là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế, song dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng hạn chế so với nhu cầu thu hút vốn và những kỳ vọng. Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI. FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được đặc biệt coi trọng và được khuyến khích để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Với quyết tâm vực dậy nguồn vốn này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh Bộ sẽ rà soát lại cơ chế chính sách để thực sự khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, từ đó tạo m