Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2016

Người trồng bí đối mặt với mùa thu hoạch trắng tay

Người trồng bí đối mặt với mùa thu hoạch trắng tay Quỳnh Yên (Quỳnh Lưu, Nghệ An) là xã có phong trào sản xuất vụ đông, ngoài các cây trồng truyền thống như khoai lang, ngô, bà con trồng thêm bí xanh, bí đỏ. Tuy nhiên, hiện nay nông dân trồng bí đang đứng trước nguy cơ thất thu lớn, thậm chí là mất trắng do ảnh hưởng của đợt mưa lụt vừa qua. Gia đình chị Hồ Thị Sơn ở xóm 10, xã Quỳnh Yên trồng 7 sào bí đỏ trên xứ Đồng Cao. Vụ đông năm 2015 chị chỉ trồng 2 sào nhưng thấy dễ trồng, đỡ công chăm sóc mà lại cho thu nhập cao gấp 2 – 3 lần so với các loại cây trồng khác nên năm nay chị đã mạnh dạn dồn đổi toàn bộ ruộng của gia đình mình về cùng một xứ đồng để mở rộng diện tích. Dự kiến vụ bí này gia đình chị sẽ có thu nhập hơn hai chục triệu đồng nhưng chưa kịp hưởng niềm vui được mùa thì hiện nay gia đình chị Sơn đang lo lắng với 7 sào bí đỏ bị hư hỏng, thối quả do ảnh hưởng của đợt mưa lớn vừa qua.    Chị Hồ Thị Sơn buồn bã trên diện t

Hồng không hạt Bắc Kạn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hồng không hạt Bắc Kạn mang lại hiệu quả kinh tế cao Hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Những năm qua, hồng không hạt là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế địa phương giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.   Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 800 ha hồng không hạt; trong đó huyện Chợ Đồn và Ba Bể trồng nhiều nhất với hơn 400 ha. Mỗi hécta cho thu hoạch từ 8 - 10 tấn quả, trừ chi phí bà con thu lãi hơn 200 triệu đồng. Gia đình ông Hoàng Văn Sen, thôn Bản Váng 2, xã Địa Linh, huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) trồng hơn 100 gốc hồng không hạt, mỗi năm cho thu hoạch gần 2 tấn quả, trừ chi phí cũng thu về 20 triệu đồng, cao hơn trồng lúa nhiều lần. Ông Sen cho biết, hồng không hạt dễ trồng, dễ chăm sóc, chỉ 2 - 3 năm là bói quả, đến năm thứ 4 mỗi cây cho 8 - 10 kg quả, năm thứ 6 - 7 cho 20 - 25 kg quả/cây, mỗi năm cho

Lúa mùa Ninh Thuận bị sâu bệnh tấn công

Lúa mùa Ninh Thuận bị sâu bệnh tấn công Vụ mùa này, người trồng lúa ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn do sâu bệnh bùng phát và tấn công. Nông dân huyện Ninh Phước chăm sóc lúa vụ mùa. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận), vụ vùa này, người trồng lúa ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn do sâu bệnh bùng phát và tấn công, như sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh lem lép hạt… đã làm 100 ha lúa bị sâu bệnh tấn công có diện tích hư hại từ 5 đến 10%, có nơi lên đến 20%. Tại một số địa phương của huyện Ninh Phước, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ đồng đang bị sâu đục thân gây hại. Nếu không xử lý kịp thời thì nguy cơ thất thu vụ lúa là rất lớn. Kỹ sư Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

Kinh nghiệm sử dụng nấm đối kháng với cây trồng cạn

Kinh nghiệm sử dụng nấm đối kháng với cây trồng cạn Theo nghiên cứu, nấm đối kháng (Trichodecma) có khả năng ức chế các vi sinh vật gây hại trong đất trồng, cạnh tranh dinh dưỡng với chúng và kích thích rễ cây phát triển nhanh hơn. Mặt khác, nấm còn giúp cố định đạm tốt hơn, làm đất tơi xốp, giữ ẩm lâu, phân giải các chất hữu cơ trong đất nhanh hơn… Vì vậy muốn hạn chế cây trồng bị chết rũ, cần đưa nấm đối kháng vào đất ngay trước khi trồng, đồng thời bổ sung định kỳ trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nhất là những thời điểm cây mẫn cảm với bệnh chết rũ. Ruộng cà chua được bổ sung nấm đối kháng.  Ảnh: I.T   Riêng các cây thuộc họ hành tỏi, cần tập trung bổ sung nấm đối kháng vào đất trồng, vùng rễ cây ngay đầu vụ (giai đoạn mẫn cảm nhất của cây hành với bệnh chết rũ). Nấm đối kháng được trộn cùng phân chuồng rắc đều vào luống đất để bón lót. Khi hành bật khỏi mặt rạ 5-10cm tưới tiếp nấm lần 2. Lần cuối cùng bổ sung nấ

Lợi ích không ngờ của loài hoa vạn thọ

Lợi ích không ngờ của loài hoa vạn thọ Từ nhiều thế kỷ qua, hoa cúc vạn thọ được sử dụng như một loại thảo dược nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm đau, làm vết thương mau lành…   Với người Phương Đông, hoa cúc vạn thọ tượng trưng cho sự trường sinh của cuộc sống, là biểu tượng của hành phúc vĩnh hằng. Không những thế, loài hoa này còn rất dễ trồng, dễ sống và tươi lâu hơn các loài hoa khác. Do đó, hoa cúc vạn thọ thường được sử dụng bày trí trong những ngày Tết và ngày lễ. Còn trong y học cổ truyền, hoa cúc vạn thọ cũng là một kho thuốc có lợi cho sức khỏe. Dược liệu có vị đắng cay mùi thơm tính mát không độc có tác dụng kháng khuẩn chống viêm tiêu đờm làm se giảm đau, trừ giun sán…   Còn với y học hiện đại, hoa cúc vạn thọ còn được mệnh danh là thuốc giảm đau kỳ diệu. Thảo dược này có tác dụng chữa lành các vết thương. Trà hoa cúc vạn thọ có thể chữa các loại viêm loét. Còn nước ép hoa và lá cũng hoạt động nh

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng phó biến đổi khí hậu

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng phó biến đổi khí hậu Để thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây, các địa phương ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, phát huy hiệu quả kinh tế hộ.   Nhiều diện tích chuyển đổi cây trồng phát huy hiệu quả kinh tế rõ rệt.   Trước đây, nhân dân xã Quỳnh Hồng sản xuất độc canh cây lúa nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, toàn xã có 272 ha đất nông nghiệp thì có đến 160 ha thuộc vùng sâu sục, khó sản xuất, trồng lúa không mang lại hiệu quả. Đảng ủy xã Quỳnh Hồng đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng và chất đất ở mỗi cánh đồng. Đến nay, toàn xã đã chuyển được 35 ha lúa kém năng suất sang xây dựng được 52 trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Các mô hình đều cho thu nhập từ 100 đến 400 triệu đồng/năm. Với những diện

Miễn thuế đất nông nghiệp đến hết 2020

Chiều 11.11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nghị quyết nêu rõ, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho các đối tượng sau: Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, tặng, cho, nhận chuyển quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.   Được miễn giảm thuế sử dụng đất, nông dân có điều kiện tái đầu tư sản xuất và nâng cao đời sống (ảnh minh họa).    T.L Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Hợp t

Trồng ổi xen canh cam

Cây cam xuất hiện trên đất các xã: Bản Giang, Bản Hon (huyện Tam Đường) từ vài chục năm về trước, Đến năm 2011, mở rộng diện tích trồng cam là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây. Sau một thời gian trồng, chăm sóc, trên cây cam xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại. Tuy được phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ nhưng tỷ lệ bệnh gây hại không giảm, nhất là rầy, bệnh vàng lá gân xanh. Đây là một trong các nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng quả sau khi thu hoạch. Mô hình trồng ổi xen canh cây cam được cho là “phao cứu cánh”. Ông Nguyễn Hồng Quân – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Đường cho biết: “Thông qua mô hình nhằm chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, tạo ra phương thức canh tác mới trong sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, đặc biệt hạn chế rầy, bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam. Qua tìm hiểu tại các Viện Nghiên cứu

Trồng đương quy, thu nhập cao

Cây đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán. Tác dụng của đương quy rất tốt, là thuốc đầu vị chữa một số loại bệnh, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ. Cây đương quy được sử dụng phần củ rễ, dùng tươi hoặc sấy khô. Kỹ thuật trồng cây đương quy không khó. Chi phí đầu tư ban đầu gồm hạt giống (khoảng 4,8 triệu đồng/kg), mỗi ha đất trồng hết 0,7 kg hạt giống. Nếu sử dụng cây con thì giá 500 đồng/cây. Mỗi ha, chi phí giống khoảng bốn triệu đồng, cộng thêm chi phí phân bón. Cây đương quy không có sâu bệnh gây hại, quanh năm người trồng chỉ nhổ cỏ và tưới nước; sau một năm là thu hoạch. Nhận thấy cây đương quy mang lại giá trị kinh tế lớn, năm 2014, gia đình ông Lê Văn Biết và vợ Nguyễn Thị Trọng, thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã mua giống từ Viện Dược liệu về trồng thử trên diện tích đất 0,8 ha. Sau một năm thu hoạch, gia đình bán củ tươi cho các nhà thuốc với gi

Hàng chục ha bưởi bị vàng lá, nhà vườn phát rầu

Hàng chục ha bưởi bị vàng lá, nhà vườn phát rầu Chiều 7-11, có mặt tại xã Song Xoài, huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu) phóng viên ghi nhận một diện tích rất lớn bưởi da xanh có hiện tượng vàng lá, thối rễ, thậm chí có nhiều cây đã bị chặt hạ do không phát triển được. Hiện tượng vàng lá có thể xảy ra trên một vài nhánh hay trên toàn cây, rễ của cây thường cắm sâu xuống đất, cây còi cọc, cành thẳng lên cao, dễ rụng lá khi bị lay động hay mưa và chết dần nếu không có biện pháp can thiệp.   Cây bưởi bị nhiễm bệnh khiến quả bưởi cũng ảnh hưởng   Anh Nguyễn Hoàng Ân (ngụ ấp Song Xoài 1, xã Song Xoài) cho biết, từ tháng 3-2016 đến nay, khoảng 2 ha bưởi da xanh của gia đình anh thì đến 60% có hiện tượng vàng lá, thối rễ và chết. Đến nay, hiện tượng trên vẫn tiếp tục diễn ra khiến anh vô cùng lo lắng. ”Cứ sau một đợt mưa lớn, sau đó thời tiết nắng thì hiện tượng vàng lá, thối rễ lại nghiêm trọng hơn. Có những cây tôi biết

Diện tích ca cao ở Đắk Lắk đang có xu hướng giảm

Diện tích ca cao ở Đắk Lắk đang có xu hướng giảm Theo kế hoạch đến năm 2015, diện tích cây ca cao ở tỉnh Đắk Lắk sẽ là 6.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay, cả tỉnh chỉ có trên 2.049 ha ca cao, trong đó có trên 1.300 ha ca cao đã cho thu hoạch. Nhất là trong 2 năm trở lại đây, diện tích cây ca cao của tỉnh Đắk Lắk không những không tăng mà còn có xu hướng giảm dần, nhất là ở các địa bàn Cư M’gar, Krông Năng, Ea Kar, Cư Kuin, Krông Ana đồng bào đã chặt bỏ ca cao, chuyển sang trồng hồ tiêu và các loại cây ăn quả dài ngày có giá trị kinh tế cao hơn.  Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk nhận định: nguyên nhân cây ca cao không thể cạnh tranh với các loại cây công nghiệp dài ngày khác trên địa bàn là do cách tiếp cận để hoạch định, định hướng phát triển cây ca cao không phù hợp; không còn quỹ đất để phát triển cây ca cao tập trung mà chủ yếu trồng ở vườn nhà, trồng xen với các loại cây trồng khác. Ngoài ra, còn do thiế

Người nông dân trắng tay vì phân bón, thuốc trừ sâu giả

Người nông dân trắng tay vì phân bón, thuốc trừ sâu giả Mặc dù Bộ NN-PTNT và các cơ quan giám sát ngành nông nghiệp đã cảnh báo, phát hiện không ít vụ vi phạm, nhưng nạn làm giả phân bón, thuốc trừ sâu; thậm chí, có đơn vị tung cả hàng quá hạn, kém chất lượng ra bán ngoài thị trường, đã khiến nhiều hộ nông dân sa bẫy. Họ đã trắng tay, phá sản vì mua phải các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng kém chất lượng. Vợ anh Phạm Quốc Trung khóc nức nở bên vườn tiêu trụi quả, vì phun phải thuốc trừ sâu chất lượng kém. Nông dân khốn khổ vì phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng   Ngày 21.8.2016, vợ chồng anh Phạm Quang Trung (thường trú xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lắc) mua của đại lý vật tư nông nghiệp T.T 3 chai thuốc trừ sâu. Theo hướng dẫn của nhân viên đại lý, anh Trung  pha 6 chai thuốc với 700 lít nước để phun cho vườn tiêu (950 nọc) đang đậu trái của gia đình. Nhưng sau khi phun, anh Trung hốt

Mô hình trồng mía xen canh hiệu quả cao

Mô hình trồng mía xen canh hiệu quả cao Thời gian qua, xã Sơn Hà (huyện Sơn Hòa) triển khai mô hình trồng mía xen canh đậu xanh cao sản và bắp theo phương pháp trồng 1 vụ thu hoạch 3 lần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ mô hình này, địa phương sẽ triển khai cánh đồng mẫu mía. Mô hình mía xen canh tại thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà (huyện Sơn Hòa) - Ảnh: LÊ TRÂM   Trồng 1 vụ thu hoạch 3 lần Ông Phạm Ngọc Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hà, cho biết: Mô hình trồng mía hàng đôi xen canh đậu xanh cao sản và bắp với diện tích 1ha được triển khai tại thôn Ngân Điền (xã Sơn Hà) từ tháng 4 vừa qua, đến nay cây mía trên 6 tháng tuổi. Thông thường trồng mía từ 10-12 tháng mới thu hoạch, còn đậu xanh cao sản và bắp thì sau 65 ngày (tương đương khoảng 2 tháng) kể từ ngày xuống giống thì bắt đầu thu hoạch. Đối với đậu xanh, sau khi thu hoạch trái, người dân bỏ lại dây đậu tại ruộng để bổ