Chuyển đến nội dung chính

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 27/6 - 3/7)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 27/6 - 3/7)


 http://buoidaxanh.vn/wp-content/uploads/2012/09/sau-hai.jpg
(Ảnh minh hoạ)

 
Hiện châu chấu tre đang di chuyển từ Lào sang gây hại, có khả năng gây hại diện tích cây trồng tại Sơn La.

1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng; sâu non gây hại nhẹ trên mạ.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non hại nhẹ diện hẹp trên mạ và lúa mùa sớm giai đoạn đẻ nhánh.
- Ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn lá, sâu năn, bọ trĩ… tiếp tục hại trên mạ và lúa mùa cực sớm, sớm.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại tập trung trên lúa XH, HT sớm giai đoạn làm đòng - trỗ chắc.
- Bệnh lem lép thối hạt phát sinh hại chủ yếu lúa XH giai đoạn trỗ - chắc, hại nặng các giống lúa hạt tròn, vỏ mỏng và trỗ bông trong điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ có mưa giông.
- Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại nhẹ trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.
- Sâu non đục thân 2 chấm hại cục bộ gây bông bạc trên lúa đòng trỗ và dảnh héo trên lúa đẻ nhánh - làm đòng.
- Bệnh đạo ôn lá phát sinh hại nhẹ rải rác trên lúa HT sớm và lúa rẫy ở Tây Nguyên.
- Chuột: Hại nhẹ trên lúa XH, HT giai đoạn xuống giống - đòng trỗ.
- Ốc bươu vàng: Phân bố trên đồng ruộng theo nguồn nước tưới.

c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành. Cần lưu ý đối với lúa < 20 ngày sau sạ, theo dõi tình hình rầy di trú để kịp thời che chắn nước hạn chế rầy chích hút, đẻ trứng và truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.
Các tỉnh có gieo sạ lúa TĐ theo dõi diễn biến rầy nâu di trú và diễn biến của thời tiết để xuống giống né rầy.
- Do điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển và có thể gia tăng tỷ lệ nhiễm. Vì vậy trên các ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phun để phòng trị bệnh đạo ôn lá, khi phun thuốc đảm bảo nguyên tắc "4 đúng" và không phun phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh đạo ôn lá.
- Hiện lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ thích hợp cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh phát triển. Giai đoạn lúa dưới 40 ngày khuyến cáo nông dân không phun ngừa và phun khi sâu ở mật số thấp tránh bộc phát rầy nâu ở giai đoạn lúa trỗ. Giai đoạn đòng trỗ nếu mật số sâu > 20 con/m2 thì cần phun thuốc phòng trừ và phải phun đúng vào giai đoạn phát dục tuổi 2 - 3 mới cho hiệu quả cao.
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng, bệnh bạc lá ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh lem lép hạt, chuột ở giai đoạn trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

2. Trên cây trồng khác
- Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại tại Sơn La, Điện Biên... cần theo dõi và phòng chống kịp thời không để lan sang lúa và rau màu. Hiện châu chấu tre đang di chuyển từ Lào sang gây hại, có khả năng gây hại diện tích cây trồng tại Sơn La.
- Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... gây hại rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm hại tăng.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại nhẹ. - Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
- Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại tại Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng với mức độ nhẹ.
 
Nguồn: Tây Đô

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh