Chuyển đổi cây trồng từ lúa sang ngô
Thủ
tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 915/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ
để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng trung du miền núi
phía bắc, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên. Theo đó, người sản xuất được ủy ban nhân dân xã xác nhận
việc chuyển đổi từ vụ hè thu 2016 đến hết vụ đông xuân 2018 - 2019, sẽ
được hỗ trợ một lần không quá ba triệu đồng/ha chi phí về giống ngô.
(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)
Việc
chuyển đổi từ lúa sang trồng ngô đã nằm trong lộ trình quy hoạch sản
xuất ngô toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, trong đó có kế hoạch chuyển
đổi 150 nghìn ha đất trồng lúa sang trồng ngô, phấn đấu đến năm 2020
tổng diện tích trồng ngô cả nước đạt 1,44 triệu ha, cho sản lượng 7,5
triệu tấn. Cùng với đó, việc hỗ trợ chi phí về giống ngô của Chính phủ
sẽ là chất xúc tác để người dân các tỉnh trung du Bắc Bộ đẩy mạnh tăng
diện tích ngô vụ đông; đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía
bắc chuyển diện tích ngô trên đất dốc xuống ruộng, hạn chế phá rừng làm
nương; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở đồng bằng sông Cửu Long -
khu vực vừa trải qua đợt đại hạn hán, xâm nhập mặn, giảm diện tích lúa
để chuyển sang trồng ngô. Đây cũng là dịp để áp dụng các giống ngô lai
chịu hạn, ngô biến đổi gen, vốn đã được công nhận sau khi trồng thử
nghiệm ở một số địa phương trong thời gian qua, phù hợp điều kiện thời
tiết bất thường, lại cho năng suất, chất lượng cao. Hơn nữa, nếu mở rộng
diện tích sản xuất ngô, đồng nghĩa với việc sẽ giảm một phần ngoại tệ
không nhỏ mà các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hằng năm phải
bỏ ra để nhập khẩu “ngô ngoại”.
Tuy nhiên, để việc chuyển đổi diện tích sản xuất từ lúa sang ngô thật sự hiệu quả, cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương nên có nguồn ngân sách thường xuyên cho xây dựng mô hình trình diễn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới để tăng năng suất cho cây ngô (hiện chỉ bằng 80% năng suất bình quân thế giới). Trên cơ sở đó xác định và phổ biến nhanh nhất các giống ngô mới phù hợp điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi người dân vốn chỉ quen với cây lúa nước. Kết hợp với tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo, giúp người dân thay đổi thói quen trồng lúa, chuyển sang loại cây trồng mới. Đồng thời, cần đổi mới việc thu mua, công nghệ chế biến, bảo quản các sản phẩm từ ngô, vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, vừa đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, để việc chuyển đổi diện tích sản xuất từ lúa sang ngô thật sự hiệu quả, cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương nên có nguồn ngân sách thường xuyên cho xây dựng mô hình trình diễn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới để tăng năng suất cho cây ngô (hiện chỉ bằng 80% năng suất bình quân thế giới). Trên cơ sở đó xác định và phổ biến nhanh nhất các giống ngô mới phù hợp điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi người dân vốn chỉ quen với cây lúa nước. Kết hợp với tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo, giúp người dân thay đổi thói quen trồng lúa, chuyển sang loại cây trồng mới. Đồng thời, cần đổi mới việc thu mua, công nghệ chế biến, bảo quản các sản phẩm từ ngô, vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, vừa đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
(Nguồn: Tây Đô)