Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2015

​FDI Nhật Bản hướng vào nông nghiệp Việt Nam

​FDI Nhật Bản hướng vào nông nghiệp Việt Nam Trong năm 2015, nhiều nhà đầu tư hiện hữu và mới của Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với doanh nghiệp VN...   Ảnh minh họa Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại TP.HCM đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với chúng tôi mới đây. Theo vị này, từ đầu năm đến nay khá nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp Nhật sang tìm hiểu, tìm kiếm đối tác VN. Cụ thể trong tháng 2-2015, phó chủ tịch Tập đoàn ISE Food (có lịch sử hình thành 120 năm, chuyên về lĩnh vực phát triển các trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng quy mô lớn) đã có buổi gặp gỡ với đại diện UBND TP.HCM và bày tỏ mong muốn tìm kiếm đối tác VN để chuyển giao, hợp tác kỹ thuật trong chăn nuôi và giới thiệu công nghệ sản xuất, chế biến trứng ở VN. Trước đó, một đoàn doanh nghiệp Nhật đã tới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tìm kiếm cơ hội đầu tư những mặt hàng nông sản, thủy sản như xoài, chôm chôm, tôm, cá... (Nguồn:

Ổ viêm gan A từ trái cây Trung Quốc làm rúng động Australia

Ổ viêm gan A từ trái cây Trung Quốc làm rúng động Australia Hơn nửa triệu người Australia đứng trước nguy cơ nhiễm viêm gan A sau khi tiêu thụ các sản phẩm trái cây đóng gói xuất xứ Trung Quốc. K hoảng 450.000 người  Australia  có thể đã ăn các quả đóng gói bị nghi ngờ chứa virus gây bệnh viêm gan A.  Hiện 18 người đã được chẩn đoán mắc bệnh. Với thời gian ủ bệnh lên đến 7 tuần, các chuyên gia lo ngại nhiều trường hợp sẽ phát bệnh trong thời gian tới.  Trước đó, hơn  70.000 gói trái cây Trung Quốc của công ty Patties Foods bán mỗi tuần tại Australia, được cho là nguồn virus gây bệnh này cho những người ăn phải.   Khoảng 450.000 người Australia có thể đã ăn các quả đóng gói bị nghi ngờ chứa virus gây bệnh viêm gan A. Ảnh:  news. Các cơ quan y tế vẫn đang tích cực điều tra để đưa sự việc ra ánh sáng. Người tiêu dùng nước này được nhà chức trách kêu gọi không mua hoặc ăn sản phẩm Nanna's Raspberries loại 1 kg, hoa quả hỗn hợp Nanna's Frozen Mixed Berries 1 kg và Creat

Liên kết sản xuất nông nghiệp Việt - Nhật ở Hà Nam

Liên kết sản xuất nông nghiệp Việt - Nhật ở Hà Nam Bà con xã Phù Vân, TP Phủ Lý (Hà Nam) thu hoạch đậu bắp. Mô hình trồng rau mới theo công nghệ Nhật Bản được đưa vào trồng thử nghiệm từ tháng 7-2014 trên hai ha tại làng rau Phù Vân, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Bước đầu, mô hình được đánh giá cao với nhiều ưu thế như: chất lượng rau an toàn, năng suất cao và giá thành hạ. Sự thành công của mô hình đã mở ra triển vọng mới về quan hệ hợp tác giữa ngành nông nghiệp của địa phương với các doanh nghiệp của Nhật Bản. Hiệu quả từ mô hình điểm Công ty cổ phần An Phú Hưng và Công ty H.B.C International (Nhật Bản) thỏa thuận hợp tác triển khai dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng và chế biến một số loại rau, củ trên địa bàn tỉnh Hà Nam phục vụ trong nước và xuất khẩu". Từ tháng 7-2014, những cây đậu bắp, khoai lang tím và đậu tương rau nhập khẩu từ Nhật Bản được triển khai trồng trên hai ha tại cánh đồng rau của xã Phù Vân. Đây là các loại rau có hàm lượng dinh d

Nông nghiệp phấn đấu XK đạt 32 tỷ USD

Nông nghiệp phấn đấu XK đạt 32 tỷ USD Ngành nông nghiệp xác định năm 2015 là dấu mốc quan trọng hoàn thành thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay sẽ có nhiều Hiệp định tự do hóa thương mại được ký kết, có hiệu lực vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức của nhiều mặt hàng nông sản. Đây cũng là năm, ngành nông nghiệp xác định là dấu mốc quan trọng hoàn thành thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, với trọng tâm là phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng hướng đến mục tiêu xuất khẩu 32 tỷ USD. Đầu năm nay, nước ta gần như mở cửa hoàn toàn thị trường nông sản trong khu vực ASEAN.   Cây lúa vẫn là mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam.   Có đến 90% mặt hàng từ các nước ASEAN có thể luân chuyển trong khu vực ASEAN với thuế bằng 0%, trừ một số trong danh mục nông sản nhạy cảm như: đường mía, thịt và trứng gia cầm thương phẩm, bưởi, chanh, thịt chế biến là 5%. Để đạt mục tiêu 32 tỷ USD xu

Nông nghiệp VN nhập khẩu hết trừ...nông dân: Làm sao bớt nghèo?

Nông nghiệp VN nhập khẩu hết trừ...nông dân: Làm sao bớt nghèo? Ngoài việc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp, nước ta còn chi tới hàng tỷ USD để nhập thức ăn chăn nuôi, cây-con giống, phân bón...mỗi năm Vì vậy, nói không quá thì ngoài mảnh đất và con người, hầu hết đầu vào của sản xuất nông nghiệp nước ta đều là nhập khẩu! “Anh nông dân của thế giới” Trong gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta có những biến chuyển thần kỳ, trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực. Thế nhưng, cũng chính vì nền nông nghiệp của chúng ta quá tập trung vào sản lượng, năng suất, mải phát triển theo chiều rộng mà quên đi việc nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phát triển theo chiều sâu. Vì vậy, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang chậm lại, lợi nhuận thấp, nông sản ế ẩm, công nghệ sản xuất lạc hậu, thấp kém so với nhiều nước trên thế giới. Một phân tích được TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng

Nông nghiệp ngày càng khó thu hút đầu tư nước ngoài

Nông nghiệp ngày càng khó thu hút đầu tư nước ngoài Là ngành có tiềm năng và lợi thế để phát triển, song nông nghiệp ngày càng khó thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và tỷ trọng vốn FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam ngày càng tiến dần về con số 0.   Với nhiều lợi thế về phát triển ngành nông thủy sản, nhưng việc thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực này của Việt Nam ngày càng thấp - Ảnh minh họa: Hùng Lê   Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong tháng đầu tiên của năm nay chỉ có duy nhất có một dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 100.000 đô la Mỹ - một con số quá nhỏ so với tổng vốn FDI cam kết trong tháng này là trên 392 triệu đô la Mỹ cho 44 dự án. Điều đáng chú ý là trong khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng trong hầu hết các lĩnh vực như công nghiệp-xây dựng, dịch vụ du lịch, công nghệ cao... thì nông nghiệp lại là lĩnh vực đứng ngoài cuộ

Vùng rau "mất tết"

Vùng rau "mất tết" Thời tiết năm nay diễn biến thuận lợi nên rau màu vụ tết phát triển nhanh, nhưng người nông dân lại không vui, vì tình trạng được mùa mất giá lại tiếp diễn.   Rau cải vứt vương vãi khắp nơi Không bán thì tiếc, bán thì giá quá rẻ mạt nên nhiều hộ đành mang về làm thức ăn cho lợn. Vùng chuyên canh sản xuất sau sạch thuộc khu vực Bãi Ngang ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) được xem là vựa rau sạch quy mô lớn, luôn đảm bảo nguồn hàng dồi dào cho thị trường trong tỉnh cũng như nhiều địa phương khác của khu vực miền Trung, thậm chí còn vươn xa ra phần thị trường Hà Nội. Nghề trồng rau sạch đã giúp cho hàng ngàn hộ dân nơi đây cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng đời sống. Đến thăm vùng rau Quỳnh Lưu những ngày này, trên các cánh đồng vẫn bạt ngàn rau xanh nhưng không khí rộn ràng, tấp nập không còn nữa, nụ cười vì thế

Làng nghề chỉ sơ dừa thu hút nhiều lao động nông thôn

Làng nghề chỉ sơ dừa thu hút nhiều lao động nông thôn Làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh (Mỏ Cày Nam) và Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày Bắc) được UBND tỉnh Bến Tre cấp giấy chứng nhận làng nghề vào năm 2006. Thời kỳ hoàng kim có đến hàng trăm cơ sở làm chỉ xơ dừa, nằm nối tiếp nhau ở 2 bên bờ sông Thom, thuộc địa bàn 4 xã Thành Thới B, An Thạnh, Tân Hội và Khánh Thạnh Tân. Tổng sản lượng sản xuất mỗi năm hàng trăm ngàn tấn sản phẩm các loại, góp phần giải quyết hàng ngàn lao động ở địa phương. Công nhân phơi chỉ xơ dừa.   Riêng trên địa bàn xã Khánh Thạnh Tân thời kỳ thịnh vượng nhất cũng có gần 100 cơ sở, tập trung ở các ấp Tân Hưng, Tân Lợi và Vĩnh Trị. Mỗi ngày, một  cơ sở sản xuất từ 3 - 5 tấn chỉ khô và từ 2 - 3 tấn chỉ ướt; cơ sở lớn với số lượng công nhân đông từ 30 công nhân trở lên, mỗi ngày có thể sản xuất được từ 15 - 20 tấn chỉ các loại. Nhờ hoạt

Sẽ siết kiểm tra đầu ra sản phẩm nông nghiệp

Sẽ siết kiểm tra đầu ra sản phẩm nông nghiệp Trao đổi với NTNN, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết, hiện ngành nông nghiệp đang ráo riết triển khai ngay từ đầu năm 2 nhiệm vụ quan trọng của ngành là kiểm soát tốt dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Bộ NNPTNT đã chọn năm 2015 là năm trọng tâm về ATVSTP, vậy đến nay ngành đã có kế hoạch cụ thể như thế nào cho công tác này, thưa Thứ trưởng? - Phải nói là hiện nay vấn đề ATVSTP đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội, không chỉ với sản phẩm nông sản xuất khẩu mà còn cả với tiêu dùng trong nước. Trong đó, trách nhiệm lớn thuộc về Bộ NNPTNT trong việc kiểm soát vật tư đầu vào, quy trình sản xuất, bảo quản, tiêu thụ. Do đó, năm nay Bộ NNPTNT đã chính thức phát động năm ATVSTP. Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với TP.Hà Nội và TP.HCM làm điểm về kiểm soát 2 chuỗi cun

Cây trồng biến đổi gien và sự lựa chọn của nông dân

Cây trồng biến đổi gien và sự lựa chọn của nông dân Mô hình trình diễn trồng ngô biến đổi gien tại Phi-li-pin.   Dân số tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, an ninh lương thực thường xuyên bị đe dọa đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, chịu được sâu bệnh, thời tiết. Ðây cũng là lý do để cây trồng biến đổi gien ngày càng có mặt nhiều hơn trên đồng ruộng trong sự lựa chọn của người nông dân...   Ứng dụng cây trồng biến đổi gien trên thế giới... Cây trồng biến đổi gien được trồng lần đầu tiên vào năm 1996 với tổng diện tích toàn thế giới vào khoảng 1,7 triệu ha và đã tăng lên hơn 100 lần, đạt mức 180 triệu ha vào năm 2014. Mỹ là nước đứng đầu về diện tích canh tác cây trồng biến đổi gien với 70,2 triệu ha, chiếm 40% diện tích canh tác cây trồng biến đổi gie

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 9-15/2)

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 9-15/2)   Một vườn tiêu bị chết nhanh 1) CÂY LÚA a) Các tỉnh phía Bắc: Do điều kiện thời tiết thích hợp, trong tuần tới bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa sớm, tập trung chủ yếu trên các giống nhiễm (Xi 23, IR 1820, X21, BC 15…) tại một số tỉnh Bắc Trung bộ. Chuột có xu hướng gây hại tăng trên diện tích mạ và lúa sạ, hại nặng cục bộ tại các vùng ven làng, gò bãi, vùng chưa tổ chức phòng trừ. Cần tập trung chăm sóc mạ, lúa mới cấy, tiếp tục phòng chống chuột đầu vụ và theo dõi sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, rầy các loại, tuyến trùng, nghẹt rễ. b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, rầy nâu, sâu năn, gây hại cục bộ trên lúa ĐX cực sớm giai đoạn cuối đẻ, đòng tại các tỉnh duyên hải; chuột, ốc bươu vàng, sâu keo, bọ trĩ, ruồi đục nõn... phát sinh hại chủ yếu lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh. c) Các tỉnh Nam bộ - Rầy nâu trên đồng phổ biến 3-5, tiếp tục phát sinh, gây hại trên lúa giai đoạ

Mắc-ca, trên đường thành “cây chủ lực mới” Tây Nguyên

Mắc-ca, trên đường thành “cây chủ lực mới” Tây Nguyên Cuối 2013, mắc-ca đã vào danh mục ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp... Theo nhiều ý kiến trong giới chuyên môn, vùng đất Tây Nguyên có thể trở thành “thủ đô” của cây mắc-ca do lợi thế so sánh đặc biệt về mặt tự nhiên so với nhiều nơi trên thế giới.   Trên thế giới, mắc-ca được mệnh danh là “nữ hoàng của các loạt hạt”, nhưng tại Việt Nam, loại cây này vẫn còn khá lạ lẫm đối với nhiều người, dù hơn 10 năm qua, chúng đã có mặt tại Tây Nguyên và một số tỉnh Tây Bắc. Vào danh mục ưu tiên GS. Trần Thọ Đạt (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) phân tích, trong số 450 nghìn ha cà phê ở Tây Nguyên hiện nay, có tới 100 nghìn ha cà phê đang trong tình trạng già cỗi, thoái hóa cần phải thay thế. Nhưng nên thay thế bằng loại cây nào, tiếp tục với cà phê hay tìm loại cây trồng ch