Những
năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển đáng khích lệ góp
phần quan trọng ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, số doanh nghiệp (DN)
tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế vì rủi ro lớn, sản phẩm
thu lợi không cao. Chưa kể những khó khăn về nguồn vốn, trở ngại về
chính sách, đất đai, thị trường…
Tại diễn đàn doanh nghiệp ngành nông nghiệp năm 2014 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 15-10, các hiệp hội, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung làm rõ những vấn đề nêu trên.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, những năm gần đây, nhiều DN của ngành này đã phải đóng cửa, tuyên bố phá sản. Một nghịch lý được nêu ra là Nhà nước khuyến khích các DN nông nghiệp tạo ra sản phẩm nhiều hơn, chất lượng hơn nhưng lại không có cơ chế, chính sách trong tiêu thụ. Mấy niên vụ liên tiếp, DN mía đường rơi vào cảnh rớt giá, không bán được hàng do lượng đường tồn kho lớn và phải cạnh tranh với đường nhập khẩu… dẫn tới việc nhiều DN mía đường phải tuyên bố phá sản. Nếu không có chính sách hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý phù hợp cho DN nông nghiệp, số DN phá sản sẽ còn tăng hơn nữa.
Bà Bùi Thị Quyên - Công ty Mía đường Cồn Đông Mỹ Phát cho rằng, chính sách khuyến khích đầu tư cho DN chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực để triển khai thực hiện. Thời điểm đường trong nước đang tồn kho lớn, DN mía đường lao đao đứng trước bờ vực phá sản thì Nhà nước lại cho nhập khẩu đường. Không những thế, đường Việt Nam còn phải đối mặt với đường lậu. Buôn lậu đường diễn ra đã lâu nhưng các ngành chức năng chưa có biện pháp xử lý triệt để. Ngoài ra vấn đề xuất khẩu đường cứng nhắc, không linh hoạt. Đại diện Hiệp hội Mía đường kiến nghị, Nhà nước và các bộ, ngành cần đấu thầu mía đường để tạo sự công bằng, nguồn thu từ đấu thầu sẽ mang lại nguồn lợi cho quốc gia chứ không mang lại lợi ích riêng cho cá nhân. Đặc biệt phải có những chính sách hỗ trợ cho các DN cổ phần hóa, đầu tư máy móc nâng cao sản xuất.
Bộ NN&PTNT cho biết, tổng hợp nhu cầu đầu tư của các địa phương cho thấy, đầu tư cho ngành nông nghiệp từ các nguồn đang giảm, do vậy, nếu chỉ trông chờ vào đầu tư công rất khó có thể phát triển. Hiện cả nước có 16.910 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn 243 tỷ USD. Tuy nhiên, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ có 509 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 3,4 tỷ USD (chiếm 3% tổng số dự án và 1,4% tổng vốn đăng ký). Theo tính toán của ngành nông nghiệp, bình quân mỗi năm lĩnh vực này chỉ thu hút được khoảng 20 dự án đầu tư với 130 triệu USD. Trong khi đó, phần lớn các dự án FDI vào nông nghiệp có quy mô nhỏ. Cũng theo Bộ NN&PTNT, cách đây 15 năm, FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 15% trong tổng vốn đầu tư FDI của cả nước thì trong ba năm gần đây chiếm chưa đến 0,5%, giảm 30 lần. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công như hiện nay, cần huy động tối đa nguồn đầu tư tư nhân trong đó chủ yếu là các DN trong lĩnh vực nông nghiệp.
Có một thực tế là hiện nay, nhiều chính sách hỗ trợ DN vẫn còn nằm trên giấy hoặc khó đi vào thực tế như: chính sách hỗ trợ phát triển trang trại, tiếp cận nguồn vốn, thuê đất, chính sách điều chỉnh giá, xuất, nhập khẩu mặt hàng trong lĩnh vực trên. Phía ngân hàng nông nghiệp khẳng định tiền cho vay không thiếu nhưng vấn đề là các DN muốn tiếp cận được nguồn vốn phải có phương án kinh doanh cụ thể mang tính khả thi và độ tin cậy cao. Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Cà phê cho rằng, chính sách hỗ trợ lãi suất, vay vốn thì có, nhưng thủ tục tiếp cận rắc rối, khó bảo đảm các tiêu chí để được vay vốn. Nhiều DN không tiếp cận được các nguồn vốn vay của các ngân hàng nhất là các DN nhỏ. Một vấn đề nữa cũng được nêu ra tại diễn đàn là khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của DN nông nghiệp còn yếu do thiếu thông tin về thị trường và các quy định của thương mại quốc tế. Trong khi đó, tổn thất sau thu hoạch còn cao, chất lượng sản phẩm ở mức thấp, chưa tìm kiếm, định hướng mở rộng được thị trường… Tất cả những hạn chế này nằm ở khả năng ứng dụng công nghệ.
Giải đáp những thắc mắc trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang tiếp tục đánh giá hiệu quả các chính sách, nghiên cứu và xây dựng các chính sách mới để thu hút hơn nữa đầu tư tư nhân và tháo gỡ khó khăn cho các DN trong ngành. Đồng thời, tiến hành các hoạt động đào tạo nhằm tăng cường trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng lao động của DN để tiến kịp xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Tại diễn đàn doanh nghiệp ngành nông nghiệp năm 2014 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 15-10, các hiệp hội, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung làm rõ những vấn đề nêu trên.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, những năm gần đây, nhiều DN của ngành này đã phải đóng cửa, tuyên bố phá sản. Một nghịch lý được nêu ra là Nhà nước khuyến khích các DN nông nghiệp tạo ra sản phẩm nhiều hơn, chất lượng hơn nhưng lại không có cơ chế, chính sách trong tiêu thụ. Mấy niên vụ liên tiếp, DN mía đường rơi vào cảnh rớt giá, không bán được hàng do lượng đường tồn kho lớn và phải cạnh tranh với đường nhập khẩu… dẫn tới việc nhiều DN mía đường phải tuyên bố phá sản. Nếu không có chính sách hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý phù hợp cho DN nông nghiệp, số DN phá sản sẽ còn tăng hơn nữa.
Bà Bùi Thị Quyên - Công ty Mía đường Cồn Đông Mỹ Phát cho rằng, chính sách khuyến khích đầu tư cho DN chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực để triển khai thực hiện. Thời điểm đường trong nước đang tồn kho lớn, DN mía đường lao đao đứng trước bờ vực phá sản thì Nhà nước lại cho nhập khẩu đường. Không những thế, đường Việt Nam còn phải đối mặt với đường lậu. Buôn lậu đường diễn ra đã lâu nhưng các ngành chức năng chưa có biện pháp xử lý triệt để. Ngoài ra vấn đề xuất khẩu đường cứng nhắc, không linh hoạt. Đại diện Hiệp hội Mía đường kiến nghị, Nhà nước và các bộ, ngành cần đấu thầu mía đường để tạo sự công bằng, nguồn thu từ đấu thầu sẽ mang lại nguồn lợi cho quốc gia chứ không mang lại lợi ích riêng cho cá nhân. Đặc biệt phải có những chính sách hỗ trợ cho các DN cổ phần hóa, đầu tư máy móc nâng cao sản xuất.
Bộ NN&PTNT cho biết, tổng hợp nhu cầu đầu tư của các địa phương cho thấy, đầu tư cho ngành nông nghiệp từ các nguồn đang giảm, do vậy, nếu chỉ trông chờ vào đầu tư công rất khó có thể phát triển. Hiện cả nước có 16.910 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn 243 tỷ USD. Tuy nhiên, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ có 509 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 3,4 tỷ USD (chiếm 3% tổng số dự án và 1,4% tổng vốn đăng ký). Theo tính toán của ngành nông nghiệp, bình quân mỗi năm lĩnh vực này chỉ thu hút được khoảng 20 dự án đầu tư với 130 triệu USD. Trong khi đó, phần lớn các dự án FDI vào nông nghiệp có quy mô nhỏ. Cũng theo Bộ NN&PTNT, cách đây 15 năm, FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 15% trong tổng vốn đầu tư FDI của cả nước thì trong ba năm gần đây chiếm chưa đến 0,5%, giảm 30 lần. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công như hiện nay, cần huy động tối đa nguồn đầu tư tư nhân trong đó chủ yếu là các DN trong lĩnh vực nông nghiệp.
Có một thực tế là hiện nay, nhiều chính sách hỗ trợ DN vẫn còn nằm trên giấy hoặc khó đi vào thực tế như: chính sách hỗ trợ phát triển trang trại, tiếp cận nguồn vốn, thuê đất, chính sách điều chỉnh giá, xuất, nhập khẩu mặt hàng trong lĩnh vực trên. Phía ngân hàng nông nghiệp khẳng định tiền cho vay không thiếu nhưng vấn đề là các DN muốn tiếp cận được nguồn vốn phải có phương án kinh doanh cụ thể mang tính khả thi và độ tin cậy cao. Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Cà phê cho rằng, chính sách hỗ trợ lãi suất, vay vốn thì có, nhưng thủ tục tiếp cận rắc rối, khó bảo đảm các tiêu chí để được vay vốn. Nhiều DN không tiếp cận được các nguồn vốn vay của các ngân hàng nhất là các DN nhỏ. Một vấn đề nữa cũng được nêu ra tại diễn đàn là khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của DN nông nghiệp còn yếu do thiếu thông tin về thị trường và các quy định của thương mại quốc tế. Trong khi đó, tổn thất sau thu hoạch còn cao, chất lượng sản phẩm ở mức thấp, chưa tìm kiếm, định hướng mở rộng được thị trường… Tất cả những hạn chế này nằm ở khả năng ứng dụng công nghệ.
Giải đáp những thắc mắc trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang tiếp tục đánh giá hiệu quả các chính sách, nghiên cứu và xây dựng các chính sách mới để thu hút hơn nữa đầu tư tư nhân và tháo gỡ khó khăn cho các DN trong ngành. Đồng thời, tiến hành các hoạt động đào tạo nhằm tăng cường trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng lao động của DN để tiến kịp xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính hết năm 2012, cả nước có gần 9.000 DN nông nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 3,5% tổng số DN trên toàn quốc. Có trên 98% số DN nông nghiệp là các DN nhỏ và vừa. Trong đó có đến gần 90% số DN nông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, số DN có mức vốn trên 200 tỷ đồng rất ít. Trong năm 2013, cả nước thành lập mới hơn 1.020 DN trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, giảm 14% so với năm trước đó, trong khi đó có đến 1.332 DN giải thể hoặc ngừng hoạt động. Tính tới thời điểm này, số DN giải thể trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung chắc chắn sẽ tăng hơn. |
(Nguồn: taydojsc.com.vn)