Hướng phát triển nông nghiệp đô thị đến năm 2020 |
||
Với sự phát triển của đô thị và tiến trình xây dựng thành phố văn hóa, đô thị loại II, xã nông thôn mới, đào tạo việc làm, nâng cao thu nhập, mức sống người dân luôn được thành phố quan tâm. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, manh mún, giá trị sản xuất thu được trên 1ha đất trồng trọt đạt 85 triệu đồng, trên 1ha nuôi trồng thủy sản đạt 164 triệu đồng. Trong đó ngành trồng trọt chiếm phần lớn giá trị sản xuất. Từ thực tế đó cho thấy, trong bối cảnh phát triển đô thị, ngành trồng trọt giữ vị trí quan trọng, giá trị sản xuất mang lại theo thứ tự: trái cây, dừa, lúa và rau màu. Hiện nay đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng cây lâu năm. Tháng 7-2014, TP. Bến Tre triển khai kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên toàn địa bàn thành phố. Theo đó, quan điểm của thành phố là vận dụng các cơ chế chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, Trung ương bên cạnh việc huy động, khai thác các nguồn lực trong dân để đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều sâu như thâm canh, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích. Với phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng là xóa dần cây lúa, đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn nhằm đạt được hiệu quả cao, ổn định. Mục tiêu của kế hoạch giai đoạn 2013-2015 định hướng đến năm 2020 là phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững cả về tự nhiên và xã hội, đảm bảo môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả. Một số chỉ tiêu cụ thể đưa ra là: Giai đoạn năm 2013-2015 đạt 150 triệu đồng/ha đất trồng trọt; giai đoạn năm 2016-2020 đạt 220 triệu đồng/ha. Giai đoạn năm 2014-2015, thủy sản đạt 180 triệu đồng/ha và đạt 220 triệu đồng/ha giai đoạn năm 2016-2020. Hiện, Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với Hội Nông dân các xã, phường khảo sát một số địa bàn còn đất nông nghiệp nhưng không sản xuất, vận động nông dân chọn các loại cây trồng, công nghệ thích hợp để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Xã Phú Hưng và Mỹ Thành đã xây dựng kế hoạch Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp phù hợp với địa phương. Bên cạnh đó, thành phố vừa phối hợp với Ban Quản lý Khu Nông nghiệp cao TP. Hồ Chí Minh chuyển giao công nghệ xây dựng các mô hình trồng dưa lưới theo quy trình công nghệ cao tại xã Bình Phú với qui mô 300m2, đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, bầu giá thể và xuống giống. Phối hợp Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức lớp tập huấn trồng rau mầm, giá đỗ sạch an toàn tại Phường 1, Phường 4. Về thị trường tiêu thụ, thành phố phối hợp với Hiệp hội Dừa tỉnh tổ chức tọa đàm với nông dân tiến tới thành lập các mô hình liên kết sản xuất thu mua dừa; hội thảo sản xuất và tiêu thụ rau sạch… Củng cố các tổ hợp tác: Tổ rau an toàn, Tổ ổi xã Phú Nhuận, Tổ GlobalGAP bưởi da xanh Nhơn Thạnh, Tổ VietGAP bưởi da xanh Phú Nhuận. Thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu năm 2014 với tổng diện tích chuyển đổi là 14,552ha, tổng số hộ 53, tổng kinh phí trên 29 triệu đồng. Từ những định hướng trên, kế hoạch Tái cơ cấu Nông nghiệp của thành phố dự kiến sẽ mang lại mức tăng trưởng hợp lý, bền vững, nâng cao đời sống nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
(Nguồn: taydojsc.com.vn)
|
Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae) và có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc