Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn đang được các Bộ ngành, địa phương triển khai tích cực góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và liên kết giữa các thành phần kinh tế ở nông thôn...
Nhằm
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư cho nông nghiệp,
nông thôn, năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2010/NÐ-CP về
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Chính phủ quy định, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu
tư nếu được Nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự
án đầu tư... Bên cạnh đó, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư,
dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư, nếu thuê đất, thuê mặt nước của
Nhà nước thì được thuê với mức giá thấp nhất theo khung giá thuê đất
theo quy định. Cùng với chính sách miễn giảm tiền thuê đất, nhà đầu tư
còn được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường,
các dịch vụ tư vấn, khoa học kỹ thuật, vận tải...
Tiếp
đó, để "mở cửa" thông thoáng hơn trong thu hút các nguồn lực, tạo đột
phá thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/2013/NÐ-CP về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghị định
210/2013/NÐ-CP có nhiều điểm mới so với Nghị định 61/2010/NÐ-CP là một
bước chuyển biến tích cực, là cơ sở kỳ vọng việc thu hút doanh nghiệp
góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển
thị trường tiêu thụ nông sản; thúc đẩy công nghệ sản xuất và chế biến
nông sản; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và liên kết giữa các thành
phần kinh tế ở nông thôn.
Thực
hiện Nghị định số 210/2013/NÐ-CP của Chính phủ, nhiều địa phương đã tiếp
tục ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp. Trong đó, tỉnh An Giang
cũng đã có chính sách khuyến khích miễn, giảm, hỗ trợ tiền sử dụng đất,
thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực;
phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ… đối với 18 lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
đơn giản thủ tục, nhanh chóng tiếp cận nguồn chính sách ưu đãi hỗ trợ.
Các
lĩnh vực được hỗ trợ chính sách ưu đãi bao gồm: Trồng rừng, bảo vệ rừng,
trồng cây dược liệu; Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung
cho công nghiệp chế biến; Xây dựng cánh đồng lớn; Chăn nuôi gia súc, gia
cầm, thủy sản tập trung; Sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật
nuôi, cây lâm nghiệp, thủy sản; Ứng dụng công nghệ sinh học; công nghệ
cao trong sản xuất nông, lâm, thủy sản; Sản xuất nguyên liệu và chế biến
thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế phẩm sinh học...
Cùng với An Giang, tỉnh Đồng Tháp đã cấp giấy chứng nhận cho 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, thủy sản, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 520 tỷ đồng.
Hiện
nay, tổng số dự án được hưởng ưu đãi đầu tư trên bàn tỉnh theo chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là
11 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.400 tỷ đồng. Nhằm tạo điều kiện
cho nhà đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi khi đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn, tỉnh Đồng Tháp đã xác nhận ưu đãi bổ sung cho 3
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này với ưu đãi về đất đai, cấp giấy xác
nhận ưu đãi bổ sung cho doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NÐ-CP
của Chính phủ.Cùng với An Giang, tỉnh Đồng Tháp đã cấp giấy chứng nhận cho 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, thủy sản, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 520 tỷ đồng.
(Nguồn: taydojsc.com.vn)