Khoai tây-Cây trồng cũ, hướng đi mới cho thanh niên phát triển kinh tế
Một
nhóm năm thanh niên, mỗi người một quê, mỗi người học một ngành khác
nhau, có người chưa bao giờ làm nông nghiệp, nhưng họ đã cùng chung một ý
tưởng, một hướng đi mới: Mượn đất nhàn rỗi của người dân để trồng khoai
tây đông. Đó chính là những nông dân của thời đại mới, áp dụng cơ giới
hóa để sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Những trăn trở
Anh Hoàng Xuân Sơn, xã Bồng Lai (Quế Võ), người khởi đầu ý tưởng trồng khoai tây của nhóm chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp 1 (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tôi về địa phương công tác. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao tôi xác định cần tìm tòi, học hỏi, lao động thực tế và cần tìm cho mình một vài loại cây trồng để tìm hiểu chuyên sâu. Tôi đã đi đến các vùng trồng rau màu, cà rốt, khoai tây… chuyên canh trong tỉnh để vừa học hỏi kinh nghiệm vừa tham gia dạy nghề. Xuất thân từ vùng thuần nông tôi thấu hiểu sự vất vả, lam lũ, và rất trăn trở trước những khó khăn của người nông dân, từ nguồn giống chất lượng kém, chi phí lao động cao, trình độ sản xuất còn hạn chế, sản phẩm làm ra bị ép giá...
Anh Hoàng Xuân Sơn, xã Bồng Lai (Quế Võ), người khởi đầu ý tưởng trồng khoai tây của nhóm chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp 1 (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tôi về địa phương công tác. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao tôi xác định cần tìm tòi, học hỏi, lao động thực tế và cần tìm cho mình một vài loại cây trồng để tìm hiểu chuyên sâu. Tôi đã đi đến các vùng trồng rau màu, cà rốt, khoai tây… chuyên canh trong tỉnh để vừa học hỏi kinh nghiệm vừa tham gia dạy nghề. Xuất thân từ vùng thuần nông tôi thấu hiểu sự vất vả, lam lũ, và rất trăn trở trước những khó khăn của người nông dân, từ nguồn giống chất lượng kém, chi phí lao động cao, trình độ sản xuất còn hạn chế, sản phẩm làm ra bị ép giá...
Sử
dụng 1 động cơ của chiếc máy cày, nhóm thanh niên do anh Sơn đứng đầu đã
sáng chế, cải tiến ra 4 công cụ kỹ thuật giúp tăng năng suất lao động
bằng hàng trăm người.
Thực tế là các bạn trẻ thường đi lao động tại các khu, cụm công nghiệp, hoặc kinh doanh… trong khi đó lao động chính sản xuất nông nghiệp thường có độ tuổi trên 40. Nếu cứ tiếp tục như vậy, sau vài chục năm nữa lực lượng nào sẽ làm chủ ruộng đồng? Cả nước đang phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp điều đó dẫn đến hệ quả tất yếu là diện tích sản xuất, quy mô sản xuất nông nghiệp trên đầu người sẽ tăng. Vậy tại sao không chuẩn bị, phát triển lực lượng trẻ làm nông nghiệp có trình độ, tổ chức sản xuất quy mô lớn, tập trung mà quỹ đất cho họ sản xuất được tích tụ theo hình thức cho thuê, cho mượn?.
Trong một lần gặp gỡ trao đổi với GS.TS. Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Thạch, chuyên gia đầu ngành về cây khoai tây, thầy nói: “Thầy có rất nhiều học trò làm nghiên cứu, vậy ai trong các bạn làm khoa học thực tế ngoài đồng ruộng?”. Tôi chợt nhận ra quê hương mình với 1.400 ha khoai tây sản xuất vụ đông chính là nhiệm vụ, là hướng đi tôi đang tìm kiếm”.
Hướng đi mới cho thanh niên
Khởi phát từ suy nghĩ đó, vụ đông năm 2008, nhóm thanh niên do anh Sơn đứng đầu đã mượn đất nhàn rỗi vụ đông của người dân và bắt tay vào sản xuất khoai tây với diện tích 8ha. Đến nay, sau 6 năm diện tích đã tăng lên 48 ha. Với năng suất trung bình từ 13 đến 14 tấn/ha, hiệu quả kinh tế đạt từ 70 đến 90 triệu đồng. Anh Sơn tâm sự, ngoài hiệu quả kinh tế mang lại cho bản thân, điều mà tôi vẫn nói vui với những anh em làm cùng là “thành quả ngoài dự kiến” đó chính là niềm vui của những người lao động mà lúc cao điểm có thể lên đến hơn 300 người, khi họ được nhận tiền công ngay sau khi kết thúc buổi làm việc. Tôi nhớ mãi câu nói của một người lao động “Cảm ơn cháu, 10 năm rồi đồng làng mình mới lại xanh thế này”. Đó là niềm động viên rất lớn, làm tăng thêm cho sự quyết tâm của chúng tôi khi tiếp tục thực hiện công việc này.
Trong quá trình triển khai thực hiện sản xuất, ngoài việc ứng dụng 2 loại máy móc, công cụ có sẵn, nhóm các bạn trẻ đã tự chế tạo, cải tiến được 4 loại công cụ cùng hoạt động trên cùng 1 động cơ với nhiều hình thức vận dụng tùy địa bàn, hiệu quả gấp hàng trăm lao động chân tay. Hiện nay quy trình sản xuất khoai tây của nhóm đều thực hiện theo hướng cơ giới hóa từ khâu cắt gốc rạ đến khâu thu hoạch khoai tây hoàn toàn bằng các công cụ tự chế.
Qua các kênh thông tin của Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh, đã có rất nhiều bạn trẻ tìm đến mô hình của nhóm thanh niên học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh đó nhóm cũng đã tư vấn được cho thanh niên, nhân dân nhiều địa phương những kinh nghiệm trong quy trình trồng cây khoai tây như ở các xã Việt Thống, Phù Lương, Yên Giả, Châu Phong (Quế Võ), một số địa phương ở Thuận Thành, Gia Bình, thị xã Từ Sơn…
Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả từ hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, đến vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị cơ giới hóa, kho lạnh bảo quản nông sản, phát triển công nghệ cao… rồi chính sách dồn ô đổi thửa trong năm 2013 đã cơ bản hoàn thành tạo tiền đề thuận lợi cho việc hình thành những cánh đồng mẫu lớn. Năm 2014 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai diễn đàn kết nối cung cầu. Tại diễn đàn, 37 doanh nghiệp, cơ sở thu mua đã nêu lên nhu cầu về nông sản phẩm và mở hướng tiêu thụ. Qua đó diễn đàn có thể nhận thấy, không phải hiện nay nông sản thiếu đầu ra mà căn nguyên là sản xuất còn quá manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính tổ chức, không có chứng nhận chất lượng phù hợp để tiêu thụ.
Sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa như nhóm thanh niên của anh Hoàng Xuân Sơn chính là hướng đi mới cho thanh niên phát triển kinh tế. Cơ hội đang chờ mỗi bạn trẻ ở phía trước.
(Nguồn: taydojsc.com.vn)