Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2014

200 đơn vị tham gia hội chợ nông nghiệp công nghệ cao

200 đơn vị tham gia hội chợ nông nghiệp công nghệ cao Khách đến xem Triển lãm Hi-tech Agro 2013. (Ảnh:  Hoàng Hải/Vietnam+) Tại buổi họp báo ngày 30/9, Ban tổ chức Hội chợ triển lãm nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2014 (Hi-tech Agro 2014) cho biết, hội chợ có hơn 200 đơn vị với 350 gian hàng tham gia, sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 26/10 tại Công viên Lê Văn Tám, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hi-tech Agro 2014 là hội chợ được Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức lần thứ 3, nhằm kết nối đơn vị nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; tạo những mối liên kết sản xuất-lưu thông hàng hóa.  Đồng thời thông qua hội chợ, đơn vị tổ chức cũng mong muốn kết nối các đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; tạo những mối liên kết sản xuất-lưu thông hàng hóa.  Điểm mới hội chợ lần này là kết nối các đơn vị sản xuất, kinh doanh của 22 tỉnh, thành phía Nam với nhà mua hàng, nhà

Hơn 150 doanh nghiệp tham gia Hội chợ công nghiệp nông thôn

Hơn 150 doanh nghiệp tham gia Hội chợ công nghiệp  nông thôn   Chiều 29/9, Hội chợ công nghiệp nông thôn và thương mại năm 2014, do Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức đã chính thức khai mạc tại Tiền Giang. Đây là một trong những hoạt động của Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2014 của Bộ Công Thương. Hội chợ thu hút 584 gian hàng của 154 tổ chức, doanh nghiệp, tham gia trưng bày các sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản; lương thực thực phẩm; máy móc, thiết bị cơ khí nông nghiệp; sản phẩm may mặc, dày da; sản phẩm thủ công mỹ nghệ; sản phẩm làng nghề; sản phẩm trang trí nội thất; hàng công nghiệp kim khí điện máy; sản phẩm điện-điện tử; công nghệ thông tin, dịch vụ bưu chính viễn thông; thuốc bảo vệ thực vật, các loại giống cây trồng và hàng tiêu dùng phục vụ đời sống và phát triển nông thôn. Ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở Công

Đưa đậu tương thành cây trồng mũi nhọn

Đưa đậu tương thành cây trồng mũi nhọn Tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) vừa phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông & Nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp phát triển đậu tương hàng hóa vùng cao phía Bắc”. Ông Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang cho biết, từ năm 2011, cây đậu tương đã được xác định là cây trồng mũi nhọn, tỉnh đã có nhiều chính sách kích cầu phát triển cây đậu tương nhằm tăng nhanh về diện tích, sản lượng, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Theo TTKNQG, 5 năm gần đây, diện tích và sản lượng đậu tương có xu hướng giảm dần, với khoảng 30 nghìn ha, năng suất hầu như không thay đổi, bình quân 14,3 tạ/ha. Vùng sản xuất đậu tương lớn thứ 2 cả nước tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La... TS Trần Văn Khởi, Phó Giám đốc TTKNQG cho biết, để mở rộng diện tích cũng như

Măng tây dễ trồng, thu nhập cao

Măng tây dễ trồng, thu nhập cao Măng tây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại thu nhập cao cho người nông dân (thu nhập khoảng 60 triệu đồng/ha/tháng) nên đang được nhiều nơi đẩy mạnh trồng.   Nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng măng tây.   Là cây ưa sáng, măng tây rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6 - 7 là tốt nhất. Sau 2 - 3 tháng ươm giống và 4 - 6 tháng trồng thì cây bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình 8 -10kg/1.000 m 2 /ngày (năng suất sẽ tăng dần theo thời gian).   Măng tây phù hợp các loại đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất pha cát nhẹ, không bị phèn, thoát nước tốt, tầng canh tác dày 40 - 50cm. Đất cần cày bừa kỹ, phun thuốc diệt mầm bệnh, san phẳng, lên liếp rộng 100cm, cao 30cm, phơi nắng 25 - 30 ngày trước khi trồng.   Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây phát triển tốt từ 15 - 30 độ C, do đó có thể trồng vào 2 vụ trong năm là: Gieo cuối tháng 8 - 9 để trồn

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp và Thương mại vùng Đông Bắc

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp và Thương mại vùng Đông Bắc NDĐT- Tối 25-9, tại Trung tâm Hội chợ thương mại Lạng Sơn, TP Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc ”Hội chợ Nông nghiệp và Thương mại vùng Đông Bắc năm 2014” với chủ đề ”Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Hội chợ có quy mô trên 250 gian hàng, trong đó có 29 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, các loại giống cây trồng vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hoa cây cảnh và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu... Hội chợ còn tập trung bày bán, giới thiệu nhiều sản phẩm đặc trưng vùng Đông Bắc như: quýt Bắc Sơn, Hồng không hạt Bảo Lâm (Lạng Sơn), chè Shan Tuyết, (Hà Giang), miến dong Na Rì (Bắc Cạn), chè Tân Cương (Thái Nguyên) nếp Tủ Lệ (Yên Bá

12,4 tỷ USD nhập khẩu máy móc, vật tư nông nghiệp: Trớ trêu và yếu kém!

12,4 tỷ USD nhập khẩu máy móc, vật tư nông nghiệp : Trớ trêu và yếu kém!   Xung quanh việc mỗi năm Việt Nam phải chi 12,4 tỷ USD để nhập khẩu vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất, ông Nguyễn Trí Ngọc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, Tổng Thư ký Tổng hội NNPTNT Việt Nam cho biết đây là một điều trớ trêu, bộc lộ sự yếu kém của cả chuỗi giá trị sản phẩm nông sản.   Những năm gần đây Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có nhiều loại nông sản xuất khẩu lớn nhất nhì thế giới, song có một nghịch lý là hầu hết đầu vào cho sản xuất lại phải nhập khẩu. Ông nghĩ sao về điều này? - Đến thời điểm này, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nông sản với nhiều loại nông sản đứng thứ nhất, nhì thế giới như hồ tiêu, gạo, cà phê, hạt điều, cao su, rau quả… Tuy nhiên, có một điều trớ trêu là ngành nông nghiệp đang phải nhập khẩu rất nhiều vật tư đầu vào, trong đó ngành trồng trọt phải nhập phầ

Nhập đến 90% lượng phân bón, máy nông nghiệp: Tràn ngập máy Trung Quốc

Nhập đến 90% lượng phân bón , máy nông nghiệp: Tràn ngập máy Trung Quốc   Một thống kê mới vừa được Bộ NNPTNT công bố: Riêng năm 2013, Việt Nam đã phải bỏ ra tới 12,4 tỷ USD để nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, máy móc nông nghiệp… phục vụ sản xuất. Riêng con số này đã chiếm tới trên 40% kim ngạch xuất khẩu nông sản toàn ngành. Điều gì đang và sẽ xảy ra với nền nông nghiệp nước ta? Với 7,2 triệu ha lúa cùng hàng triệu ha cây hoa màu khác, hàng năm nước ta phải sử dụng một lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) lớn, cùng rất nhiều máy móc phục vụ làm đất, chăm sóc và thu hoạch cây trồng. Thế nhưng, nghịch lý là có tới trên 90% thuốc BVTV và máy móc chúng ta phải nhập khẩu.   Bỏ trắng thị trường thuốc BVTV Những năm gần đây, lượng thuốc BVTV mà Việt Nam nhập về đã gia tăng với tốc độ khủng khiếp. Nếu năm 2005 nước ta mới nhập khoảng 20.000 tấn, thì đến năm 2012 đã n

Việt Nam phụ thuộc vào giống cây trồng nhập khẩu

Việt Nam phụ thuộc vào giống cây trồng nhập khẩu Ảnh minh hoạ   Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2014 dự kiến đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Thế nhưng số tiền phải bỏ ra nhập khẩu các giống rau, hoa quả mỗi năm cũng xấp xỉ nửa tỷ USD. Tại vùng chuyên canh rau Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội, thời điểm này, những người làm rau giống như chị Chính bận rộn nhất. Gần 20 năm gieo trồng chị cho biết, ngay cả những giống truyền thống như su hào, bắp cải, cà chua, nông dân vẫn phải dùng giống ngoại, chi phí sản xuất khá cao.   Chị Chử Thị Chính cho biết: “Một năm, gia đình tôi mất 50-60 triệu tiền hạt giống, nhà nào nhiều ruộng thì mất đến 200 triệu”. Với 14 năm kinh doanh, anh Hảo, chủ đại lý rau giống lớn nhất Vân Nội cho biết, cả cửa hàng gần như không có giống nội. Những giống trong nước vẫn chỉ dừng ở việc nông dân tự làm để phục vụ cho chính họ.   Không có đối thủ canh tranh nên Việt Nam đã trở thành thị trường của các công ty giống nước ngo

Dự báo sâu bệnh trong tuần từ ngày 22-29/9

Dự báo sâu bệnh trong tuần từ ngày 22-29/9 Tại các tỉnh phía Nam, ốc bươu vàng đang có chiều hướng gia tăng diện tích nhiễm cần lưu ý trên những cánh đồng trũng không tiêu thoát nước dễ bị chúng tấn công và gây hại nặng.   Trứng ốc bươu vàng   1. Các tỉnh phía Bắc Trên lúa:   Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gia tăng mật độ trên trà lúa trỗ - chín; gây cháy rầy cục bộ ở những diện tích có mật độ cao tập trung chủ yếu tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Cần theo dõi chặt và phòng trừ sớm ở những nơi có mật độ cao. Sâu đục thân 2 chấm: Tiếp tục gây dảnh héo, bông bạc trên trà lúa chưa trỗ tại các tỉnh Bắc bộ. Tập trung theo dõi và phòng trừ kịp thời ngay từ khi lúa đòng già, chuẩn bị trỗ hoặc khi trứng rộ.   Sâu cuốn lá nhỏ: Trên trà lúa muộn trỗ sau 20/9 tập trung tại các tỉnh Bắc bộ, sâu non phát sinh, gây hại nhẹ đến trung bình. Theo dõi và phòng trừ tại những diện tích có mật độ cao ngay khi sâ

Gần 16.500ha thanh long ở phía Nam nhiễm bệnh đốm nâu

Gần 16.500ha thanh long ở phía Nam nhiễm bệnh đốm nâu Chăm sóc vườn thanh long. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, hiện nay, bệnh đốm nâu (nông dân gọi là bệnh đốm trắng) trên cây thanh long đang có chiều hướng gia tăng cả về diện phân bố và mức độ gây hại, gây lo lắng cho nông dân ở các vùng sản xuất thanh long. Đến đầu tháng 9/2014, có gần 16.500ha thanh long ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang bị nhiễm bệnh đốm nâu, tăng khoảng 7.000ha so với năm trước, trong đó diện tích bị nhiễm nhẹ với tỷ lệ bệnh phổ biến từ một vài đốm đến dưới 5%, là hơn 8.000ha, chiếm tỷ lệ 24,1% so với tổng diện tích gieo trồng; tỷ lệ nhiễm nặng từ 5% trở lên là 8.262ha, chiếm tỷ lệ 24,6% tổng diện tích gieo trồng. Cục Bảo vệ Thực vật đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh đốm nâu hại thanh lo

Tăng thu nhập nhờ công nghệ cao

Tăng thu nhập nhờ công nghệ cao   Người dân xã Hương Ngải ứng dụng công nghệ cao vào trồng hoa lan mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ngay từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Ðây chính là cơ sở nhằm giải phóng sức lao động và tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Ðưa chúng tôi đi thăm kho lạnh bảo quản khoai tây giống, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất Nguyễn Ðỗ Ban cho biết: Trước kia chúng tôi phải bảo quản khoai tây giống trên giàn bếp hoặc dưới gầm giường nên dễ bị mọc mầm, tiêu hao nhiều dinh dưỡng, năng suất cây trồng kém. Việc xây dựng kho lạnh đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng bảo quản giống của bà con. Cùng với việc ứng dụng trồng các giống mới, năng suất khoai tây đã tăng từ hai đến ba lần so với cách trồng truyền thống. Ðối với cây lúa cũn

Tạo đòn bẩy trong phát triển kinh tế nông nghiệp vùng

Tạo đòn bẩy trong phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Mô hình liên kết trồng cây có múi đang được nhân rộng và trở thành đòn bẩy tích cực trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở Cao Phong thời gian qua .   Đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Cao Phong, cây cam và mía tím đã phát huy thế mạnh vượt trội. Trở thành cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, mang tính bền vững, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, người nông dân sở hữu nhiều đất sản xuất và có tiềm lực về nguồn lao động nhưng không phải ai cũng có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Xuất phát từ thực tiễn đó, huyện đã nghiên cứu, triển khai các mô hình liên kết sản xuất giữa người nông dân và các nhà đầu tư. Trong đó, mô hình liên kết trồng cây có múi theo phương thức 50/50 (hay còn gọi là mô hình đầu tư 50/50) trên địa bàn huyện hiện đang được xem là một mô hình đầu tư hiệu quả, p

Đích ngắm của nông nghiệp Hà Nội

Đích ngắm của nông nghiệp Hà Nội Mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao tại HTX Đan Hoài - Flora Việt Nam. Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội đã xuất hiện những mô hình nông nghiệp công nghệ cao (CNC) đem lại giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư nhân rộng các mô hình này không phải là dễ, bởi những khó khăn về nguồn vốn, công nghệ, cũng như thị trường tiêu thụ. Để hiện thực hóa Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC giai đoạn 2015 - 2020, TP Hà Nội đang xây dựng một số chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Những mô hình tiền tỷ HTX Đan Hoài - Flora Việt Nam (thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn TP Hà Nội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp CNC.Thành lập từ năm 2004, đến nay, Flora Việt Nam đã có khu sản xuất rộng 10.000 m 2 , chuyên sản xuất các loại hoa cao cấp như hoa lan, hoa ly... Trong đó, doanh thu từ sản xuất hoa lan hồ điệp trong nhà kính hiện đại

Kiếm tiền tỷ nhờ trồng nhãn chín muộn

Kiếm tiền tỷ nhờ trồng nhãn chín muộn Cho năng suất cao, chín lệch ngày so các giống khác nên khi bán ra thị trường nhãn chín muộn thường có giá cao. Nhờ thế mỗi năm các hộ trồng nhãn ở  Hà Nội kiếm được từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi vụ. Nhãn chín muộn mới được trồng trên đất Thủ đô khoảng 7 - 8 năm, nhưng đã được ngành nông nghiệp đánh giá là cây ăn quả chủ lực bởi chất lượng và giá trị kinh tế cao. Mùa nhãn năm nay, người dân “vựa” nhãn chín muộn Hoài Đức, Quốc Oai (Hà Nội) lại tiếp tục được mùa. Ông Nguyễn Văn Hiến, Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho biết, mặc dù cây nhãn chín muộn được trồng chủ yếu ở huyện Hoài Đức, trong đó tập trung nhiều ở các xã Song Phương, Đông La, An Thượng, nhưng nhãn chín muộn lại có gốc gác ở xã Đại Thành (huyện Quốc Oai). Theo đó, gia đình anh Nguyễn Văn Thành ở thôn Đại Tảo, xã Đại Thành có một cây nhãn tổ khoảng 120 năm tuổi và gia đình anh Nguyễn Văn Đông, thôn Phương Viên, xã Song Phương (Hoài Đức)

Đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp Việt - Nga

Đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp Việt - Nga Một trong hai chủ đề chính được thảo luận trong hội thảo hợp tác giữa Việt Nam với liên bang Nga đầu tuần tới là tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.     Theo Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, cùng với tăng cường giao lưu văn hóa, là hai chủ điểm trong hội thảo  bàn về quan hệ giữa Việt Nam, ASEAN với Liên bang Nga trong hai ngày 15-16/9 tại Hà Nội. Trong cuộc họp báo sáng nay, ông Tấn cho biết trước năm 1991, giao dịch thương mại giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước Đông Âu chiếm đến 96% tổng kim ngạch. Tuy nhiên hợp tác trong lĩnh vực này với Liên bang Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ, bị hạn chế nhiều. Các đại biểu sẽ bàn về hợp tác Việt - Nga về kinh tế trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, cơ hội xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang Nga, hợp tác kinh tế biển. H ợp

Bơm vốn cho “cánh đồng mẫu lớn“

Bơm vốn cho “cánh đồng mẫu lớn“ “Ngành Ngân hàng trao tặng 30 tỷ đồng để Thái Bình xây dựng nông thôn mới và phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn. Đây là sự “tiếp sức” để Đề án cánh đồng mẫu lớn đang triển khai tại có thêm động lực phát triển” - Đứng giữa cánh đồng mẫu lớn của Thái Bình, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình chia sẻ. Thống đốc xuống thăm ”Cánh đồng mẫu lớn” của Thái Bình Ảnh: NQ   Trời đã chuyển sang tiết Thu, cả một cánh đồng trải ngút tầm mắt với một màu xanh của những ruộng lúa đang chuẩn bị làm đòng, hứa hẹn một mùa vàng bội thu.  Cùng với các lãnh đạo tỉnh, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhiệt tình xuống ruộng. “Đây là cánh đồng một màu”- Chủ tịch xã Bình Định, Định Công Mấn nở nụ cười khi đưa tay giới thiệu cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với một màu xanh ngút ngàn với Thống đốc NHNN và các lãnh đạo tỉnh Thái Bình. Thái Bình là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn thí điểm xây dựng “