Mạnh dạn chọn cho mình hướng đi riêng, đến nay, ông Đỗ Văn Bảy đã thu về hơn 100 triệu đồng/tháng nhờ mô hình trồng huệ trắng.
Ông Bảy (65 tuổi, ngụ ấp Trường Thạnh A, xã Trường Thành, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ) cho biết trước đây, ông từng làm ruộng, trồng rẫy, nuôi tôm… nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Trong hoàn cảnh đó, ông luôn trăn trở tìm một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để giúp gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu.
Ông Bảy (65 tuổi, ngụ ấp Trường Thạnh A, xã Trường Thành, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ) cho biết trước đây, ông từng làm ruộng, trồng rẫy, nuôi tôm… nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Trong hoàn cảnh đó, ông luôn trăn trở tìm một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để giúp gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu.
Năm
2010, một lần đi Đồng Tháp, ông thấy người dân trồng bông huệ trắng bán
được giá cao, đầu ra ổn định nên có ý định trồng thử. “Ban đầu tôi cũng
băn khoăn không biết cây huệ trắng có thích nghi với vùng đất này hay
không, rồi tới lúc thu hoạch biết bán cho ai.
Nghĩ tới lui tôi vẫn quyết tâm trồng vì mình không có gan thì sao làm giàu”, ông Bảy chia sẻ.
Sau
chuyến đi, ông về quê vay vốn cải tạo 3 công đất trồng lúa kém hiệu quả
sang trồng huệ trắng. Lúc này ở địa phương chưa có ai trồng huệ trắng
nên ông Bảy phải tự tìm mua giống, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc cây.
Thời gian đầu, hầu như suốt ngày ông ở ngoài ruộng theo dõi sự phát
triển của cây huệ để kịp thời phát hiện sâu bệnh, bổ sung các loại phân
bón cho cây. Sau 4 tháng, ruộng huệ của ông phát triển tốt, cho bông
thẳng, đẹp. Đợt thu hoạch đầu tiên, ông bán được gần 10 triệu đồng.
Thấy
trồng bông huệ đem lại hiệu quả khả quan hơn các loại cây khác, 3 người
con trai của ông Bảy cũng theo cha phát triển diện tích trồng huệ. Từ 3
công ban đầu, sau 6 năm, gia đình ông đã mở rộng lên gần 4 ha trồng bông
huệ. Ông Bảy cho biết, đối với bông huệ, khâu làm đất rất quan trọng.
Đất trồng cần màu mỡ, được lên liếp cao tránh ngập úng; đồng thời phải
đào hệ thống mương dẫn để cung cấp nước tưới và thoát nước trong mùa mưa
lũ. Trước khi trồng phải cày xới đất cho tơi xốp để tăng lượng ô xy
trong đất, giải phóng khí độc và bón lót một số loại phân. Củ huệ trước
khi vùi xuống đất được ông phơi khô, khử các mầm bệnh để khi lớn, bụi
huệ sẽ nảy nhanh hơn, bông to đẹp, không bị chai cứng. Mỗi bụi huệ ông
trồng từ 4 - 5 củ, cách nhau khoảng 40 cm. Trong thời gian trồng bón
thêm phân u rê, DAP giúp cây phát triển tốt; đồng thời phun các loại
thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ các loại bệnh úng lá, sâu đục bông...
Đặc biệt, người trồng cần thường xuyên kiểm tra gốc để tránh bệnh nấm
gốc dẫn đến thối củ.
Thời
gian trồng huệ tính từ lúc vùi củ đến thu hoạch khoảng 4 tháng. Đặc điểm
của huệ trắng là ra bông quanh năm, từ 3 - 4 ngày nhổ bông một lần. Huệ
sẽ cho bông liên tục khoảng 3 - 4 năm mới phải trồng lại đợt mới. Hiện
huệ loại 1 có giá 3.000 đồng/cành, loại 2 khoảng 2.000 đồng/cành. Vào
những ngày rằm, giá huệ từ 4.000 - 5.000 đồng/cành, riêng dịp Tết Nguyên
đán giá tăng lên 10.000 - 12.000 đồng/cành. Thay vì đi qua khâu trung
gian, ông cùng các thành viên trong gia đình liên hệ trực tiếp với bạn
hàng để bán được giá cao hơn. Mối hàng của ông Bảy có ở khắp nơi, từ
TP.Cần Thơ đến các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... Trung
bình mỗi đợt ông giao khoảng 25.000 cành, riêng dịp lễ tết có thể lên
đến 100.000 cành/đợt. Tính ra trung bình mỗi tháng, gia đình ông Bảy thu
về hơn 100 triệu đồng.
Mô hình
trồng huệ trắng của ông Bảy vài năm qua trở thành điểm tham quan, học
hỏi kinh nghiệm của nhiều nông dân trong, ngoài tỉnh. Ông cũng thực hiện
được ước mơ thoát nghèo, xây được nhà cửa khang trang và giúp các con
lập nghiệp. Ông Bảy sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho ai quan tâm qua số
điện thoại 01284057212.
(Nguồn Tây Đô)