Chuyển đến nội dung chính

kiếm tiền triệu từ trồng ổi không hạt theo quy trình sạch

kiếm tiền triệu từ trồng ổi không hạt theo quy trình sạch


Về phường 4 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), hỏi thăm vườn ổi không hạt của anh Nguyễn An Thuận thì không ai không biết, bởi anh được xem là người duy nhất ở TP Sóc Trăng trồng ổi không hạt theo quy trình sạch trên một diện tích lớn.

Nói về vườn ổi không hạt của mình, anh Nguyễn An Thuận cho biết, bản thân anh xuất thân từ “hai lúa” nên rất thích trồng cây ăn trái. Vì vậy, anh quyết định trồng ổi để thỏa niềm đam mê của mình. Hiện vườn ổi của anh rộng khoảng 12.000 m2.


Vườn ổi không hạt của anh Thuận.
Vườn ổi không hạt của anh Thuận.
 
Theo anh Thuận, cách đây đúng 10 năm, anh lên Viện cây ăn quả miền Nam (Tiền Giang) mua giống ổi không hạt về trồng xen với bưởi da xanh. Việc trồng xen giữa bưởi và ổi rất hay, vì tinh dầu của ổi trị được bệnh vàng lá cho bưởi. Dù chăm sóc chu đáo, nhưng do đất bị phèn nặng nên sau 4 năm gần 800 gốc bưởi chết sạch, chỉ còn khoảng 100 gốc ổi không hạt là chịu bén duyên. Từ đó, anh thấy cây ổi không hạt sẽ trụ lại được với đất này.
Anh Thuận đem chuyện trồng ổi trao đổi với một kỹ sư trồng trọt và được người này ủng hộ. Thế là anh lặn lội đến nhiều nơi để tìm mua cây giống nhưng không thể nào tìm ra bởi vào thời điểm đó, nhiều nhà vườn đốn bỏ nhãn, sa bô, chanh… để chuyển sang trồng ổi nữ hoàng, ổi lê, ổi Đài Loan, ổi Thái,… nên ổi không hạt không có trong danh sách cây giống.
Không chịu bó tay, sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Thuận quyết định đi tìm cách để có giống ổi mình yêu thích và được hướng dẫn chiết nhánh từ cây bố mẹ đang có trong vườn. Có hướng đi, anh hì hục cắt rễ lục bình, mua bao, dây,… để thực hiện chiết nhánh ổi từ cây bố mẹ. Sau 6 tháng, thành quả được đền đáp, khi anh có gần 600 gốc ổi không hạt. Cây lớn nhất, cũng gần 10 tuổi, gốc to bằng bắp đùi người lớn.
Để có được vườn ổi nhìn bắt mắt như hiện nay, anh Thuận thuê người đào đất xung quanh gốc ổi, rồi mua 80 tấn bùn mía đã mục của nhà máy đường về, đổ vào, sau đó lấp đất lại, cải tạo dần. Những khi rảnh, anh nhờ xe tải của bạn bè đến các vùng nông thôn trồng nấm rơm, xin phần rơm mục về để rải xung quanh gốc ổi; vớt lục bình ở nhiều nơi, phơi khô rồi để xung quanh gốc, vừa giữ ẩm cho cây, khi lục bình mục, thành phân hữu cơ.
Tranh thủ khi bà con nông dân thu hoạch lúa, anh mua rơm, rồi kéo về vườn, rải quanh gốc. Đầu mùa mưa, tiếp tục vớt lục bình thả xuống ao của mình, nuôi để đến khi mùa nắng, vớt lên, làm phân cho cây. Không chỉ vậy, anh còn liên hệ với những trại nuôi gà, nuôi vịt để tìm nguồn phân hữu cơ đem về ủ rồi bón vào gốc. Cỏ trong vườn cũng rất nhiều, anh thuê người cuốc cỏ để vừa làm đất tơi xốp, giữ được lớp đất mặt phù sa, vừa có cỏ ủ làm phân chứ không dùng thuốc trừ cỏ như nhiều người khác. Trong vườn có nhiều vắt, anh mua cả tấn vôi bột rải khắp vườn, vừa hạ phèn, khử độc, vừa diệt vắt.
Theo anh Thuận, việc sử dụng phân hữu cơ không chỉ tốt cho đất, chất lượng cây trồng, mà còn hạn chế sâu bệnh, ít tốn nước tưới, phù hợp với biến đổi khí hậu, hạn mặn đang hoành hành nhà nông.
Ổi là loại cây dù ít sâu nhưng không phải là không có. Khi phát hiện có sâu, anh Thuận cùng người làm công đi từng cây bắt từng con. Đặc biệt, cây ổi lại rất dễ bị rệp sáp đeo bám. Khi rệp bám vào, lá dính nhựa, trái bị teo, không phát triển được. Để diệt rệp sáp, anh trang bị hệ thống ống tưới, lắp mô tơ, dùng áp suất nước để “bắn” diệt rệp sáp. Như vậy, vườn ổi của anh không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc đặc trị rệp sáp, nên những ao cá trong vườn của anh vẫn phát triển, sinh sôi nảy nở bình thường.
Theo anh Thuận, mỗi năm, anh thu nhập được khoảng 70 triệu đồng từ bán ổi. “Gần 10 năm chuyên trồng ổi không hạt, bây giờ tôi mới hiểu vì sao nông dân lại quay lưng với giống ổi này. So với các giống ổi có hạt, ổi không hạt trái không nhiều; cành giòn, rất dễ bị gãy, vỏ lại mỏng nên rất dễ bị trầy xước. Nếu không sử dụng thuốc kích thích ra hoa, chống rụng trái, thuốc kích thích tăng trưởng… thì năng suất không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Đây là lý do vì sao khiến nhà vườn quay lưng với ổi không hạt. Nhưng tôi vẫn chọn ổi không hạt, vẫn kiên trì với phương pháp canh tác truyền thống, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích để tạo ra sản phầm sạch cho người dùng. Tuy lợi nhuận không cao, nhưng tôi rất tự tin khẳng định ổi không hạt của tôi rất an toàn”, anh Thuận tâm sự.
Một số người từng sử dụng ổi không hạt của anh Thuận đều nhận xét ổi mềm, thơm ngon, ngọt dịu. Anh Trần Hoàng Thanh (ngụ phường 8) cho biết: “Ổi vườn nhà anh Thuận ăn rất ngon, ăn một lần là muốn ăn thêm lần nữa. Trái ổi chín da trắng đều, bên trong ruột mềm, thơm chứ không cứng hay có vị chua hoặc chát như các loại ổi khác. Tôi thường hay mua ổi của anh Thuận về sử dụng trong nhà”
(Nguồn TÂY ĐÔ)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh