Trồng bí đỏ 70 ngày, thu lãi 100 triệu đồng
Chỉ sau 70 ngày kể từ khi xuống giống cho đến khi thu hoạch, cây bí đỏ đã đem lại hiệu quả kinh tế khả quan hơn so với các cây trồng truyền thống trên đất bãi của huyện Anh Sơn, Tân Kỳ.
Mô
hình trồng bí đỏ của chị Lê Thị Niêm thôn Hạ Du, xã Cẩm Sơn, vụ xuân năm
nay gia đình chị trồng 5 sào bí đỏ, từ khi thu hoạch lứa đầu tiên đến
nay chị đã bán được hơn 7 tấn quả, với giá bán 5 - 6 ngàn đồng/kg, chị
thu về gần 20 triệu đồng, trừ đi chi phí lãi trên 18 triệu.
Toàn huyện Anh Sơn hiện có trên 20 ha bí đỏ, được trồng ở các vùng đất bãi ven sông Lam như Cẩm Sơn, Tào Sơn và Thạch Sơn. Theo tập quán lâu nay, do tính rủi ro cao, mỗi năm, bà con nông dân các xã nằm ven bãi sông Lam chỉ canh tác mỗi năm 1 vụ xuân trồng các cây truyền thống như ngô, lạc, khoai lang, song hiệu quả chưa cao. Từ khi đưa cây bí đỏ vào trồng trên vùng đất này đã phát huy được hiệu quả.
Thời gian gần đây, bà con nông dân huyện Tân Kỳ đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Điển hình là mô hình trồng bí đỏ trên đất cát bạc màu vùng bãi ven Sông Con với diện tích 12 ha của gia đình chị Ngô Thị Thủy ở xóm Thái Sơn xã Nghĩa Thái.
Gia đình chị Thủy rất phấn khởi vì Bí đỏ năm nay được giá và dễ xuất bán, thu hái đến đâu đều được thương lái đến mua hết đến đó với giá 5.000 đồng/kg. Mỗi ha đạt năng suất 12 tấn quả, trung bình một ha bí đỏ cho lãi 50 triệu đồng trong thời gian 6 tháng.
Có thể khẳng định, hiệu quả từ những mô hình trồng bí đỏ ở huyện Anh Sơn chính là một hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đây cũng là động lực giúp người nông dân đẩy mạnh thâm canh cây trồng, phát triển kinh tế.
Với 5 sào bí đỏ gia đình chị Lê Thị Niêm thôn Hạ Du xã Cẩm Sơn thu về hơn 40 triệu đồng.
Chị
Niêm phấn khởi nói: Dự kiến, từ nay đến hết tháng 6 dương lịch, cánh
đồng bí của gia đình chị Niêm sẽ thu hoạch được khoảng 6 tấn quả. Nhờ
vậy mà vụ bí đỏ này gia đình chị thu về được hơn 40 triệu đồng. Cũng
trong thời gian 6 tháng, nếu trồng 1 sào ngô trên đất bãi, trừ chi phí,
thì cũng chỉ thu được 400 ngàn đồng. Trong khi đó trồng bí đỏ chi phí
đầu tư cũng như cây ngô, nhưng thời gian ngắn hơn lại cho thu nhập cao
gấp 7 lần.Toàn huyện Anh Sơn hiện có trên 20 ha bí đỏ, được trồng ở các vùng đất bãi ven sông Lam như Cẩm Sơn, Tào Sơn và Thạch Sơn. Theo tập quán lâu nay, do tính rủi ro cao, mỗi năm, bà con nông dân các xã nằm ven bãi sông Lam chỉ canh tác mỗi năm 1 vụ xuân trồng các cây truyền thống như ngô, lạc, khoai lang, song hiệu quả chưa cao. Từ khi đưa cây bí đỏ vào trồng trên vùng đất này đã phát huy được hiệu quả.
Chị
Thủy cho biết bí dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, nhất là trên vùng đất
bạc màu này mà cây vẫn xanh tốt. Mỗi quả Bí khi xuất bán có trọng lượng
từ 1 đến 2,5kg.
Theo
kinh nghiệm của bà con nông dân, bí đỏ là cây có khả năng chịu hạn tốt,
phát triển nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn (70-75 ngày là cho thu
hoạch) lại né tránh được lũ lụt, chất lượng quả tốt được thị trường ưa
chuộng. Mặt khác, đây là cây trồng ít sâu bệnh, ít phải dùng đến thuốc
bảo vệ thực vật nên chi phí đầu tư thấp. Qua thu hoạch, bình quân năng
suất đạt 30 tấn/ha đem về nguồn thu không dưới 100 triệu đồng/ha sau khi
đã trừ các khoản chi phí. Ngoài ra ngọn, hoa bí cũng là nguồn thu nhập
tăng thêm không nhỏ cho bà con nông dân.Thời gian gần đây, bà con nông dân huyện Tân Kỳ đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Điển hình là mô hình trồng bí đỏ trên đất cát bạc màu vùng bãi ven Sông Con với diện tích 12 ha của gia đình chị Ngô Thị Thủy ở xóm Thái Sơn xã Nghĩa Thái.
Gia đình chị Thủy rất phấn khởi vì Bí đỏ năm nay được giá và dễ xuất bán, thu hái đến đâu đều được thương lái đến mua hết đến đó với giá 5.000 đồng/kg. Mỗi ha đạt năng suất 12 tấn quả, trung bình một ha bí đỏ cho lãi 50 triệu đồng trong thời gian 6 tháng.
Có thể khẳng định, hiệu quả từ những mô hình trồng bí đỏ ở huyện Anh Sơn chính là một hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đây cũng là động lực giúp người nông dân đẩy mạnh thâm canh cây trồng, phát triển kinh tế.
Theo Tây Đô