Phòng tránh sâu bệnh cho rau mùa nồm ẩm kéo dài
Thời tiết nồm ẩm trong những ngày qua và còn tiếp diễn trong nhiều ngày tới ở các tỉnh miền Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại rau vụ xuân.
Thời
tiết nồm ẩm trong những ngày qua và còn tiếp diễn trong nhiều ngày tới ở
các tỉnh miền Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và
gây hại rau vụ xuân nhất là bệnh sương mai, chết rũ và rệp muội chích
hút nhanh chóng làm ruộng bị thối hỏng hàng loạt nếu không có biện pháp
bảo vệ kịp thời.
Quan trọng hơn là cách làm này bảo tồn được lượng lớn rau sau mưa, rét nên có hiệu quả cao trong sản xuất rau ngoài đồng ruộng hiện nay. Khung ni lông trắng che rau được làm cao khoảng 0,8 - 1m, 2 mép ni lông cách mép luống từ 25 - 30cm. Khung được làm bằng các thanh tre hoặc nứa bánh tẻ uốn cong hình mui thuyền cắm vào 2 mép luống. Mỗi thanh tre cách nhau từ 1,2 - 1,5m.
+ Bón phân nhằm tăng sức đề kháng cho rau (chăm cây khỏe): Cây rau cần đầy đủ các dưỡng chất để sinh trưởng và phát triển thuận lợi, cứng cáp trước mưa gió, giá rét. Người trồng cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho rau thông qua biện pháp bón phân cân đối. Trong điều kiện nồm ẩm cần ưu tiên phân bón lân, kali, các dinh dưỡng trung, vi lượng để rau cứng chắc, khỏe mạnh, ít bị giập nát và nhiễm sâu bệnh, chất lượng lại được tăng cao.
* Lưu ý: Khi sử dụng các dinh dưỡng trên nông dân nên lựa chọn các chế phẩm phân dễ tiêu để rau hấp thu được nhanh và thuận lợi. Nên sử dụng phân kali trắng (kalisunphat) thay cho kali đỏ (kaliclorua); dùng chế phẩm siêu lân thay cho supe lân như nông dân vẫn thường sử dụng.
+ Vệ sinh đồng ruộng và để mật độ rau vừa phải: Biện pháp thủ công này rất có ích trong công tác BVTV rau màu nhất là khi thời tiết ẩm ướt. Các luống rau thông thoáng sẽ hạn chế được rệp phát sinh gây hại, nấm bệnh cũng ít tấn công hơn, cây rau luôn cứng cáp và phát triển thuận lợi.
* Lưu ý: Nên chọn thời điểm thân lá rau khô ráo để làm vệ sinh đồng ruộng bao gồm các biện pháp như: nhổ cỏ, vặt lá gốc, tỉa cây chỗ rậm rạp… Nếu độ ẩm không khí quá cao thì sau khi vặt bỏ lá gốc nông dân cần phun thuốc phòng bệnh ngay cho rau để hạn chế nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập vào rau qua vết thương xây xát.
+ Dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc phòng bênh là việc làm bắt buộc nhằm bảo vệ rau khi gặp thời tiết ẩm ướt kéo dài (điều kiện tối thích cho bệnh hại cây trồng). Thuốc phòng bệnh dùng để phun thân lá nên chọn các loại thuốc gốc đồng như Boocdo 1%, Kocide, Coc, Copper, Vidoc, Cuproxat… Phun định kì 5 ngày/lần trong điều kiện thời tiết mưa ẩm kéo dài và tuân thủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc.
Để hạn chế hiện tượng chết rũ do nấm và vi khuẩn trong đất trồng xâm nhập và gây hại tốt nhất nông dân nên sử dụng các chế phẩm như nấm đối kháng (Trichodecma), nấm cộng sinh (Mycorrhiza) bổ sung vào vùng rễ cây trồng. Các chế phẩm này ngoài tác dụng ngăn cản vi khuẩn và nấm hại xâm nhập bộ rễ cây còn kích thích rễ cây trồng phát triển rộng dài khiến cho rau sinh trưởng phát triển thuận lợi, có sức chống chịu cao với bất lợi…
Để trừ rệp muội hiệu quả nông dân cần thường xuyên kiểm tra thăm đồng quan sát kĩ thân lá rau nhất là những chỗ rậm rạp để phát hiện ổ rệp và có biện pháp trừ sớm, sử dụng thuốc trừ theo ổ, thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng.
* Chú ý: Người trồng rau không nên bón đạm urê riêng lẻ hoặc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng để phun cho rau trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. Vì làm vậy cây rau mềm yếu sẽ rất dễ bị bệnh và thối hỏng. Mặt khác lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng như NAA, GA3… sẽ gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Nông dân che khung ni lông để bảo vệ rau khi gặp mưa ẩm kéo dài.
+ Làm
khung ni lông che chắn: Đây là sáng kiến của nông dân các vùng chuyên
canh rau ở Hải Dương và đã được duy trì, nhân rộng trong nhiều năm qua,
nhất là khi trồng rau trái vụ, rau gặp thời tiết bất lợi (rét hoặc mưa
kéo dài). Tuy phải đầu tư ban đầu nhưng có thể sử dụng được 3 vụ rau,
giảm được tác hại của mưa hoặc rét kéo dài và còn hạn chế được 45 - 50%
tỷ lệ sâu bệnh hại.Quan trọng hơn là cách làm này bảo tồn được lượng lớn rau sau mưa, rét nên có hiệu quả cao trong sản xuất rau ngoài đồng ruộng hiện nay. Khung ni lông trắng che rau được làm cao khoảng 0,8 - 1m, 2 mép ni lông cách mép luống từ 25 - 30cm. Khung được làm bằng các thanh tre hoặc nứa bánh tẻ uốn cong hình mui thuyền cắm vào 2 mép luống. Mỗi thanh tre cách nhau từ 1,2 - 1,5m.
+ Bón phân nhằm tăng sức đề kháng cho rau (chăm cây khỏe): Cây rau cần đầy đủ các dưỡng chất để sinh trưởng và phát triển thuận lợi, cứng cáp trước mưa gió, giá rét. Người trồng cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho rau thông qua biện pháp bón phân cân đối. Trong điều kiện nồm ẩm cần ưu tiên phân bón lân, kali, các dinh dưỡng trung, vi lượng để rau cứng chắc, khỏe mạnh, ít bị giập nát và nhiễm sâu bệnh, chất lượng lại được tăng cao.
* Lưu ý: Khi sử dụng các dinh dưỡng trên nông dân nên lựa chọn các chế phẩm phân dễ tiêu để rau hấp thu được nhanh và thuận lợi. Nên sử dụng phân kali trắng (kalisunphat) thay cho kali đỏ (kaliclorua); dùng chế phẩm siêu lân thay cho supe lân như nông dân vẫn thường sử dụng.
+ Vệ sinh đồng ruộng và để mật độ rau vừa phải: Biện pháp thủ công này rất có ích trong công tác BVTV rau màu nhất là khi thời tiết ẩm ướt. Các luống rau thông thoáng sẽ hạn chế được rệp phát sinh gây hại, nấm bệnh cũng ít tấn công hơn, cây rau luôn cứng cáp và phát triển thuận lợi.
* Lưu ý: Nên chọn thời điểm thân lá rau khô ráo để làm vệ sinh đồng ruộng bao gồm các biện pháp như: nhổ cỏ, vặt lá gốc, tỉa cây chỗ rậm rạp… Nếu độ ẩm không khí quá cao thì sau khi vặt bỏ lá gốc nông dân cần phun thuốc phòng bệnh ngay cho rau để hạn chế nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập vào rau qua vết thương xây xát.
+ Dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc phòng bênh là việc làm bắt buộc nhằm bảo vệ rau khi gặp thời tiết ẩm ướt kéo dài (điều kiện tối thích cho bệnh hại cây trồng). Thuốc phòng bệnh dùng để phun thân lá nên chọn các loại thuốc gốc đồng như Boocdo 1%, Kocide, Coc, Copper, Vidoc, Cuproxat… Phun định kì 5 ngày/lần trong điều kiện thời tiết mưa ẩm kéo dài và tuân thủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc.
Để hạn chế hiện tượng chết rũ do nấm và vi khuẩn trong đất trồng xâm nhập và gây hại tốt nhất nông dân nên sử dụng các chế phẩm như nấm đối kháng (Trichodecma), nấm cộng sinh (Mycorrhiza) bổ sung vào vùng rễ cây trồng. Các chế phẩm này ngoài tác dụng ngăn cản vi khuẩn và nấm hại xâm nhập bộ rễ cây còn kích thích rễ cây trồng phát triển rộng dài khiến cho rau sinh trưởng phát triển thuận lợi, có sức chống chịu cao với bất lợi…
Để trừ rệp muội hiệu quả nông dân cần thường xuyên kiểm tra thăm đồng quan sát kĩ thân lá rau nhất là những chỗ rậm rạp để phát hiện ổ rệp và có biện pháp trừ sớm, sử dụng thuốc trừ theo ổ, thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng.
* Chú ý: Người trồng rau không nên bón đạm urê riêng lẻ hoặc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng để phun cho rau trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. Vì làm vậy cây rau mềm yếu sẽ rất dễ bị bệnh và thối hỏng. Mặt khác lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng như NAA, GA3… sẽ gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Nguồn Tây Đô