Chuyển đến nội dung chính

Những loại rau quả miễn nhiễm với thuốc trừ sâu

Những loại rau quả miễn nhiễm với thuốc trừ sâu


Bưởi, dưa hấu, bơ, cà tím... là những loại rau quả ít bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất bảo vệ thực vật nhất.

Nên nhớ rằng, chọn mua rau quả đúng mùa, đúng vụ cũng như rau quả biết rõ nguồn gốc xuất xứ là cách tốt nhất để mang đến cho con yêu những món ăn tươi ngon, an toàn, bổ dưỡng. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo danh sách những loại rau quả ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất dưới đây:


Bưởi
Bưởi là một trong những loại quả được xếp vào dạng “lành” hàng đầu. Thuốc sâu rất khó để ngấm được qua lớp vỏ cực dày của quả bưởi. Ngoài ra, bưởi là loại quả để được rất lâu nên không bị dùng đến chất bảo quản để giữ cho bưởi được tươi. Nhiều loại bưởi có thể để được hàng tháng không cần để tủ lạnh, nhất là trong điều kiện mát, lạnh của mùa đông. Bưởi là là nguồn chứa vitamin C, sắt, kali và chất xơ, cực tốt cho hệ miễn dịch, chống táo bón cho bé.
 

Dưa hấu
Cũng nhờ lớp vỏ rất dày và cứng mà phần thịt đỏ ngon ngọt bên trong của dưa hấu không bị thuốc trừ sâu hay thuốc bảo quản thực vật ảnh hưởng. Dưa hấu chứa lượng vitamin A, B6 và C dồi dào. Trong bưởi còn có nhiều chất lycopene, một chất chống ôxy hóa giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa một số bệnh. Mẹ có thể yên tâm cho con ăn dưa hấu bởi đây là loại quả vừa lành vừa bổ.

“Vua thực phẩm ăn dặm” - quả bơ - không chỉ nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé, đặc biệt thích hợp với những bé muốn tăng cân nhanh mà còn là loại quả cực kì an toàn bởi lớp vỏ bên ngoài của bơ đảm bảo ngăn ngừa được các loại hóa chất không ngấm vào phần thịt bên trong. Ngoài ra, bơ còn chứa nguồn axit béo chưa bão hòa rất tốt cho cơ thể bé, mẹ có thể dùng bơ để thay cho chất béo dùng trong các món ăn dặm.

Dứa
Dứa là loại cây có sức chống chịu với các điều kiện nắng gió khắc nghiệt và sâu bệnh rất tốt. Kể cả nếu có dùng thuốc trừ sâu thì lớp vỏ dày của dứa cũng khiến hóa chất khó lòng “xâm phạm” vào lớp thịt bên trong. Dứa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ vô cùng hiệu quả nhờ nguồn khoáng chất và vitamin C phong phú, cùng với enzyme bromelain giúp cơ thể hấp thụ protein tốt hơn, giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn. Tuy nhiên, không được cho trẻ ăn dứa khi đói vì enzyme mạnh trong dứa sẽ làm tổn thương dạ dày và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa.

Các loại củ
Khoai lang, khoai tây, hành tây, cà rốt,... được xếp vào danh sách rau củ cực an toàn vì nông dân thường phun thuốc trên cây, nhờ đó mà dư lượng thuốc trừ sâu ở phần củ ít hơn phần thân, lá rất nhiều. Hơn nữa, những loại thực vật này ít bị sâu bệnh tấn công, ít bị phun thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, các loại củ này sau khi thu hoạch thường được để nhiều ngày nên dư lượng thuốc nếu có trong đó cũng giảm đi đáng kể.

Đu đủ
Tổ chức môi trường EWG (Mỹ) xếp đu đủ vào danh sách những loại rau quả ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất. Đu đủ thịt mềm dễ nuốt, vị ngọt thơm hấp dẫn, là món ăn ưa thích của nhiều bé. Cho con ăn đu đủ là mẹ đã giúp con bổ sung một lượng lớn beta carotene (tiền vitamin A), vitamin C, chất xơ (rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bé chống táo bón), sắt và kali.
 

Cà tím
Nghiên cứu hàng năm của tổ chức môi trường EWG (Mỹ) cho thấy hàm lượng thuốc trừ sâu lưu lại trên vỏ cà tím là cực kì thấp, do đó, loại quả này là một lựa chọn an toàn. Cà tím giàu chất xơ, kali và magie tốt cho cơ thể. Trong cà tím còn chứa hợp chất anthocyanin có tác dụng giảm nguy cơ ung thư, suy giảm nhận thức và các bệnh về tim mạch.

(Tin Tây Đô - Nguồn Yan.vn)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh