Bí quyết trị sâu, bệnh cứu vườn cam
Với kinh nghiệm hàng chục năm trồng cam canh, nhưng ông Lê Văn Nếp (66 tuổi) ở thôn Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai vẫn không thể hiểu được vì sao cam vườn nhà mấy năm gần đây mất mùa liên tục.
Vừa
dẫn chúng tôi đi tham quan vườn, ông Nếp vừa lúi húi nhặt cam rụng, buồn
rầu bảo: “Từ một ruộng cam bội thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng, đến
mấy năm gần đây, cứ khi nào vào vụ, cây ra quả to bằng đầu đũa thì bắt
đầu xuất hiện tượng bệnh lạ, cam rụng quả hàng loạt, thấy vậy tôi tìm đi
hỏi khắp nơi nhưng cũng không rõ bệnh, về mua đủ loại thuốc phun, chữa
trị nhưng vẫn không cứu được, năm nào tốt đến khi thu chỉ còn lại khoảng
hơn 10% số quả trên cây, có năm mất trắng cả”.
Theo bà Nguyễn Thị Thoa – Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết: Hiện, toàn Hà Nội đang có khoảng 16.000ha cây ăn quả, trong đó, diện tích cam canh có gần 800ha phân bố chủ yếu tại các huyện như Hoài Đức, Thanh Oai… “Có thể nói, cam là một cây trồng khó tính, cần chế độ chăm sóc phù hợp, tuy nhiên, tại các vùng trồng cam, người dân vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, tự phát không chịu đưa khoa học - kỹ thuất vào làm, dẫn đến nhiều diện tích cam bị bệnh nhiều, kém năng suất” bà Thoa khẳng định.
Qua khảo sát, thăm các diện tích cam bị bệnh, ông Cao Văn Chí – Trưởng phòng Chuyển giao (Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây có múi (Viện Nghiên cứu rau quả) cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cam canh bị bệnh nứt rụng, vàng lá, không cho quả…Trong đó, nguyên nhân có thể là do cán bộ kỹ thuật khi chuyển giao trình độ có hạn và cũng do nhiều người dân kém hiểu biết, vì lợi nhuận trước mắt nên trồng dày, canh tác, chăm sóc không đúng kỹ thuật.
Ông Chí cho rằng: Muốn trồng được cam thì trước nhất người trồng phải hiểu rõ về nó. Cam đường Canh là một giống quýt nhưng từ lâu nhân dân ta vẫn quen gọi là cam. Cam đường Canh được trồng ở hầu khắp các địa phương trong nước, có nơi gọi là cam giấy vì có vỏ mỏng và dai. Tên giống được gọi theo tên địa phương nơi trồng và chọn lọc…
Đất trồng cam phải cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập lụt hàng năm. Ở vùng đồng bằng, vùng trũng phải đào mương, lên luống. Trung du và miền núi nên chủ động nguồn nước để tưới khi cây bị khô hạn. “Tuy nhiên, qua tham quan, tôi thấy nhiều ruộng cam người dân ở đây trồng không đúng theo quy định này, nhiều chỗ bà con trồng cả vào nơi đất trũng, khó thoát nước thì khó mà phát triển được” – ông Chí chia sẻ.
Ông Chí dẫn chứng thêm, theo quy định hưỡng dẫn canh tác 1 sào đất chỉ trồng từ 40 đến hơn 45 cây, nhưng một số hộ dân ở xã Kim An trồng đến hơn 400 cây/1 sào (gấp 10 lần quy định) cùng với đó là tình trạng nông dân chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu không hợp lý dẫn đến cây trồng còi cọc, không đủ dinh dưỡng để phát triển, sâu bệnh nhiều, phức tạp khó kiểm soát…
Theo ông Chí, phần lớn các vườn cam đường Canh thường hay mắc bệnh greening. Triệu chứng bệnh vàng lá geenning gần giống như hiện tượng cây thiếu dinh dưỡng. Do đó, cách phòng trừ bằng cách trồng mới, thay thế bởi các cây giống sạch bệnh.
Về biện pháp thòng trừ rầy chổng cánh tốt để chống tái nhiễm bệnh. Ngoài chích hút nhựa cây, rầy chổng cánh còn là môi giới truyền lan bệnh vàng lá greening. Chỉ cần 1 rầy bệnh cũng có thể truyền được bệnh cho cây. Do vậy phải chú ý phòng trừ triệt để. Rầy chổng cánh thường có mật độ cao vào những đợt cây ra lộc non, nên chú ý phun thuốc 1-2 lần trong mỗi đợt lộc cách nhau 7-10 ngày, nhất là đợt lộc xuân và lộc thu. Có thể dùng một trong các loạt thuốc sau: Applaud M 0,1 %, Trebon 0,15 %, ...
(Tin Tây Đô - Nguồn: Danviet.vn)
Ông Nguyễn Văn Duệ cho PV xem các quả cam bị bệnh rụng hàng loạt trong vườn ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Cùng
thôn với gia đình ông Nếp, nhưng hộ chị Nguyễn Thị Nga, anh Nguyễn Văn
Đức lại thê thảm hơn nhiều, hàng trăm triệu đồng tiến vốn đầu tư vào mua
giống cam, phân bón, thuốc trừ sâu…đằng đẵng 2 năm trời đội nắng, mưa
chăm sóc, đến giờ cam bị bệnh lạ vàng lá, không cho quả, 2 vợ chồng chị
được đành phải phá bỏ đi để chuẩn bị trồng cây khác.Theo bà Nguyễn Thị Thoa – Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết: Hiện, toàn Hà Nội đang có khoảng 16.000ha cây ăn quả, trong đó, diện tích cam canh có gần 800ha phân bố chủ yếu tại các huyện như Hoài Đức, Thanh Oai… “Có thể nói, cam là một cây trồng khó tính, cần chế độ chăm sóc phù hợp, tuy nhiên, tại các vùng trồng cam, người dân vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, tự phát không chịu đưa khoa học - kỹ thuất vào làm, dẫn đến nhiều diện tích cam bị bệnh nhiều, kém năng suất” bà Thoa khẳng định.
Qua khảo sát, thăm các diện tích cam bị bệnh, ông Cao Văn Chí – Trưởng phòng Chuyển giao (Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây có múi (Viện Nghiên cứu rau quả) cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cam canh bị bệnh nứt rụng, vàng lá, không cho quả…Trong đó, nguyên nhân có thể là do cán bộ kỹ thuật khi chuyển giao trình độ có hạn và cũng do nhiều người dân kém hiểu biết, vì lợi nhuận trước mắt nên trồng dày, canh tác, chăm sóc không đúng kỹ thuật.
Ông Chí cho rằng: Muốn trồng được cam thì trước nhất người trồng phải hiểu rõ về nó. Cam đường Canh là một giống quýt nhưng từ lâu nhân dân ta vẫn quen gọi là cam. Cam đường Canh được trồng ở hầu khắp các địa phương trong nước, có nơi gọi là cam giấy vì có vỏ mỏng và dai. Tên giống được gọi theo tên địa phương nơi trồng và chọn lọc…
Đất trồng cam phải cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập lụt hàng năm. Ở vùng đồng bằng, vùng trũng phải đào mương, lên luống. Trung du và miền núi nên chủ động nguồn nước để tưới khi cây bị khô hạn. “Tuy nhiên, qua tham quan, tôi thấy nhiều ruộng cam người dân ở đây trồng không đúng theo quy định này, nhiều chỗ bà con trồng cả vào nơi đất trũng, khó thoát nước thì khó mà phát triển được” – ông Chí chia sẻ.
Ông Chí dẫn chứng thêm, theo quy định hưỡng dẫn canh tác 1 sào đất chỉ trồng từ 40 đến hơn 45 cây, nhưng một số hộ dân ở xã Kim An trồng đến hơn 400 cây/1 sào (gấp 10 lần quy định) cùng với đó là tình trạng nông dân chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu không hợp lý dẫn đến cây trồng còi cọc, không đủ dinh dưỡng để phát triển, sâu bệnh nhiều, phức tạp khó kiểm soát…
Theo ông Chí, phần lớn các vườn cam đường Canh thường hay mắc bệnh greening. Triệu chứng bệnh vàng lá geenning gần giống như hiện tượng cây thiếu dinh dưỡng. Do đó, cách phòng trừ bằng cách trồng mới, thay thế bởi các cây giống sạch bệnh.
Về biện pháp thòng trừ rầy chổng cánh tốt để chống tái nhiễm bệnh. Ngoài chích hút nhựa cây, rầy chổng cánh còn là môi giới truyền lan bệnh vàng lá greening. Chỉ cần 1 rầy bệnh cũng có thể truyền được bệnh cho cây. Do vậy phải chú ý phòng trừ triệt để. Rầy chổng cánh thường có mật độ cao vào những đợt cây ra lộc non, nên chú ý phun thuốc 1-2 lần trong mỗi đợt lộc cách nhau 7-10 ngày, nhất là đợt lộc xuân và lộc thu. Có thể dùng một trong các loạt thuốc sau: Applaud M 0,1 %, Trebon 0,15 %, ...
(Tin Tây Đô - Nguồn: Danviet.vn)