Kỹ thuật trồng nho cho trái căng tròn, mọng nước, ít sâu bệnh
Từ xưa, quả nho đã được nhân dân ta và nhiều nước trên thế giới sử dụng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Kỹ thuật trồng nho không khó lại cho thu nhập cao nên được mọi người ưa chuộng.
Cây nho
(Vitis vinifera) hiện được trồng phổ biến ở các nước thuộc vùng ôn đới
và bán ôn đới. Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu
chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Kỹ thuật trồng nho không khó nhưng cần chăm sóc và bón phân tỉ mỉ tránh sâu bệnh.
Trồng nho
Nắm vững kỹ thuật trồng nho sẽ cho năng suất cao nhất
Giống
nho đang được trồng phổ biến Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal ...
dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng chế biến rượu. Mật độ trồng nho tùy
thuộc vào giống và đất trồng: 1,5-2 x 2-2,5 m. Trước khi trồng, bón cho
mỗi hố 10-15 kg phân chuồng hoai và 0,5-1 kg lân.
Bón phân cho nho
Cây nho
cần khoảng 10-12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn. Thời kỳ này loại phân
thích hợp là NPK 20-20-15 + TE Đầu Trâu. Những tháng đầu sau trồng có
thể pha 30-50g phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng
sau có thể bón trực tiếp vào đất với lượng 75-100 kg/ha/lần, định kỳ
1-1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.
Làm giàn tạo tán cho nho
Độ cao
của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Chọn ngọn khỏe
nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần
cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành
cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới –
cành cấp 1. Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí
sau cho phân bố đều về các hướng.
Cần tỉa cành, tạo tán cho nho khi cây trưởng thành
Khi
cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp
hai - cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ
trồng. Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió
lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc
cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như
dây aln, bẹ chuối ...
Cắt cành xử lý ra hoa
Khoảng
10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi
rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại
cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to
khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn
cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.
Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi
dây chỉ để 2 – 3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ các trái bị dị tật,
méo, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.
Xới xáo
Cần chăm sóc, xới xáo, tưới nước, bón phân hợp lý, đúng thời kỳ
Dưới
tán giàn nho thường ít cỏ, mặt đất không phơi ra nắng, ít bị mất nước,
đóng váng. Tuy nhiên điều tra ở Nha Hố cho thấy 70% các người trồng nho
xới đất mỗi vụ một lần để phá bỏ một phần bộ rễ cũ, tái tạo bộ rễ mới
kết hợp bón phân, trộn đều vào đất.
Tưới nước
Tưới
nước là một kỹ thuật quan trọng cùng với phân bón quyết định năng suất.
Tưới chỉ cần thiết vào vụ nắng và về mùa mưa có khi cũng phải tưới. Đất
thịt tưới nhiều nước hơn nhưng số lần tưới ít thường cách 10 - 15 ngày
tưới một lần, nhưng thời kỳ ra hoa quả, sau 7 - 10 ngày đã lại cần tưới.
Đất cát tưới một lượng nước ít hơn nhưng số lần tưới phải nhiều hơn,
thường 5 - 7 ngày phải tưới một lần; khi lá nhiều, ra hoa quả - mỗi lần
tưới chỉ cách nhau 3 đến 5 ngày.
Thu hoạch
Sau khi
thu hoạch nho không chín thêm nữa. Đây là một nhược điểm vì nhiều trái
cây khác như chuối, đu đủ, bơ, dứa v.v... có thể hái khi trái chưa chín,
còn cứng, chịu được vận chuyển. Nho thì phải đợi chín mới thu hoạch
được. Do đó phải chọn những giống thịt cứng, vỏ dày, dễ vận chuyển, nếu
muốn bán các giống nho ăn tươi. Năng suất tùy giống, tùy vụ, tùy mức độ
chăm sóc.(Tin tức Tây Đô - Theo Vietq.vn)