Chuyển đến nội dung chính

Cuộc sống khấm khá nhờ trồng sắn dây

Cuộc sống khấm khá nhờ trồng sắn dây


Từ việc trồng sắn dây tự phát với quy mô nhỏ lẻ, năng suất thấp, nhiều hộ nông dân tại xã Thạnh Đông, H.Tân Châu (Tây Ninh) đã áp dụng kỹ thuật trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Giang Phương
Ông Phượng áp dụng cách trồng mới giúp sắn dây có sản lượng cao - Ảnh: Giang Phương

Mày mò tìm cách trồng mới
Theo thống kê của Hội Nông dân xã Thạnh Đông, diện tích sắn dây tại địa phương tăng dần trong những năm gần đây (hơn 10 ha, lớn nhất H.Tân Châu) xuất phát từ cách trồng mới do nông dân tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng thành công. Một trong những hộ dân thực hiện thành công cách trồng sắn dây mới mang lại hiệu quả kinh tế cao là ông Đinh Xuân Phượng (ngụ ấp Thạnh Nghĩa, xã Thạnh Đông). Ông Phượng kể, gia đình ông có 0,2 ha đất dùng để trồng khoai mì. Mỗi vụ mì cho thu hoạch chỉ khoảng 6 triệu đồng (chưa kể công nhà tự bỏ ra chăm sóc). Thấy lợi nhuận từ cây mì thấp hơn nhiều so với nhiều hộ dân xung quanh trồng sắn dây nên ông bắt đầu lân la học hỏi cách trồng. Tìm hiểu, ông Phượng được biết sắn dây là loại dễ trồng, không kén đất, chi phí đầu tư thấp mà lại ít tốn công chăm sóc. Năm 2012, ông Phượng quyết định trồng sắn dây thay thế cây mì trên 0,2 ha đất nhà. Mới đầu, ông trồng sắn bằng dây, đắp ụ, làm giàn leo bằng cây tre hoặc trúc. Thế nhưng, chờ đợi gần 1 năm sau, khi thu hoạch thì sản lượng không như mong đợi. Sang năm thứ 2, ông Phượng bắt đầu thử nghiệm cách trồng sắn dây bằng củ, đắp ụ và làm giàn leo bằng trụ xi măng. Mới đầu, ông chỉ trồng thử 100 gốc nhưng kết quả bất ngờ, mỗi ụ sắn dây cho sản lượng củ từ 15-17 kg/ụ, hàm lượng bột trong củ cao gấp đôi so với sắn trồng bằng dây. Từ đó, ông chính thức áp dụng cách trồng mới này trên toàn bộ 0,2 ha đất với hơn 500 ụ sắn.
 
Ông Phượng chia sẻ: “Sắn dây là cây lấy củ nên muốn có năng suất cao, ngoài chăm sóc thì mỗi ụ sắn càng to cao càng tốt. Đặc biệt, đất phải mới và tơi xốp, giàn phải đủ cho sắn leo. Nếu dây sắn trên giàn dày quá dẫn đến quang hợp kém sẽ cho hiệu quả không cao”. Ông Phượng ước tính trong vụ mới năm nay, trung bình mỗi ụ sẽ chho thu hoạch 15 kg (giá bán sắn giây trên thị trường hiện nay là 15.000 đồng/kg), dự kiến ông sẽ thu về trên 60 triệu đồng, trừ các chi phí còn lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ.
 
Thoát nghèo nhờ sắn
Từ mô hình trồng sắn mang lại hiệu quả kinh tế của gia đình ông Phượng, nhiều hộ dân ở xã Thạnh Đông đã học hỏi và áp dụng thành công để vươn lên thoát nghèo. Anh Nguyễn Văn Út (cùng ngụ xã Thạnh Đông) người có thâm niên hơn 5 năm trồng sắn dây cho biết sắn dây mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với các loại cây trồng khác như mía, mì. Anh Út cho biết, vụ vừa qua, anh trồng sắn dây trên diện tích 0,4 ha đất nhà với khoảng 1.500 ụ sắn dây. Trung bình gia đình anh thu được 3.500 kg sắn củ/0,1 ha đất. Thời điểm này với giá bán ổn định khoảng 15.000 đồng/kg thì gia đình thu về khoảng 52 triệu đồng/vụ.
 
Ông Lê Hoàng Long, Chủ tịch Hội nông dân xã Thạnh Đông, cho biết: “Những năm gần đây, người dân trồng sắn dây ở xã Thạnh Đông không phải lo lắng về đầu ra của sản phẩm vì củ sắn dây đang được thị trường ưa chuộng. Sắn dây có rất nhiều công dụng hay, đặc biệt là loại sản phẩm giải nhiệt rất hiệu quả trong mùa nóng. Do đó, việc diện tích sắn dây ngày càng được mở rộng là hướng phát triển kinh tế tốt tại địa phương”.
(Nguồn: taydo)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh