Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2015

Tôm, cá Việt chinh phục “ông lớn”

Tôm, cá Việt chinh phục “ông lớn” Trải qua gần 20 năm kể từ những ngày đầu “lò dò” đặt chân đến thị trường Mỹ, tôm cá Việt Nam hiện đã giành được thị phần khá ổn định, lọt vào danh sách những sản phẩm thủy sản được ưa thích tại Mỹ. Chinh phục “ông lớn” Mỹ Năm 1994, những lô hàng thủy sản đầu tiên của Việt Nam xuất hiện tại thị trường Mỹ. Dù giá trị kim ngạch trong những năm đầu tiên còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng 6 triệu USD, tuy nhiên, theo đánh giá, việc đặt chân được đến thị trường rộng lớn này đã mở ra cơ hội mới cho ngành thủy sản Việt Nam.   Đến năm 2001, Mỹ lọt vào danh sách các nước nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam với tổng giá trị khoảng 500 triệu USD, chiếm khoảng 28,4% thị phần. Hiện tại, Mỹ là thị trường lớn nhất của thủy sản xuất khẩu Việt Nam ở 4 mặt hàng, gồm tôm, cá tra, cá ngừ và cua ghẹ. Là sản phẩm xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam, mặt hàng tôm đông lạnh cũng đã có mặt tại thị trường Mỹ từ đầu những năm 2000. Đặc biệt, xuất khẩu tôm sang

Đăk Lăk: 49.000 ha cây trồng bị hạn

Đăk Lăk: 49.000 ha cây trồng bị hạn   Ông Trang Quang Thành, GĐ Sở NN-PTNT Đăk Lăk cho biết, tính đến ngày 21/4 trên địa bàn có gần 49.000 ha cây trồng bị hạn   Do nắng hạn kéo dài, đến nay nhiều con suối trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk không còn dòng chảy, sông Krông Năng, Krông Păc… đã khô nước từ tháng 2, nước ngầm suy giảm nên nhu cầu nước để phục vụ SX và sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Ông Lê Gia Dậu, GĐ Cty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk cho biết, Cty đã chi hơn 10 tỷ đồng để nạo vét kênh mương, xây các trạm bơm dã chiến. Đồng thời đề nghị Trung ương hỗ trợ đợt 1 hơn 30 tỷ đồng để Cty mua máy bơm, xây dựng 5 trạm bơm dã chiến, đắp 2 đập dâng trên sông Krông Păh để giữ nước. Ngoài ra tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để chống hạn như tăng cường giữ nước, nạo vét kênh mương và tu sửa các công trình bị rò rỉ thất thoát nước, sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, phân bổ nguồn nước tưới cho các loại cây trồng phù hợp, tránh tình trạng tranh chấp nước tưới... Hiện tạ

Lợi ích của cây trồng biến đổi gen GMO

Lợi ích của cây trồng biến đổi gen GMO Cây trồng biến đổi gen (GMO) được tạo ra để đạt được những tính trạng mong muốn như kháng côn trùng hoặc đẩy nhanh giai đoạn chín của trái cây, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đã có 8 loại cây trồng GMO phổ biến hiện nay (ngô, đậu tương, bông, cây cải dầu, cỏ linh lăng, củ cải đường, đu đủ, bí đỏ). Những lợi ích của cây trồng GMO - Kháng côn trùng: Tính trạng này giúp nông dân được bảo đảm cả mùa vụ khỏi các loại sâu bệnh, giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu và giảm chi phí đầu vào. Mô hình trồng ngô biến đổi gen ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Ảnh: Trang Thu - Chịu hạn: Cây trồng GMO thể hiện khả năng chịu hạn có thể phát triển ở những khu vực thổ nhưỡng khô hạn hơn, bảo tồn nguồn nước và các nguồn tài nguyên môi trường khác. - Chịu thuốc diệt cỏ: Cây trồng chịu được những loại thuốc diệt cỏ nhất định giúp nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ để diệt cỏ dại chỉ khi cần thiết và tạo điều kiện cho nông dân áp dụng phương pháp canh tác

Sâu bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương

Sâu bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương     Phun thuốc diệt trừ châu chấu hại cây trồng tại xã Sóc Đăng (Đoan Hùng, Phú Thọ).   Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, đợt nắng nóng gay gắt đầu mùa dự báo sẽ kết thúc ở các tỉnh Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào hôm nay (21-4); ở các tỉnh Trung Trung Bộ sẽ kết thúc vào ngày 22-4. Từ ngày 22-4, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và rải rác có dông. Trưa 20-4, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có mưa rào trong khoảng 30 phút, nhờ đó hai đám cháy rừng lớn được phát hiện tại hai huyện Trùng Khánh và Hòa An trong ngày 19-4 được dập tắt hoàn toàn. Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) khuyến cáo: Tại các tỉnh phía bắc, do điều kiện thời tiết thuận lợi, sâu non tiếp tục nở và gây hại trên diện rộng, nhất là các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, trên các trà lúa giai đoạn phát triển đòng. Tại các tỉnh phía nam, rầy nâu phổ biến giai đoạn trưởng thành tiếp tục di trú với mật độ không cao và không tập trung. * Dịch châu chấ

Cây trồng biến đổi gen không phải là "chìa khóa vàng" cho nông nghiệp

Cây trồng biến đổi gen không phải là "chìa khóa vàng" cho nông nghiệp Ngô biến đổi gen đến ngày cho thu hoạch tại xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN) Công nghệ sinh học hay cây trồng biến đổi gen chỉ là một trong những giải pháp góp phần tạo ra các loại giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của bà con nông dân, chứ không phải là "chìa khóa vàng" cho ngành nông nghiệp. Đó là khẳng định của các nhà khoa học liên quan đến việc phát triển các loại cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam hiện nay. Theo phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Văn Toản - Trưởng ban đào tạo sau Đại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thực chất của biến đổi gen là tổng hợp ra một loại protein mới có khả năng kháng chịu một đặc tính nhất định như kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ. Sau khi trải qua các biện pháp thử nghiệm, kiểm tra nghiêm ngặt và xác định loại protein này không phải là chất độc hay chất gây dị ứng đã biết, không phát sinh vấn đ

Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu

Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu Chuyện anh Nguyễn Ngọc Luân lấy bằng tiến sĩ lọc dầu ở Cộng hòa liên bang Đức và từ bỏ các công việc hấp dẫn về làm nông nghiệp một huyện thuần nông vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai đã làm nhiều người hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với anh, việc giúp nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của họ là ước mơ đã được ấp ủ bấy lâu nay.   Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Luân đang trao đổi với các xã viên về kỹ thuật trồng tiêu sạch. Sau khi lấy bằng cử nhân ở Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh ngành nông học và lấy thêm bằng tiến sĩ ngành lọc dầu ở Đức, anh Nguyễn Ngọc Luân đã quyết định trở về quê đầu tư làm nông nghiệp. Hiện nay, anh đang là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Lâm San, xã Lâm San, huyện cẩm Mỹ (Đồng Nai) với mô hình làm giàu bằng cách trồng tiêu sạch. Anh Luân tâm sự: “Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành lọc dầu ở Cộng hòa liên bang Đức, năm 2005, tôi quyết định ngưng một số công việc đang làm tại một số tổ chức

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết do tình hình nắng hạn kéo dài, vụ lúa hè thu và vụ mùa năm 2015, các địa phương ven biển Nam Trung Bộ (từ Ðà Nẵng tới Khánh Hòa) và Tây Nguyên, dự kiến chỉ gieo sạ hơn 346 nghìn ha, đồng thời có kế hoạch chuyển đổi gần 9.000 ha trồng lúa sang trồng các loại hoa màu khác như ngô, rau, đậu các loại, dưa hấu... theo hình thức xen canh, luân canh.    (Ảnh: minh hoạ) Ðược biết trước đó, vụ lúa đông - xuân 2014 - 2015 các địa phương tại khu vực này đã gieo sạ gần 263 nghìn ha, với sản lượng dự kiến đạt hơn 1,6 triệu tấn. Nhưng do nắng hạn nặng kéo dài cho nên nhiều diện tích đất nông nghiệp ở các tỉnh Ðác Lắc, Khánh Hòa... và khu vực Tây Nguyên, lúa không thể trồng được, hoặc phải chuyển sang trồng các loại hoa màu khác, với diện tích hơn 4.880 ha cho nên sản lượng bị giảm tới 35 nghìn tấn so với vụ đông - xuân năm trước. Nếu tính cả vụ hè thu và vụ mùa năm nay, các địa phương t

Bộ Nông nghiệp ủng hộ thành lập Hiệp hội Mắc ca

Bộ Nông nghiệp ủng hộ thành lập Hiệp hội Mắc ca Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đang xúc tiến các bước để thành lập hiệp hội này trong năm 2015. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn 2930 về việc phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Theo đó, Bộ ủng hộ đề xuất của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) thành lập Hiệp hội mắc ca Việt Nam và Tây Nguyên. Mắc ca là cây trồng mới, các vấn đề về công nghệ, chế biến, thị trường, quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc... vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, do đó, cơ quan này cho rằng LienVietPostBank cần phối hợp nghiên cứu, đánh giá thị trường và kỹ thuật trồng trên thế giới để rút kinh nghiệm phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Bộ cũng chỉ định Tổng Cục Lâm nghiệp là đơn vị quản lý cây mắc ca làm đầu mối để làm việc và phối hợp với ngân hàng trong các vấn đề về phát triển cây mắc ca. Viện nghiên cứu phát triển mắc ca cũng được thành lập từ nguồn vốn xã hội hoá. “Hiệp hội mở ra là để qu

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp giá trị cao

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp giá trị cao Những mô hình kinh tế trang trại được hình thành trong quá trình huyện Thạch Thất (Hà Nội) thực hiện xây dựng nông thôn mới đang khẳng định bước đi đúng, góp phần hình thành diện mạo nông thôn mới, tạo việc làm ổn định, nâng chất lượng sống đối với bà con nông dân ngay trên mảnh đất quê hương.  Mô hình trồng hoa ly đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Anh Nguyễn Duy Liên, đội 5 xã Đại Đồng - người đầu tiên đầu tư chăn nuôi đà điểu của huyện chia sẻ, thời gian đầu triển khai thực hiện, chưa có kinh nghiệm nên anh đã xác định sẽ gặp nhiều khó khăn. Với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương anh đã quyết tâm thực hiện mô hình nuôi đà điểu, vươn lên làm giàu. Hiện mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 200 triệu đồng.  Trên diện tích khoảng 700 m2, anh Liên nuôi 70 con đà điểu thương phẩm gồm 2 lứa, lứa lớn hơn 2 tháng tuổi và lứa nhỏ gần 1 tháng tuổi. Một con đà điểu thương phẩm có thời gian nuôi từ khi nhập con giống đến khi

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 13-19/4)

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 13-19/4)   Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, chuột tiếp tục gây hại có xu hướng tăng trên lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.   1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Bệnh đạo ôn: + Bệnh hại lá: Tiếp tục hại trên lúa trà muộn, giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, đặc biệt trên các giống nhiễm; bệnh giảm hoặc không phát sinh trên trà lúa sớm, chính vụ từ giai đoạn làm đòng trở đi. + Bệnh đạo ôn cổ bông: Nguy cơ phát sinh, gây hại trên trà lúa sớm giai đoạn trỗ bông, nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ. Đặc biệt trên những ruộng gieo cấy các giống nhiễm, vùng đã bị đạo ôn lá nặng. Cần theo dõi chặt diễn biến và phòng chống tại các diện tích có nguy cơ cao bằng thuốc đặc hiệu. - Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2 tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa trà sớm, chính vụ từ giai đoạn đòng, gây hại cục bộ tại một số vùng phía Nam khu 4. Cần theo dõi và phòng chống kịp thời tại những diện tích có mật độ cao. - Chuột: Tiếp tục phát sinh g

Loại cây trồng giúp sạch muỗi trong nhà

Loại cây trồng giúp sạch muỗi trong nhà Mùi hương của bông và lá cây cúc vạn thọ là mùi mà muỗi rất không ưa.    Mùi hương của bông và lá cây cúc vạn thọ là mùi mà muỗi rất không ưa. Trồng sả   Để giúp đuổi muỗi, rất nhiều gia đình đã trồng sả quanh nhà. Sả có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, không thể tìm được bạn ở đâu để chích.   Hoa dạ hương   Nằm đầu bảng các loài hoa đuổi muỗi chính là hoa dạ hương. Một khóm hoa dạ hương ngoài vườn với mùi hương ngào ngạt vào ban đêm sẽ giúp nhà gần như không bao giờ có muỗi bén mảng tới.   Cúc vạn thọ    Mùi hương của bông và lá cây cúc vạn thọ là mùi mà muỗi rất không ưa. Trồng một vài chậu hoa cúc vạn thọ quanh nhà, ngoài vườn cũng là cách để hạn chế muỗi tấn công con người.   Cây phong lữ    Bạn nên trồng trong sân, nhà vài chậu hoa phong lữ để trang trí nhà cửa và tận dụng luôn tác dụng đuổi muỗi cực đỉnh của nó loài hoa này.   Cây húng chanh    Cây húng chanh được xem là mộ

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc