Chuyển đến nội dung chính

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 23-29/3)

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 23-29/3)


Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, rầy nâu, rầy lưng trắng xen gối lứa trên lúa đòng - chắc xanh, hại nặng cục bộ trên lúa chắc xanh - đỏ đuôi, tập trung tại các tỉnh duyên hải.
 
140401-benh-tren-cay-chuoi-1.jpg

1. Trên lúa 
a) Các tỉnh phía Bắc 
- Bệnh đạo ôn hại lá: Thời gian tới thời tiết ấm dần, xen kẽ các đợt mưa, đêm và sáng sương mù nhiều, ẩm độ không khí cao kết hợp với việc bón thúc cho lúa là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh, gây hại gia tăng, gây cháy chòm trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ đến con gái; đặc biệt trên các giống nhiễm (Xi 23, IR 1820, X21, nếp, BC 15, NX 30, BC 15, AC 5, P6…), gieo cấy dày, bón nhiều phân đạm. 
Cần theo dõi chặt chẽ, phát hiện bệnh sớm và tranh thủ thời tiết thuận lợi để tổ chức phòng trừ kịp thời khi còn diện hẹp. 
- Chuột: Chuột tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng trên lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng. Đặc biệt tại các địa phương bị nhiễm chuột cao trong các vụ trước, các vùng chưa triển khai tốt công tác diệt chuột ở giai đoạn đầu vụ, vùng ven gò bãi thiếu nước. 
- Ngoài ra, cần tập trung chăm lúa; theo dõi sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, rầy các loại, tuyến trùng, nghẹt rễ. 

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên 
- Rầy nâu, rầy lưng trắng xen gối lứa trên lúa đòng - chắc xanh, hại nặng cục bộ trên lúa chắc xanh - đỏ đuôi, tập trung tại các tỉnh duyên hải. 
- Chuột: Tiếp tục gây hại có xu hướng tăng trên lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, hại nặng cục bộ tại các vùng ven làng, gò bãi, vùng chưa tổ chức phòng trừ tốt. 
- Các đối tượng như bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa đòng - trỗ tại khu vực có đạo ôn lá ở tỉnh các tỉnh duyên hải; sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, lem thối hạt, sâu đục thân, đốm nâu, sâu năn phát sinh, gây hại cục bộ. 

c) Các tỉnh phía Nam 
- Trong tuần tới có đợt rầy cám nở rộ. Cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời không để lây lan sang diện rộng và truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá sang các trà lúa HT mới gieo sạ. Đối với các địa phương chuẩn bị xuống giống lúa HT: Tuân thủ lịch xuống giống né rầy ở địa phương, làm tốt vệ sinh đồng ruộng, áp dụng triệt để kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng” và “công nghệ sinh thái”. 
- Bệnh đạo ôn lá tiếp tục xuất hiện và gây hại nhẹ trên lúa HT sớm giai đoạn đẻ nhánh và bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện trên trà lúa ĐX gieo sạ muộn giai đoạn đòng trổ. Kiểm tra ruộng lúa để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Ngoài ra cần theo dõi và phòng chống chuột gây hại giai đoạn mới gieo sạ; muỗi hành, rầy phấn trắng và bệnh cháy bìa lá giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. 

2. Trên cây trồng khác 
- Bệnh đốm lá, rệp, sâu cắn lá, đục thân trên bắp (ngô); sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy trên rau tiếp tục phát sinh, gây hại với mức độ nhẹ - trung bình. 
- Rau họ hoa thập tự: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn tiếp tục hại; sâu tơ, rệp hại tăng; bệnh đốm vòng hại nhẹ. 
- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại; bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to - thu hoạch. 
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại. 
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại có xu hướng giảm về diện tích nhiễm. 
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
 
(Nguồn: taydo)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh