Chuyển đến nội dung chính

Liên kết 4 nhà hỗ trợ phát triển nông nghiệp ĐBSCL

Liên kết 4 nhà hỗ trợ phát triển nông nghiệp ĐBSCL


Nhà nước vận động các doanh nghiệp liên kết với nhà khoa học nghiên cứu phục vụ sản xuất của người nông dân.
Chiều 9/11, tại TP Cần Thơ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Tạo mối liên kết bốn nhà, tạo chuỗi liên kết giá trị, hỗ trợ  đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật về nông nghiệp vùng ĐBSCL”.
ĐBSCL có diện tích đất tự nhiên khoảng 3 triệu ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản, chiếm 30% diện tích đất nông nghiệp cả nước. Nhờ ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào sản xuất nên hằng năm, ĐBSCL sản xuất hơn 50% sản lượng lúa, đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu, cung cấp hơn 52% lượng thủy sản, đạt trên 60% kim ngạch xuất khẩu và hơn 70% sản lượng trái cây cả nước.
Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp của ĐBSCL hiện nay còn hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa phát huy được tiềm năng to lớn của vùng, sản phẩm làm ra  chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường thế giới….
 
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng năng xuất chất lượng (Ảnh: KT)
 
Để ngành nông nghiệp ĐBSCL phát triển cả diện rộng lẫn chiều sâu, tại hội thảo các nhà khoa học đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn để  thúc đẩy tiềm lực khoa học và công nghệ phát triển; tăng cường phổ kiến những kiến thức, thông tin khoa học mới về chăn nuôi, trồng trọt cho nông dân; xây dựng thương hiệu và các giải pháp  tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Dịp này, các doanh nghiệp, các nhà nông còn chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng khoa học có hiệu quả trong sản xuất như: mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGap,  Global gap; các quy trình sản xuất “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm”… Đặc biệt là các sáng chế của nông dân ứng dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ông Cao Văn Tám, xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ - nông dân điển hình  trong sáng chế máy nông cụ đưa vào sản xuất cho biết, trước thực trạng đồng đất không cải tạo được đường nước sâu, khi sạ lúa nếu thoát nước chậm sẽ hao lúa. Từ đó ông có ý tưởng thiết kế chiếc máy đào vét đường nước hoạt động hiệu quả nhằm nâng cao năng suất lúa.           
Với quan điểm đầu tư ứng dụng khoa học vào sản xuất là giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho người nông dân ĐBSCL, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, Nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nguyên cứu  khoa học ứng dụng vào thực tiễn; vận động các doanh nghiệp liên kết với nhà khoa học nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, chế biến, xuất khẩu…
PGS.TS. Trần Thị Ba, giảng viên Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, để nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, trong phát triển cần quan tâm đến yếu tố tác động của biến đổi khí  hậu, bảo vệ môi trường và  an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Ở Việt Nam đã hình thành những khu nông nghiệp công nghệ cao trong đó trồng rau trong điều kiện có bảo vệ, có mái che, trồng trong nhà màng lưới ni lon để khống chế mưa gió khống chế côn trùng… đưa sản lượng nông nghiệp đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng, an toàn. Những mô hình thực nghiệm thành công này sẽ giúp bà con nông dân học hỏi cũng như những doanh nghiệp có điều kiện hợp tác cùng nông dân sản xuất những sản phẩm như thế. Nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới có thể sánh vai bằng với nền nông nghiệp thế giới”, PGS.TS. Trần Thị Ba khẳng định
(Nguồn: taydojsc.com.vn)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh