Lấp ao, băm nhỏ đất nông nghiệp
Một người sở hữu gần 7.000 m2 đất ao, phân nhỏ bán cho những người khác. Sau đó, cũng chính chủ đất này xin quận Bình Tân, TP HCM cho lập vườn rồi lấp ao trên
Trước
vụ việc hàng ngàn mét vuông đất ao bị san lấp, chủ đất xẻ nhỏ đất nông
nghiệp ở khu phố 7, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân bán cho nhiều
người, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân vừa yêu cầu UBND quận Bình Tân
tạm dừng toàn bộ trường hợp san lấp, phân chiết thửa để chờ ý kiến xử
lý của UBND TP. Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động cho thấy chủ
đất đã bán đất ao trước rồi san lấp sau.
Mua bán đất ao
Một số người dân địa phương xác nhận khu đất rộng gần 7.000 m2 nhìn ra mặt đường Bến Lội, khu phố 7, phường Bình Trị Đông A nguyên là ao sâu 4,5 m của nhiều chủ khác nhau, sau đó ông Châu Minh Hoàng (Hoàng “sử”, ngụ quận Bình Tân) đến mua hết. “Khoảng năm 2010, ông Hoàng cho san lấp toàn bộ ao” - ông Châu, nhà ở cạnh khu đất, kể. Một người dân cạnh đó cho biết thêm: “Mỗi khi rao bán đất, ông Hoàng đều khẳng định chắc nịch là khu này sẽ quy hoạch đâu ra đó, có đường sá đàng hoàng, cống thoát nước hẳn hoi”. Chưa hết, theo bà V., ông Hoàng còn “vẽ” với những người mua đất là khu này chia làm hai: một bên là dân cư, bên kia là xí nghiệp. “Thế nhưng, đã hơn 2 năm rồi vẫn chưa thấy nhà nào mọc lên!” - bà V. nói.
Ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết khu đất trên rộng gần 6.700 m2 do ông Châu Minh Hoàng sở hữu. Lô đất đã được UBND quận Bình Tân cấp sổ đỏ vào năm 2002. “Việc mua bán đất nông nghiệp giữa ông Hoàng với nhiều người không hề thông qua chính quyền địa phương mà chỉ bằng giấy tay” - ông Bình nói.
Theo
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân, những trường hợp mua đất
của ông Hoàng đều tự kê khai thời điểm mua trước ngày 1-7-2004 và do mua
bán giấy tay nên không có xác nhận của chính quyền địa phương. Tuy
nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, không ít trường hợp mua đất của ông
Hoàng vào thời điểm năm 2010 sau khi đã san lấp ao!
Cấp ồ ạt 42 sổ đỏ
Theo bà Võ Thị Kim Hiền, Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Bình Tân, quận này đã cấp tổng cộng 42 sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) cho 42 trường hợp đã mua đất bằng giấy tay với ông Hoàng. Thời điểm quận cấp những sổ đỏ này kéo dài từ tháng 9-2013 đến tháng 4-2014.
Vậy tại sao từ lúc mua đất, những người giao dịch với ông Hoàng không làm chủ quyền mà hơn 10 năm sau, tháng 8-2013, họ mới đồng loạt xin hợp thức hóa để quận cấp sổ đỏ? Lý giải việc cấp sổ đỏ một cách ồ ạt này, ông Nguyễn Gia Thái Bình cho rằng quận làm theo đúng quy định pháp luật bởi căn cứ thứ nhất là điều 11 Nghị định 84 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết cấp giấy chủ quyền cho những trường hợp mua đất bằng giấy tay trước ngày 1-7-2004; thứ hai là thời điểm 2013, quận thực hiện Chỉ thị 1474 của Chính phủ về cấp sổ đỏ đại trà cho người dân để bảo đảm chỉ tiêu.
Trước việc cấp sổ đỏ có nguồn gốc đất nông nghiệp một cách dễ dàng như vậy, một cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường nhận định căn cứ cấp sổ đỏ như lãnh đạo quận Bình Tân nêu ra là không sai. Tuy nhiên, cơ sở cấp sổ đỏ còn phải căn cứ vào những quy định khác về tách thửa đất của Chính phủ và UBND TP hay kế hoạch sử dụng đất để tránh tình trạng băm nhỏ đất nông nghiệp. “Căn cứ trên số sổ đỏ mà quận Bình Tân đã cấp cho 42 trường hợp thì nhiều mảnh đất nông nghiệp diện tích chỉ từ 50-60 m2” - cán bộ này dẫn chứng.
Đã bán đất nhưng vẫn xin lập vườn!
Vậy ai đã cho phép ông Châu Minh Hoàng được lấp ao và san mặt bằng trên khu đất nông nghiệp gần 7.000 m2 đã bán cho những người khác? Trả lời vấn đề này, ông Lê Minh Nhựt, Chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông A, xác nhận: “Sau khi ông Hoàng có đơn gửi UBND quận Bình Tân xin lập vườn, tháng 6-2010 (trước thời điểm người mua xin cấp sổ đỏ), quận đã ra Thông báo số 350 cho ông Hoàng được “lập vườn, lấp ao để trồng cây…”. Sau khi có tấm giấy “thông hành” này, chỉ trong thời gian ngắn, ông Hoàng đã san lấp gần 7.000 m2 đất ao. Điều đáng nói là dù ông Hoàng đã bán gần hết diện tích đất ao trong số 6.700 m2 mà ông đứng chủ quyền nhưng vẫn xin lập vườn khu đất này.
Lý giải điều bất hợp lý trên, ông Nguyễn Gia Thái Bình nói: “Ông Hoàng bán đất bằng giấy tay nên quận không có cơ sở giảm trừ phần đất đã bán. Do đó, ông Hoàng xin lập vườn cả khu đất thì quận cho… hết”. Theo ông Bình, việc quận quyết định cho ông Hoàng được lập vườn dựa trên nghị quyết “chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương” nhằm khuyến khích người dân chuyển từ đất lúa ao hồ sang trồng trọt, chăn nuôi.
Một thực tế khác cũng cho thấy dù quận Bình Tân đã chấp thuận cho ông Hoàng được lập vườn từ nguồn gốc đất nông nghiệp (kể cả phần diện tích đất nông nghiệp ông Hoàng đã bán trước đó) nhưng trên những sổ đỏ mà quận đã cấp cho 42 người mua lại ghi “mục đích sử dụng là đất nuôi trồng thủy sản” (đất ao - PV). Vậy liệu điều dư luận đặt ra là có cơ sở: “Phải chăng việc san lấp ao của chủ đất để lập vườn là nhằm hợp thức hóa chuyện phân lô bán đất nông nghiệp cũng như để làm giấy tờ nhà đất dễ dàng hơn”?
Mua bán đất ao
Một số người dân địa phương xác nhận khu đất rộng gần 7.000 m2 nhìn ra mặt đường Bến Lội, khu phố 7, phường Bình Trị Đông A nguyên là ao sâu 4,5 m của nhiều chủ khác nhau, sau đó ông Châu Minh Hoàng (Hoàng “sử”, ngụ quận Bình Tân) đến mua hết. “Khoảng năm 2010, ông Hoàng cho san lấp toàn bộ ao” - ông Châu, nhà ở cạnh khu đất, kể. Một người dân cạnh đó cho biết thêm: “Mỗi khi rao bán đất, ông Hoàng đều khẳng định chắc nịch là khu này sẽ quy hoạch đâu ra đó, có đường sá đàng hoàng, cống thoát nước hẳn hoi”. Chưa hết, theo bà V., ông Hoàng còn “vẽ” với những người mua đất là khu này chia làm hai: một bên là dân cư, bên kia là xí nghiệp. “Thế nhưng, đã hơn 2 năm rồi vẫn chưa thấy nhà nào mọc lên!” - bà V. nói.
Ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết khu đất trên rộng gần 6.700 m2 do ông Châu Minh Hoàng sở hữu. Lô đất đã được UBND quận Bình Tân cấp sổ đỏ vào năm 2002. “Việc mua bán đất nông nghiệp giữa ông Hoàng với nhiều người không hề thông qua chính quyền địa phương mà chỉ bằng giấy tay” - ông Bình nói.
Khu đất gần 7.000 m2 trước đây là ao nay đã được chủ đất san phẳng Ảnh: VÕ LÊ
Cấp ồ ạt 42 sổ đỏ
Theo bà Võ Thị Kim Hiền, Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Bình Tân, quận này đã cấp tổng cộng 42 sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) cho 42 trường hợp đã mua đất bằng giấy tay với ông Hoàng. Thời điểm quận cấp những sổ đỏ này kéo dài từ tháng 9-2013 đến tháng 4-2014.
Vậy tại sao từ lúc mua đất, những người giao dịch với ông Hoàng không làm chủ quyền mà hơn 10 năm sau, tháng 8-2013, họ mới đồng loạt xin hợp thức hóa để quận cấp sổ đỏ? Lý giải việc cấp sổ đỏ một cách ồ ạt này, ông Nguyễn Gia Thái Bình cho rằng quận làm theo đúng quy định pháp luật bởi căn cứ thứ nhất là điều 11 Nghị định 84 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết cấp giấy chủ quyền cho những trường hợp mua đất bằng giấy tay trước ngày 1-7-2004; thứ hai là thời điểm 2013, quận thực hiện Chỉ thị 1474 của Chính phủ về cấp sổ đỏ đại trà cho người dân để bảo đảm chỉ tiêu.
Trước việc cấp sổ đỏ có nguồn gốc đất nông nghiệp một cách dễ dàng như vậy, một cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường nhận định căn cứ cấp sổ đỏ như lãnh đạo quận Bình Tân nêu ra là không sai. Tuy nhiên, cơ sở cấp sổ đỏ còn phải căn cứ vào những quy định khác về tách thửa đất của Chính phủ và UBND TP hay kế hoạch sử dụng đất để tránh tình trạng băm nhỏ đất nông nghiệp. “Căn cứ trên số sổ đỏ mà quận Bình Tân đã cấp cho 42 trường hợp thì nhiều mảnh đất nông nghiệp diện tích chỉ từ 50-60 m2” - cán bộ này dẫn chứng.
Đã bán đất nhưng vẫn xin lập vườn!
Vậy ai đã cho phép ông Châu Minh Hoàng được lấp ao và san mặt bằng trên khu đất nông nghiệp gần 7.000 m2 đã bán cho những người khác? Trả lời vấn đề này, ông Lê Minh Nhựt, Chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông A, xác nhận: “Sau khi ông Hoàng có đơn gửi UBND quận Bình Tân xin lập vườn, tháng 6-2010 (trước thời điểm người mua xin cấp sổ đỏ), quận đã ra Thông báo số 350 cho ông Hoàng được “lập vườn, lấp ao để trồng cây…”. Sau khi có tấm giấy “thông hành” này, chỉ trong thời gian ngắn, ông Hoàng đã san lấp gần 7.000 m2 đất ao. Điều đáng nói là dù ông Hoàng đã bán gần hết diện tích đất ao trong số 6.700 m2 mà ông đứng chủ quyền nhưng vẫn xin lập vườn khu đất này.
Lý giải điều bất hợp lý trên, ông Nguyễn Gia Thái Bình nói: “Ông Hoàng bán đất bằng giấy tay nên quận không có cơ sở giảm trừ phần đất đã bán. Do đó, ông Hoàng xin lập vườn cả khu đất thì quận cho… hết”. Theo ông Bình, việc quận quyết định cho ông Hoàng được lập vườn dựa trên nghị quyết “chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương” nhằm khuyến khích người dân chuyển từ đất lúa ao hồ sang trồng trọt, chăn nuôi.
Một thực tế khác cũng cho thấy dù quận Bình Tân đã chấp thuận cho ông Hoàng được lập vườn từ nguồn gốc đất nông nghiệp (kể cả phần diện tích đất nông nghiệp ông Hoàng đã bán trước đó) nhưng trên những sổ đỏ mà quận đã cấp cho 42 người mua lại ghi “mục đích sử dụng là đất nuôi trồng thủy sản” (đất ao - PV). Vậy liệu điều dư luận đặt ra là có cơ sở: “Phải chăng việc san lấp ao của chủ đất để lập vườn là nhằm hợp thức hóa chuyện phân lô bán đất nông nghiệp cũng như để làm giấy tờ nhà đất dễ dàng hơn”?
Thanh tra TP sẽ làm rõ
Tháng 6-2014, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM đã kiểm tra quy trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo kiểm tra về tính hợp pháp và khả thi của thông báo lập vườn do UBND quận Bình Tân ban hành liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tình hình quản lý sử dụng đất, trật tự xây dựng trên địa bàn. Tháng 10 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân giao Chánh Thanh tra TP lập đoàn liên ngành thanh tra toàn bộ nội dung vụ việc.
Tháng 6-2014, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM đã kiểm tra quy trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo kiểm tra về tính hợp pháp và khả thi của thông báo lập vườn do UBND quận Bình Tân ban hành liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tình hình quản lý sử dụng đất, trật tự xây dựng trên địa bàn. Tháng 10 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân giao Chánh Thanh tra TP lập đoàn liên ngành thanh tra toàn bộ nội dung vụ việc.
V.Lê
(Nguồn: taydojsc.com.vn)