Chuyển đến nội dung chính

Phấn đấu hoàn thành sớm kế hoạch trồng rừng năm 2014


 
 
Huyện Lạc Thủy chủ động cây giống phục vụ trồng rừng vụ xuân 2014.

Để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp về “Tết trồng cây”, UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 16/1/ 2014 về việc tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Ngọ 2014. Theo đó, toàn tỉnh lấy ngày 6/2/2014 là ngày mở đầu Tết trồng cây năm 2014; các huyện, thành phố đã phát động Tết trồng cây khởi động cho một mùa trồng rừng mới. UBND tỉnh giao cho các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện; phấn đấu Tết trồng cây xuân Giáp Ngọ 2014 toàn tỉnh trồng 26 vạn cây phân tán và cây ăn quả các loại.
Mục tiêu năm 2014, toàn tỉnh phấn đấu thực hiện kế hoạch trồng mới 8.560 ha rừng (590 ha rừng phòng hộ, 7.970 ha rừng sản xuất), bảo vệ rừng 89.098 ha, khoanh nuôi tái sinh 3.099 ha, duy trì ổn dịnh độ che phủ của rừng 49,3%. Theo đó, các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2014 theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của địa phương đã được phê duyệt, chủ động bố trí kinh phí, lồng ghép các nguồn vốn, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện kế hoạch, tranh thủ thời vụ, thời tiết thuận lợi để trồng cây đạt tỷ lệ sống cao.

Đồng chí Đinh Quang Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Xác định tầm quan trọng về môi trường sinh thái, những giá trị kinh tế mà rừng đem lại, những năm qua, ngành NN&PTNT đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ, phát triển thêm hàng triệu cây phân tán/năm, tăng diện tích che phủ đồi trọc.Song song với trồng rừng phòng hộ, phong trào trồng rừng kinh tế đã phát triển mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh. Hàng ngàn hộ nông dân của các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lạc Sơntừ nghèo khó đã vươn lên khá giả nhờ trồng rừng, phát triển nông - lâm kết hợp.Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội với việc giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình, thành phần kinh tế thực hiện quản lý bảo vệ và xây dựng vốn rừng. Năm 2013, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, bão lũ liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng các địa phương trong tỉnh đã chủ động khắc phục khó khăn, trồng mới được 8.860 ha rừng tập trung và 98 vạn cây phân tán. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc và bảo vệ rừng được triển khai đạt kết quả tốt nên rừng trồng phát triển nhanh, diện tích trồng rừng lâu năm ít bị xâm hại, góp phần lớn vào bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt, hạn hán xảy ra trên địa bàn.Trong định hướng phát triển kinh tế nông- lâm - ngư nghiệp đến năm 2015, tỉnh ta xác định là phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chất lượng và hiệu quả với khả năng cạnh tranh cao.Do vậy, việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh theo chiều sâu, tiếp tục trồng mới rừng tập trung và cây phân tán, tăng diện tích cây công nghiệp... được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Để tạo cơ sở vững chắc phát triển kinh tế rừng, các phong trào trồng rừng, làm vườn và kinh tế trang trại đã phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các tổ chức đơn vị.Các công ty TNHH về lâm nghiệp cũng đã tích cực phấn đấu chăm sóc, bảo vệ và khai thác có hiệu quả diện tích rừng được giao, phát triển thêm nhiều diện tích rừng trồng mới, đảm bảo việc làm ổn định cho hàng trăm công nhân bằng nghề rừng.Để chuẩn bị cho một mùa trồng rừng mới, ngay từ đầu năm 2014, các đơn vị tham gia trồng rừng đã hoàn thiện khâu phát dọn thực bì, cuốc hố. Riêng về nguồn giống, các đơn vị đã chủ động gieo tạo cây giống và hợp đồng cung cấp cây con với các vườn ươm cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh để phục vụ trồng cây mới và chăm sóc rừng trồng.Đến nay, các vườn ươm trên địa bàn đã chủ động chuẩn bị 638.000 cây giống các loại đủ tiêu chuẩn xuất vườn phục vụ cho trồng rừng vụ xuân. Tết Giáp Ngọ 2014, toàn bộ cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã hăng hái tham gia phong trào Tết trồng cây. Sau khi Tết trồng cây được phát động, các địa phương, đơn vị cũng bắt tay vào chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để trồng rừng tập trung và rừng phân tán theo các chương trình, dự án đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.Mỗi địa phương tuỳ theo điều kiện khác nhau để triển khai trồng rừng phù hợp, vùng cao chú trọng trồng rừng phủ xanh đất trống - đồi trọc, chống xói mòn, tăng diện tích rừng trồng mới; với các vùng thấp tập trung trồng cây xanh tại trường học, cơ quan, KCN, KDC... nhằm tạo môi trường thông thoáng, tạo cảnh quan đô thị văn minh, sạch đẹp.

Đồng chí Đới Văn Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp cho biết: Năm 2014, nhiệm vụ chủ yếu của ngành là tăng cường khuyến lâm, xây dựng các mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, vườn rừng, trang trại có hiệu quả kinh tế cao, chuyển giao tiến bộ KH-KT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương, giúp nhân dân trồng cây gây rừng có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt, chú trọng những loại cây đa tác dụng vừa có tác dụng phòng hộ, vừa có hiệu quả kinh tế cao góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Riêng Tết trồng cây, tỉnh trích ngân sách hỗ trợ cây giống cho các địa phương, đơn vị trong tỉnh 500 triệu đồng. Bên cạnh trồng mới diện tích rừng, đơn vị cũng chú trọng tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có, thực hiện tốt phòng cháy - chữa cháy, tiếp tục công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng.
(Nguồn: baohoabinh.com.vn)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh