Hậu Giang đầu tư hơn 313 tỷ đồng chuyển đổi cây trồng vật nuôi
Ngày 14-2, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, Nguyễn Văn Đồng, cho biết: UBND tỉnh vừa thông qua Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016.
Theo đó, đề án sẽ thực hiện bốn hợp phần: chuyển đổi 1.000 ha lúa ba
vụ sang hai lúa - một màu và hai lúa - một cá; chuyển đổi 1.000 ha diện
tích mía kém hiệu quả, năng suất thấp, không có đê bao ngăn lũ, diện
tích manh mún, nhỏ lẻ sang cây ăn quả xen rau màu và nuôi trồng thủy
sản; chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh
tế; hỗ trợ chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi
tập trung theo hướng an toàn dịch bệnh.
Theo ông Đồng, thực hiện đề án này sẽ góp phần hình thành được những
vùng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hóa lớn có năng suất cao, chất
lượng tốt, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi, tăng hiệu quả sản
xuất, tăng giá trị trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập, nâng cao đời
sống nhân dân, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập
cho người dân (lợi nhuận ước tính từ 30 - 50 triệu đồng/ha/năm).
Việc thực hiện đề án này còn gắn kết được các chương trình, đề án khác của ngành, góp phần tạo ra sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực; tạo nhiều việc làm, tham gia hiệu quả xóa đói, giảm nghèo và góp phần phát triển văn hóa, chính trị, xã hội khu vực nông thôn. Ngoài ra, đề án còn góp phần phát triển bền vững theo hướng GAP và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ.
Để thực hiện đề án này đạt hiệu quả cao, tỉnh cũng đề ra sáu giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ; về kỹ thuật sản xuất và quy trình sản xuất (giống, thủy lợi, cơ giới hóa, quy trình sản xuất); về thị trường - xúc tiến thương mại - tiêu thụ sản phẩm; về phối hợp, tổ chức sản xuất; về hạn chế rủi ro; về chính sách hỗ trợ, trong đó, ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay của dân (70% vốn đầu tư, sản xuất) trong hai năm theo từng hợp phần của đề án.
Riêng hợp phần hỗ trợ chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí đệm lót sinh học. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng các mô hình để nhân rộng... Ước tổng vốn đầu tư của đề án hơn 313,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 17%, vốn dân (bao gồm vốn tự có và tín dụng) chiếm 83%. Dự kiến tháng 6-2014 sẽ triển khai thực hiện đề án.
Việc thực hiện đề án này còn gắn kết được các chương trình, đề án khác của ngành, góp phần tạo ra sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực; tạo nhiều việc làm, tham gia hiệu quả xóa đói, giảm nghèo và góp phần phát triển văn hóa, chính trị, xã hội khu vực nông thôn. Ngoài ra, đề án còn góp phần phát triển bền vững theo hướng GAP và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ.
Để thực hiện đề án này đạt hiệu quả cao, tỉnh cũng đề ra sáu giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ; về kỹ thuật sản xuất và quy trình sản xuất (giống, thủy lợi, cơ giới hóa, quy trình sản xuất); về thị trường - xúc tiến thương mại - tiêu thụ sản phẩm; về phối hợp, tổ chức sản xuất; về hạn chế rủi ro; về chính sách hỗ trợ, trong đó, ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay của dân (70% vốn đầu tư, sản xuất) trong hai năm theo từng hợp phần của đề án.
Riêng hợp phần hỗ trợ chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí đệm lót sinh học. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng các mô hình để nhân rộng... Ước tổng vốn đầu tư của đề án hơn 313,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 17%, vốn dân (bao gồm vốn tự có và tín dụng) chiếm 83%. Dự kiến tháng 6-2014 sẽ triển khai thực hiện đề án.
(Nguồn: Nhandan.com.vn)