Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2016

1.000 đồng/kg ngô

1.000 đồng/kg ngô Tại Sơn La, do sâu bệnh tấn công nên năng suất, giá ngô bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Ngô xấu, sâu đục chỉ bán được với giá 1.000 đồng/kg cho các nhà vườn để làm phân bón cây. 1.000 đồng/kg ngô Cây ngô là cây chủ lực trong canh tác nông nghiệp tại tỉnh và là cây trồng mang lại nguồn thu chính cho nhiều nông hộ tại Sơn La. Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên, do sự tấn công của sâu hại năm 2016 đặc biệt nghiêm trọng nên đa số các giống ngô thường đều bị hiện tượng sâu đục thân/đục bắp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của bà con nông dân. Giống ngô thường năm nay bị sâu bệnh nhiều, năng suất thấp   Tại Chiềng Sung (Mai Sơn, Sơn La) bà con nông dân cho biết, tỷ lệ sâu hại ngô quá lớn, có khu vực lên tới 80-90% cây bị hại. Giá ngô hiện nay rớt thê thảm, thậm chí thương lái còn từ chối thu mua. Chị Quàng Thị Thân ở bản Chặm Cẳng, xã Chiềng Sung (Mai Sơn, Sơn La) vừa thu hoạch ngô than thở: “Năm nay, trồng ngô thường sâu hại n

Quy hoạch lại vùng trồng điều

Quy hoạch lại vùng trồng điều Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2015 cả nước có gần 292 nghìn ha điều, năng suất bình quân đạt 12,1 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 345 nghìn tấn hạt, xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, chiếm 28% sản lượng sản xuất toàn cầu. Dù là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lên tới 2,5 tỷ USD, xếp thứ ba sau gạo, cà-phê, nhưng phần lớn diện tích đất trồng điều hiện nay lại là đất xấu, độ dốc lớn, không có nước tưới, khó có điều kiện thâm canh và thậm chí có những vùng điều kiện khí hậu, đất đai không phù hợp. Khoảng 60% diện tích điều được trồng bằng cây thực sinh, chất lượng kém, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng. Bên cạnh đó, diện tích điều già cỗi, sâu bệnh và trồng phân tán còn chiếm tỷ lệ cao. Mạng lưới sản xuất, kinh doanh giống tại nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng cây giống không rõ nguồn

Kim ngạch xuất khẩu rau quả lần đầu "vượt mặt" dầu thô hơn 2.400 tỷ đồng

Kim ngạch xuất khẩu rau quả lần đầu "vượt mặt" dầu thô hơn 2.400 tỷ đồng Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có kim ngạch "vượt mặt" dầu thô, mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây là thông tin đáng chú ý trong báo cáo tình hình xuất khẩu các mặt hàng 9 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Hải quan công bố. Xuất khẩu rau quả đã vượt qua kim ngạch của xuất khẩu Dầu thô, than đá   Theo đó, trong 9 tháng qua, mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,81 tỷ USD, tăng 31,8% về giá trị so với cùng kỳ. Trong khi đó, so với xuất khẩu dầu thô, 9 tháng qua chỉ đạt 1,7 tỷ USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm nay đã vượt giá trị xuất khẩu dầu thô 110 triệu USD (2.420 tỷ đồng). Trong khi đó, so với cùng kỳ này năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ đạt 1,38 tỷ USD, kém hơn 1,6 tỷ USD so với giá trị xuất khẩu dầu thô. Như vậy, biến

Bạc Liêu mở rộng mô hình lúa - tôm

Bạc Liêu mở rộng mô hình lúa - tôm Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, những ngày qua, lượng mưa trên địa bàn tương đối ổn định, thuận lợi cho bà con vệ sinh đồng ruộng, rửa mặn, tháo phèn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa trên đất nuôi tôm. Dự kiến, vụ lúa - tôm năm nay Bạc Liêu gieo cấy đạt 40.000 ha, tăng khoảng 10.000 ha so với năm trước. Tính đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã xuống giống khoảng 30.000 ha, diện tích còn lại sẽ được gieo cấy trong tháng 10. Tuy nhiên, một số địa phương lần đầu mở rộng sản xuất, áp dụng mô hình này đang gặp khó do điều kiện kênh mương thủy lợi - thủy nông nội đồng, lựa chọn giống lúa, hạn chế về kỹ thuật..., làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Ngành nông nghiệp đang phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhằm giúp nhà nông sản xuất đạt hiệu quả. Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, ngành nông nghiệp khuyến cáo n

kiếm tiền triệu từ trồng ổi không hạt theo quy trình sạch

kiếm tiền triệu từ trồng ổi không hạt theo quy trình sạch Về phường 4 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), hỏi thăm vườn ổi không hạt của anh Nguyễn An Thuận thì không ai không biết, bởi anh được xem là người duy nhất ở TP Sóc Trăng trồng ổi không hạt theo quy trình sạch trên một diện tích lớn. Nói về vườn ổi không hạt của mình, anh Nguyễn An Thuận cho biết, bản thân anh xuất thân từ “hai lúa” nên rất thích trồng cây ăn trái. Vì vậy, anh quyết định trồng ổi để thỏa niềm đam mê của mình. Hiện vườn ổi của anh rộng khoảng 12.000 m2. Vườn ổi không hạt của anh Thuận.   Theo anh Thuận, cách đây đúng 10 năm, anh lên Viện cây ăn quả miền Nam (Tiền Giang) mua giống ổi không hạt về trồng xen với bưởi da xanh. Việc trồng xen giữa bưởi và ổi rất hay, vì tinh dầu của ổi trị được bệnh vàng lá cho bưởi. Dù chăm sóc chu đáo, nhưng do đất bị phèn nặng nên sau 4 năm gần 800 gốc bưởi chết sạch, chỉ còn khoảng 100 gốc ổi không hạt là chịu bén du

Tái cơ cấu nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển

Tái cơ cấu nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, đã được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, là: Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân.   (Ảnh minh hoạ)   Mục tiêu tổng quan của tái cơ cấu nông nghiệp là phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường; chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị và lợi nhuận; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tái cơ cấu nông nghiệp với mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân, ổn định đất nước, nông dân hạnh phúc, thanh bình là định hướng phát triển nông nghiệp

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 10 - 16/10)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 10 - 16/10)   Tại các tỉnh phía Bắc, sâu cuốn lá nhỏ non hại cục bộ trên những diện tích trỗ muộn, diện xanh tốt, chưa được phòng trừ, mức độ hại nhẹ đến trung bình   1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non hại cục bộ trên những diện tích trỗ muộn, diện xanh tốt, chưa được phòng trừ, mức độ hại nhẹ đến trung bình. - Rầy nâu - rầy lưng trắng: Mật độ rầy tiếp tục tăng, gây hại chủ yếu trên lúa giai đoạn đòng trỗ, trên giống nhiễm. Mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, có khả năng gây cháy ổ nhỏ nếu không theo dõi và phòng trừ kịp thời. - Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc trên trà lúa trỗ muộn. - Bệnh đạo ôn lá, cổ bông… tiếp tục hại diện hẹp trên lúa mùa chủ yếu các tỉnh miền núi. - Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa mùa muộn giai đoạn trỗ - chín, hại nặng những ruộng bón thừa đạm, giống lúa lai có bản lá to, chân đất lầy thụt trong

Tự tạo cơ hội: Làm giàu từ trồng huệ trắng

Mạnh dạn chọn cho mình hướng đi riêng, đến nay, ông Đỗ Văn Bảy đã thu về hơn 100 triệu đồng/tháng nhờ mô hình trồng huệ trắng. Ông Bảy (65 tuổi, ngụ ấp Trường Thạnh A, xã Trường Thành, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ) cho biết trước đây, ông từng làm ruộng, trồng rẫy, nuôi tôm… nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Trong hoàn cảnh đó, ông luôn trăn trở tìm một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để giúp gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Năm 2010, một lần đi Đồng Tháp, ông thấy người dân trồng bông huệ trắng bán được giá cao, đầu ra ổn định nên có ý định trồng thử. “Ban đầu tôi cũng băn khoăn không biết cây huệ trắng có thích nghi với vùng đất này hay không, rồi tới lúc thu hoạch biết bán cho ai. Nghĩ tới lui tôi vẫn quyết tâm trồng vì mình không có gan thì sao làm giàu”, ông Bảy chia sẻ. Sau chuyến đi, ông về quê vay vốn cải tạo 3 công đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng huệ trắng. Lúc này ở địa phương chưa có ai trồng huệ trắng nên ông Bảy phải tự tìm m

Bấp bênh cây lúa

Bấp bênh cây lúa Các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch lúa thu đông trong điều kiện thất mùa và giá sụt giảm khiến nhiều nông dân như ngồi trên lửa. Như vậy, sau vụ xuân hè, đông xuân và hè thu hàng loạt diện tích lúa ở ĐBSCL bị hạn, mặn hoành hành, mưa dầm ập đến… gây thiệt hại tràn lan thì nông dân kỳ vọng vào vụ thu đông để gỡ nợ, nhưng cuối cùng tiếp tục thua trắng. Cây lúa đang đối mặt với quá nhiều rủi ro… Hàng ngàn ha lúa chuyển sang trồng hoa màu giúp nông dân có thu nhập cao hơn Mất mùa, mất giá! Chỉ cho chúng tôi ruộng lúa của gia đình rộng gần 15 công ở xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), vợ chồng chị Lê Thị Cẩm Giang than thở: “Đã nhiều năm canh tác lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi lâm vào cảnh khó như hiện nay. Sau 2 vụ đông xuân và hè thu không có lời, thì vụ thu đông này vợ chồng tôi tập trung chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, năm nay chuột cắn lúa dữ dội, cộng thêm sâu bệnh xuất hiện tràn lan nên cuối vụ chỉ thu hoạch được khoảng 600 - 650kg/công, gi

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 3 - 10/10)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 3 - 10/10) Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, bệnh đạo ôn lá... tiếp tục gây hại trên lúa vụ 3, lúa vụ 10, lúa HT muộn ở Tây Nguyên giai đoạn cuối vụ (Châu chấu tre - ảnh minh hoạ)   1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tuổi lớn tiếp tục hại trên những diện tích trỗ muộn, diện xanh tốt, chưa được phòng trừ. Rầy nâu - rầy lưng trắng: Rầy tiếp tục nở, mật độ tăng, hại diện hẹp chủ yếu trên giống nhiễm; khả năng gây cháy ổ nhỏ nếu không được phun trừ kịp thời. Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc trên trà lúa trỗ muộn nếu không phòng trừ kịp thời. Bệnh đạo ôn lá, cổ bông… tiếp tục hại diện hẹp trên lúa mùa chủ yếu các tỉnh miền núi. Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn tiếp tục gây hại trên trà lúa muộn trong điều kiện mưa bão. Chuột: Gia tăng mật độ sau thu hoạch lúa HT, mùa sớm và tiếp tục gây hại trên lúa mùa muộn giai đoạn đòn

Lâm Đồng: Hơn 930ha cà chua bị virus gây hại

Lâm Đồng: Hơn 930ha cà chua bị virus gây hại Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho biết trên địa bàn tỉnh có 936ha cà chua bị bệnh xoăn lá virus gây hại, trong đó có 366ha nhiễm nặng, phải nhổ bỏ 128ha. Những khu vực chịu thiệt hại nặng nhất tập trung ở các xã Ka Đơn, Tu Tra (huyện Đơn Dương) và xã Phú Hội (huyện Đức Trọng). Nông dân xã Ka Đơn (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) nhổ bỏ những gốc cà chua bị bệnh xoăn lá Theo ông Lại Thế Hưng, bệnh xoăn lá virus là dịch hại nguy hiểm, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Thông thường, thời điểm cà chua sắp thu hoạch mới bị nhiễm bệnh, nhưng năm nay cây mới ra hoa đã bị nhiễm, nên gây thiệt hại nặng nhất trong 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân bệnh xoăn lá bùng phát do thời gian gần đây, tại khu vực trồng cà chua tập trung ở Lâm Đồng, người dân chuyển sang trồng cây họ cà nhiều (như ớt ngọt, cà tím...) nên côn trùng phát triển mạnh, trong khi cây cà chua rất nhạy cảm với