Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2016

Trồng bí đỏ 70 ngày, thu lãi 100 triệu đồng

Trồng bí đỏ 70 ngày, thu lãi 100 triệu đồng Chỉ sau 70 ngày kể từ khi xuống giống cho đến khi thu hoạch, cây bí đỏ đã đem lại hiệu quả kinh tế khả quan hơn so với các cây trồng truyền thống trên đất bãi của huyện Anh Sơn, Tân Kỳ. Mô hình trồng bí đỏ của chị Lê Thị Niêm thôn Hạ Du, xã Cẩm Sơn, vụ xuân năm nay gia đình chị trồng 5 sào bí đỏ, từ khi thu hoạch lứa đầu tiên đến nay chị  đã bán được hơn 7 tấn quả, với giá bán 5 - 6 ngàn đồng/kg, chị thu về gần 20 triệu đồng, trừ đi chi phí lãi trên 18 triệu.   Với 5 sào bí đỏ gia đình chị Lê Thị Niêm thôn Hạ Du xã Cẩm Sơn thu về hơn 40 triệu đồng. Chị Niêm phấn khởi nói: Dự kiến, từ nay đến hết tháng 6 dương lịch, cánh đồng bí của gia đình chị Niêm sẽ thu hoạch được khoảng 6 tấn quả. Nhờ vậy mà vụ bí đỏ này gia đình chị thu về được hơn 40 triệu đồng. Cũng trong thời gian 6 tháng, nếu trồng 1 sào ngô trên đất bãi, trừ chi phí, thì cũng chỉ thu được 400 ngàn đồng. Trong khi đó trồng bí đỏ chi ph

Nông nghiệp hữu cơ, nền tảng cho nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp hữu cơ, nền tảng cho nông nghiệp bền vững Trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày một hoang mang với thực phẩm bẩn, sản phẩn nông nghiệp có quá nhiều dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì việc ứng dụng và phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ đang là niềm hy vọng cho việc xây dựng chất lượng nông sản sạch và bền vững cho tương lai nông nghiệp Việt Nam! Giải quyết nạn mất an toàn vệ sinh thực phẩm! Đó là điểm cộng đầu tiên khi chúng ta nói đến nông nghiệp hữu cơ. Thực tế xã hội hiện nay, người dân đang dần hoang mang dẫn đến nghi ngờ và tiến tới nói không với sản phẩm có dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thực phẩm sạch, nông sản an toàn là mong muốn của toàn xã hội. Vấn đề trên không chỉ gói gọn trong tiêu dùng trong nước mà chính là hướng đến nông sản sạch, bền vững và xuất khẩu bền vững. Tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất từ trong nước đến quốc tế đều có như quản lý dịch hại IPM/ICM, Việt Gap, Gobal Gap

Biến đổi khí hậu: Khoảng 6.000 ha lúa Hè Thu ở khu vực phía Nam bị thiệt hại

Biến đổi khí hậu: Khoảng 6.000 ha lúa Hè Thu ở khu vực phía Nam bị thiệt hại Do ảnh hưởng của hạn, mặn và thời tiết diễn biến bất thường đã làm cho khoảng 6.000 ha lúa ở các tỉnh, thành phía Nam như: Trà Vinh, Bạc Liêu... bị thiệt hại trên 70%. Những cánh đồng lúa chết khô do hạn mặn. Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN Theo Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, đến nay, nông dân khu vực Nam bộ đã gieo sạ được gần 700.000 ha trong tổng số 1,7 triệu ha lúa Hè Thu. Hiện có khoảng 6.000 ha lúa Hè Thu sớm ở các tỉnh Sóc Trăng và Vĩnh Long đã cho thu hoạch. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là do ảnh hưởng của hạn, mặn và thời tiết diễn biến bất thường đã làm cho khoảng 6.000 ha lúa ở các tỉnh, thành phía Nam như: Trà Vinh, Bạc Liêu... bị thiệt hại trên 70%. Cá biệt, ở tỉnh Kiên Giang, có 29 ha lúa Hè Thu bị nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Để bảo vệ diện tích lúa Hè Thu đã gieo sạ, ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân khu vực Nam bộ cần chủ động đối phó với

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân xóa nghèo từ mô hình trồng hoa màu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân xóa nghèo từ mô hình trồng hoa màu Những năm gần đây, nhiều nông dân ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, chọn giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt sử dụng đại trà vào vườn, rẫy đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần giảm nghèo nâng cao đời sống của người nông dân Được biết, hiện nay nông dân tại các địa phương như: Tân Hải (Tân Thành), Long Hương ( thị xã Bà Rịa), Phước Thuận (Xuyên Mộc) đã có một cuộc sống khá hơn. Nhiều người cho biết, đó là nhờ chuyển đổi từ trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng trồng rau, thu nhập được tăng cao đáng kể. Trung bình mỗi ha đất trồng rau mỗi năm thu hoạch 8 lứa, mỗi lứa khoảng 14 tấn rau, với gía bình quân 2.000 đ/kg, sau khi trừ mọi chi phí mỗi lứa thu về hơn 23 triệu đồng, mỗi năm thu lãi hơn 180 tr đ/ha. So với trồng lúa như trước đây, trồng rau thu nhập cao gấp từ 30 – 40 lần. Nhờ vậy mà nhiề

Đà Lạt có hơn 800ha cà phê bị sâu tàn phá

 Đà Lạt có hơn 800ha cà phê bị sâu tàn phá Khoảng 810ha cà phê tại ba xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đang bị sâu đục thân mình trắng tàn phá. Một thân cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng tấn công. Thân cây bị sần sùi và có những vết đục kéo dài - Ảnh: Lâm Thiên. Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Lâm Đồng, khoảng 810ha cà phê tại ba xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đang bị sâu đục thân mình trắng (có tên khoa học Xylotrechus quadripes thuộc họ xén tóc: Cerambycidae , bộ cánh cứng: Coleoptera ) tàn phá dữ dội. Cụ thể tại thôn 6, xã bị sâu đục thân mình trắng phá hại nhiều nhất tỉ lệ cà phê hư hại từ 40-60% diện tích, mật độ sâu 1,5-3 con/cây. Có cây lên đến 12 con. Hiện tại do không có thuốc đặc trị nên nhiều hộ nông dân bỏ luôn vườn cà phê mặc cho sâu phá hại. Theo anh Nguyễn Thành Anh (43 tuổi, ngụ tại thôn 6, xã Tà Nung, TP Đà Lạt), sâu đục thân thư

Cá chết bất thường từ vùng biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế

Cá chết bất thường từ vùng biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế Hiện tượng cá nổi lờ đờ, chết trôi dạt vào bờ vẫn tiếp diễn và ngày càng lan rộng đến vùng biển tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Trong khi cơ quan chức năng chưa tìm ra nguyên nhân, thì  liên tiếp 1 tuần qua, tại vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình hiện tượng cá nổi lờ đờ, chết trôi dạt vào bờ vẫn tiếp diễn và ngày càng lan rộng đến vùng biển tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Ngư dân sống dọc bờ biển Bắc Trung Bộ tràn ra biển vớt cá nhưng ai cũng hoang mang, lo lắng sợ cá nhiễm độc, ảnh hưởng đến ngư trường và nghề đánh bắt hải sản.   Liên tục mấy ngày nay, người dân ven biển tỉnh Quảng Trị thường xuyên nhìn thấy cá nổi lờ đờ trên mặt nước, chết dần trôi dạt vào bờ biển dày đặc. Các em nhỏ, cụ già đổ xô ra biển nhặt cá. Có người đem cá về ăn hoặc đưa ra chợ bán, nhưng cũng nhiều người không dám ăn vì sợ cá nhiễm độc. Ông Nguyễn Văn Tý, ở thôn Thái

Phòng tránh sâu bệnh cho rau mùa nồm ẩm kéo dài

Phòng tránh sâu bệnh cho rau mùa nồm ẩm kéo dài Thời tiết nồm ẩm trong những ngày qua và còn tiếp diễn trong nhiều ngày tới ở các tỉnh miền Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại rau vụ xuân. Thời tiết nồm ẩm trong những ngày qua và còn tiếp diễn trong nhiều ngày tới ở các tỉnh miền Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại rau vụ xuân nhất là bệnh sương mai, chết rũ và rệp muội chích hút nhanh chóng làm ruộng bị thối hỏng hàng loạt nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.   Nông dân che khung ni lông để bảo vệ rau khi gặp mưa ẩm kéo dài.   + Làm khung ni lông che chắn: Đây là sáng kiến của nông dân các vùng chuyên canh rau ở Hải Dương và đã được duy trì, nhân rộng trong nhiều năm qua, nhất là khi trồng rau trái vụ, rau gặp thời tiết bất lợi (rét hoặc mưa kéo dài). Tuy phải đầu tư ban đầu nhưng có thể sử dụng được 3 vụ rau, giảm được tác hại của mưa hoặc rét kéo dài và còn hạn chế đượ

Những cây trồng vừa đẹp nhà vừa đuổi muỗi, phòng Zika

Những cây trồng vừa đẹp nhà vừa đuổi muỗi, phòng Zika Mùi thơm của hoa phong lữ, lá bạc hà, lá sả có thể giúp bạn thư giãn nhưng lại là khắc tinh của muỗi.     Trong khi chưa có vaccine để phòng bệnh và thuốc đặc trị thì cách tốt nhất để không bị mắc bệnh từ virus Zika là diệt muỗi và tránh để muỗi đốt. Tuy nhiên, sử dụng sản phẩm diệt/đuổi muỗi bằng hóa chất lại có thể khiến nhiều người không yên tâm về mức độ ăn toàn và những ảnh hưởng phụ khác cho sức khỏe, đặc biệt là với các gia đình có trẻ nhỏ. Trồng cây thảo dược, cây gia vị, cây hoa vừa để làm đẹp không gian sống vừa có tác dụng đuổi muỗi là một biện pháp được nhiều người quan tâm tìm hiểu trong thời gian này. Thảm khảo thông tin về các loại cây đuổi muỗi dưới đây có thể giúp ích cho bạn.   1. Cây sả Sả là một loại cây thân nhỏ, mọc thành bụi và có mùi thơm nồng đặc trưng. Chính mùi hương này của sả có tác dụng đuổi muỗi tránh xa. Mùi thơm của cây sả mạnh hơn nhi

Gian nan với bài toán chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Gian nan với bài toán chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đang được các địa phương triển khai rộng rãi. Thế nhưng, trên thực tế giải pháp này vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện. Gian nan với bài toán chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Duy Khương-TTXVN   Trong bối cảnh xâm nhập mặn được dự báo sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì giải pháp chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các địa phương bị ảnh hưởng triển khai rộng rãi. Thế nhưng, trên thực tế giải pháp này vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện. Với 3 ha diện tích trồng lúa Đông Xuân vừa qua, hơn một nửa diện tích lúa của gia đình ông Phùng Văn Nhịn, ở ấp 2, xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã bị thiệt hại do xâm nhập mặn. Phần

Chỉ trồng 2.350ha cây mắc ca tập trung

Chỉ trồng 2.350ha cây mắc ca tập trung Ngày 5.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã ký quyết định về quy hoạch, phát triển cây mắc ca đến năm 2020. Theo đó, Bộ NNPTNT chỉ giới hạn diện tích trồng mắc ca ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên là 9.940ha cho đến năm 2020. Trong đó, vùng trồng thuần tập trung là 2.350ha, còn lại 7.590ha là trồng xen. Về tiềm năng đến năm 2030, Bộ NNPTNT cũng nêu quan điểm, diện tích tối đa là 34.500ha, trong đó có 7.000ha trồng thuần. Riêng vùng Tây Bắc được quy hoạch trồng thuần 1.800ha tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; Tây Nguyên có 550ha tại các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk. Ngoài ra, 2 tỉnh Hòa Bình và Lâm Đồng được quy hoạch các diện tích trồng xen. Về cơ sở chế biến, trước mắt Bộ NNPTNT chỉ quy hoạch 12 cơ sở, trong đó Tây Bắc 6 cơ sở, Tây Nguyên 6 cơ sở; còn lại sau năm 2020 mới tiếp tục xem xét bổ sung. Theo Bộ NNPTNT, mắc ca là cây trồng mới ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về chọn giống,

Người Tây Nguyên khánh kiệt trong đại hạn lịch sử

Người Tây Nguyên khánh kiệt trong đại hạn lịch sử Hàng loạt vườn tiêu, cà phê ở Tây Nguyên chết khô sau nhiều tháng không đủ nước tưới khiến người dân phải chặt bỏ "dù đứt từng khúc ruột". Những ngày đầu tháng 4, trên rẫy tiêu, cà phê ở các khu vực tâm hạn của Tây Nguyên - được đánh giá là nghiêm trọng nhất 20 năm qua - người dân đã buông xuôi mặc khối tài sản cả trăm triệu đồng chết khô vì không có nước tưới. Nhiều hộ quyết định nhổ cọc tiêu, chặt cà phê chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày, chịu hạn như bắp, cỏ cho bò. Những trụ tiêu được người dân Tây Nguyên nhổ bỏ vì không chịu nổi hạn hán. Ảnh:   Duy Trần Thẫn thờ nhìn rẫy tiêu hơn 1,2 ha (từng thu hơn 250 triệu đồng hồi năm ngoái - đang héo dần), ông Võ Lâm Ba (huyện Chư Pưh, Gia Lai) - nơi hạn hán nghiêm trọng nhất Tây Nguyên - cho biết đang nhổ bỏ dần các cọc tiêu. Diện tích mới sẽ được ông chia ra trồng bắp và cỏ để nuôi đàn bò 4 con. &

Kỳ diệu ngành nông nghiệp Israel

Kỳ diệu ngành nông nghiệp Israel Nằm cách Tel Aviv hơn 200 km về phía Nam, khu vực Arava đã trở thành biểu tượng cho những thành tựu về nông nghiệp của Israel, với tư cách nhà phát triển hàng đầu về công nghệ nông nghiệp trên sa mạc. Mặc dù diện tích sa mạc chiếm tới 90%, hầu hết người dân tại vùng đất trải dài theo thung lũng giữa biển Chết và thành phố miền Nam Eilat này là những nông dân rất thành công. Với khoảng 4.000 ha đất canh tác trên sa mạc, 800 hộ dân Arava sản xuất khoảng 150.000 tấn rau quả tươi mỗi năm. Vùng đất này hiện được ví như thung lũng Silicon của ngành nông nghiệp Israel.   Chống sa mạc hóa bằng công nghệ   Hàng năm các cư dân Arava tổ chức hội chợ để giới thiệu những thành tựu công nghệ cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp được canh tác trên môi trường sa mạc của Israel, như hệ thống nhà kính, công nghệ tưới tiêu, nghiên cứu phát triển, và quản lý nguồn nước. Các yếu tố tự nhiên như đất nhiễm mặn, thiếu