Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2015

8 loại cây chữa bệnh nên trồng trong nhà

8 loại cây chữa bệnh nên trồng trong nhà Lô hội Lô hội rất ngon và chứa 95% nước nên có tác dụng làm mát rất hiệu quả. Lô hội được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh, chẳng hạn như chữa vết bỏng, vết đứt tay, và phát ban cũng như dưỡng da làm đẹp.   Bạc hà Loại thảo dược phổ biến này thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là chứng khó tiêu và dạ dày khó chịu. Bạc hà giàu Vitamin A, Vitamin C và magiê, có thể được sử dụng trong nấu ăn, hoặc nhai sống giúp hơi thở thơm. Trà xanh Lá trà có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm và khử trùng. Lá trà được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm hội chứng mệt mỏi mạn tính, sốt, mụn trứng cá, nhiễm trùng âm đạo, nấm, mụn cóc, côn trùng cắn, bỏng chân do vận động. Hoa cúc dại Hoa cúc dại có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, đặc biệt tốt cho việc làm giảm dị ứng, điều trị vết thương, bỏng và các vết loét. Cúc dại cần ánh sáng mặt trời và đất

Các loại rau chứa nhiều giun sán và cách tẩy sạch

Các loại rau chứa nhiều giun sán và cách tẩy sạch Các loại rau củ thủy sinh như: rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong... chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa nhiều giun sán nhất. Rau cải xoong Rau cải xoong được biết là loại rau có hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt... cao với nhiều công dụng trong việc phòng và trị bệnh, không chỉ giúp phòng bệnh tim mạch, chống lão hóa, bướu cổ mà còn giúp tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu....   Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì rau cải xoong có thể là ổ chứa giun sán nếu ở trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng.   Rau cần Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Khi ăn lẩu, các

Bí quyết trị sâu, bệnh cứu vườn cam

Bí quyết trị sâu, bệnh cứu vườn cam Với kinh nghiệm hàng chục năm trồng cam canh, nhưng ông Lê Văn Nếp (66 tuổi) ở thôn Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai vẫn không thể hiểu được vì sao cam vườn nhà mấy năm gần đây mất mùa liên tục. Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan vườn, ông Nếp vừa lúi húi nhặt cam rụng, buồn rầu bảo: “Từ một ruộng cam bội thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng, đến mấy năm gần đây, cứ khi nào vào vụ, cây ra quả to bằng đầu đũa thì bắt đầu xuất hiện tượng bệnh lạ, cam rụng quả hàng loạt, thấy vậy tôi tìm đi hỏi khắp nơi nhưng cũng không rõ bệnh, về mua đủ loại thuốc phun, chữa trị nhưng vẫn không cứu được, năm nào tốt đến khi thu chỉ còn lại khoảng hơn 10% số quả trên cây, có năm mất trắng cả”. Ông Nguyễn Văn Duệ cho PV xem các quả cam bị bệnh rụng hàng loạt trong vườn ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội.   Cùng thôn với gia đình ông Nếp, nhưng hộ chị Nguyễn Thị Nga, anh Nguyễn Văn Đức lại thê thảm hơn nhiều, hàng t

Bưởi da xanh - cây trồng đột phá

Bưởi da xanh - cây trồng đột phá Đây chính là loại cây trồng đột phá về kinh tế khi mỗi năm cho người nông dân xã Bảo Quang (TX Long Khánh, Đồng Nai) thu nhập cả tỷ đồng từ mô hình trồng bưởi da xanh. Bưởi da xanh có giá tại vườn khoảng 40-45 ngàn/kg, 1 ha bưởi từ sau 5 năm trở đi có thể cho sản lượng khoảng 30 tấn trái.  Vài năm trở lại đây, phong trào trồng bưởi da xanh được nhiều hộ nông dân ở xã Bảo Quang ra sức đầu tư phát triển. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh khiến nhiều hộ trong xã không chỉ thoát nghèo mà đã vươn lên làm giàu, nhiều hộ thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Thương hiệu bưởi da xanh Bảo Quang đang ngày càng được thị trường đón nhận.   Cây bưởi da xanh đang là cây trồng đột phá kinh tế của người dân xã Bảo Quang.   Chúng tôi ghé thăm vườn bưởi da xanh của anh Trần Ngọc Cơ, ấp 18 Gia Đình, một trong những vườn bưởi mẫu, có quy mô và được đầu tư bài bản nhất xã Bảo Qua

Tây Ninh: Trồng cây phật thủ cho thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm

Tây Ninh: Trồng cây phật thủ cho thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm Gia đình ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi, ngụ xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có thể xem là hộ tiên phong trong mô hình trồng thử nghiệm cây phật thủ trên đất Tây Ninh (một loại cây cho trái mang tính tâm linh, biểu tượng cho bàn tay Phật được nhiều người dân chọn để thờ cúng).   Ông Sơn bên những gốc phật thủ trong vườn. (Ảnh: Phạm Thanh Tân/Vietnam+) Gia đình ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi, ngụ xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có thể xem là hộ tiên phong trong mô hình trồng thử nghiệm cây phật thủ trên đất Tây Ninh (một loại cây cho trái mang tính tâm linh, biểu tượng cho bàn tay Phật được nhiều người dân chọn để thờ cúng). Ông Sơn vui vẻ cho biết, cây phật thủ là loại cây có nguồn gốc được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phía Nam ít thấy người trồng vì loại cây này cần kỹ thuật chăm sóc rất cao và lệ thuộc vào yếu tố thời tiết. Cây ph

Nhật sẽ miễn thuế 30% sản phẩm nông nghiệp sau TPP

Nhật sẽ miễn thuế 30% sản phẩm nông nghiệp sau TPP Lưỡi bò, sữa chua, gạo nằm trong số 30% các sản phẩm nông nghiệp được miễn thuế ngay lập tức, khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Tokyo sẽ dỡ thuế 30% các sản phẩm nông nghiệp sau khi TPP được áp dụng, Japan Times dẫn nguồn thông tin từ chính phủ Nhật cho biết ngày 19/10. Nguồn tin khẳng định, 174 trong số 586 mặt hàng gồm các nhóm: gạo, bột mì, thịt bò - thịt lợn, sữa và đường sẽ được miễn thuế sau khi TPP được thực thi. Sữa chua, lưỡi bò nằm trong số các sản phẩm được miễn thuế. Gạo nằm trong danh sách các sản phẩm nông nghiệp được miễn thuế ngay khi TPP có hiệu lực. Ảnh minh họa. Nhật sẽ tiếp tục đánh thuế 443 mặt hàng, hay 19%, tổng số các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Con số này cao hơn mức trung bình 1,5% của 11 quốc gia khác tham gia TPP. Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe dự định sẽ công bố chi tiết điều khoản TPP hôm nay, 20/10. Trong kh

Trái hoang thành “kỳ tửu” miền Tây

Trái hoang thành “kỳ tửu” miền Tây Từ loại trái cây mọc hoang là cà na và hồng quân, rụng xuống nước cá cũng không thèm ăn, một nông dân vùng Bảy Núi (An Giang) đã tận dụng và sản xuất thành công loại rượu nhẹ giữ nguyên hương vị đặc trưng “không giống ai” của những loại trái này... Trái hoang Thất Sơn Cách đây nhiều năm, đến vùng Bảy Núi, du khách thường thưởng thức các đặc sản chế biến từ trái thốt nốt. Ngoài các món ăn ngon không thể bàn cãi từ loại trái cây độc đáo này thì du khách còn khá thích thú với trái hồng quân chua chua ngọt ngọt và trái cà na với vị chua và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu được. Những loại trái này chỉ thích hợp với nữ bởi cái vị chua chua, cắn vào một miếng là nước miếng tứa ra vì chua. Thế nhưng, khi những trái này được chuyển hóa thành rượu, nam hay nữ cũng có thể thích thú bởi cái vị cay nồng của rượu nhưng lại có vị chua, ngọt và hương thơm của trái cây. Hồng quân, dân gian còn gọi là bồ quân, mùng

Những loại rau quả miễn nhiễm với thuốc trừ sâu

Những loại rau quả miễn nhiễm với thuốc trừ sâu Bưởi, dưa hấu, bơ, cà tím... là những loại rau quả ít bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất bảo vệ thực vật nhất. Nên nhớ rằng, chọn mua rau quả đúng mùa, đúng vụ cũng như rau quả biết rõ nguồn gốc xuất xứ là cách tốt nhất để mang đến cho con yêu những món ăn tươi ngon, an toàn, bổ dưỡng. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo danh sách những loại rau quả ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất dưới đây: Bưởi Bưởi là một trong những loại quả được xếp vào dạng “lành” hàng đầu. Thuốc sâu rất khó để ngấm được qua lớp vỏ cực dày của quả bưởi. Ngoài ra, bưởi là loại quả để được rất lâu nên không bị dùng đến chất bảo quản để giữ cho bưởi được tươi. Nhiều loại bưởi có thể để được hàng tháng không cần để tủ lạnh, nhất là trong điều kiện mát, lạnh của mùa đông. Bưởi là là nguồn chứa vitamin C, sắt, kali và chất xơ, cực tốt cho hệ miễn dịch, chống táo bón cho bé.   Dưa hấu Cũng nhờ lớp vỏ rất dày và cứng mà phần thịt đỏ ngon

Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha

Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha Nưa là một loài cây thân thảo, cho củ, được trồng ở những vùng có nhiều giồng cát. Bà con nông dân trồng nưa lấy củ chế biến thành bột để làm các loại bánh, làm miến và sử dụng trong công nghiệp làm hồ vải. Cây nưa, một loại cây trồng lấy củ làm bột ở tỉnh Trà Vinh đã bị nông dân “lãng quên” từ hàng chục năm nay. Thế nhưng ba năm gần đây, sản phẩm bột nưa đã trở thành mặt hàng hiếm, có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng/ha đối với hơn 25 hộ nông dân trồng nưa ở xã An Quãng Hữu, huyện Trà Cú (Trà Vinh).     Cây nưa rất dễ trồng, chi phí phân bón ít, nhất là không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì cây nưa không bao giờ bị sâu rầy tấn công. Loại cây này phát triển tốt trên đất giồng cát cao và đất thịt. Thời gian xuống giống vào tháng 4 Âm lịch và thu hoạch vào cuối tháng 9 Âm lịch. Bình quân, 1 ha nưa thu hoạch củ chế biến được 1.500 kg bột. Củ nưa đ

Bí kíp trồng và chăm sóc lan mùa đông luôn nở hoa tươi rói

Bí kíp trồng và chăm sóc lan mùa đông luôn nở hoa tươi rói Hoa lan là một loại hoa được nhiều người sành chơi ưa chuộng. Vào mùa đông cây lan thường dễ bị úa vàng và có thể chết cây. Vì vậy cần biết cách trồng và chăm sóc cây đúng cách. Kỹ thuật trồng lan không quá khó, hơn nữa lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng. Kỹ thuật trồng hoa lan cần chút tỉ mỉ Trồng trong chậu Nên trồng vào các chậu đất nung sẽ giúp phong lan phát triển tốt hơn. Chọn chậu có nhiều lỗ thoáng. Trước khi trồng hoa, phải rửa sạch chậu. Nên cho đất to xuống đáy chậu và đất nhỏ trên bề mặt. Trồng ghép trên thân cây khác Có thể dùng thân cây còn sống để trồng ghép, nhưng cần tỉa bớt tán nhánh. Chú ý là không phải vị trí nào của thân cây cũng có thể ghép được. Cây chỉ phát triển tốt khi chúng được ghép ở phía

Cây độc được trồng khắp nơi, kể cả trong nhà!

Cây độc được trồng khắp nơi, kể cả trong nhà! Sò đo cam được IUCN liệt vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới. Tuy nhiên, loài cây này lại được trồng khắp nơi trên đường phố Gia Lai và cả trong nhà dân. Sò đo cam có tên khoa học là Spathodea campanulata (còn gọi là chuông đỏ, hồng kỳ, tulip Châ Phi…). Năm 2003, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp sò đo cam vào vị trí 41 trong danh sách “100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới”. Sò đo cam là cây phát tán hạt qua gió, mọc nhanh, có khả năng loại bỏ các cây khác trong cùng phạm vi phân bố, nên nó sẽ nhanh chóng xâm chiếm các vùng đất hoang hóa, các vùng rừng đã bị tác động dẫn đến việc làm giảm mức độ đa dạng sinh học do sự cạnh tranh tiêu cực với các loài cây khác. Năm 2011, trong thông tư 22/2011 của Bộ TN&MT đã xác định cây sò do cam là loài thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại.  

Mô hình trồng rau, nuôi cá tại nhà không cần chăm sóc

Mô hình trồng rau, nuôi cá tại nhà không cần chăm sóc Với công nghệ này, chủ nhà không phải chăm sóc, bón phân, tưới nước mà vẫn có cá và rau sạch ăn hàng ngày. Chi phí đầu tư cho hệ thống tốn 7-10 triệu đồng.   Mô hình trồng rau sạch theo công nghệ nuôi trồng thủy sản kết hợp thủy canh đang được nhiều gia đình thành phố áp dụng. Theo đó, hệ thống sử dụng nước tuần hoàn từ bể cá, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và ngược lại, nước được lọc sạch bởi cây trồng rồi cung cấp cho bể cá. Đặc biệt, rau trồng không cần đất mà bằng giá thể sỉ nhẹ. Chi phí cho một hệ thống trồng 2 ô rau (1 khay 100 lít), 1 bể cá nhỏ (khoảng 300 lít) là 7 triệu đồng, bao gồm cả giống trong tháng đầu tiên. Theo anh Nguyễn Văn Thành, đại diện công ty lắp đặt hệ thống trồng rau sạch ở TP HCM, khâu thiết kế và dựng mô hình khá đơn giản. Dụng cụ dễ kiếm như khay trồng rau, bể cá, ống nhựa, giá thể trồng (sỉ nhẹ)... và bộ dụng cụ lọc nước công ty tự thiết kế.

Cả làng chặt cây cảnh bạc tỷ trồng… đinh lăng

Cả làng chặt cây cảnh bạc tỷ trồng… đinh lăng Trong giai đoạn cây cảnh mất giá, vùng cây cảnh có tiếng của Nam Định đã phá vườn trồng đinh lăng. Với họ, đây không chỉ là giải pháp thoát nghèo mà còn có thể làm giàu.   Làng nghề không mặn mà với cây cảnh Mươi năm trước, hàng trăm hộ dân của các làng nghề cây cảnh như Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Hải Hậu đều lấy cây cảnh làm đầu. Người dân tận dụng đất để trồng những vườn cây truyền thống như sanh, lộc vừng, cau vua, vạn tuế… Đã có những tỷ phú, triệu phú nổi lên nhờ những cây cảnh bán được với giá tiền trăm, thậm chỉ cả tỷ đồng.   Thế nhưng, thời kỳ hoàng kim của cây cảnh đã qua, khi tư thương Trung Quốc không còn sang Việt Nam săn lùng, mua cây cảnh. Các công trình, dự án bất động sản trong nước ở thời kỳ chạm đáy đã làm phá sản nhiều đại gia bất động sản. Thú chơi tao nhã của những đại gia sẵn sàng bỏ cả tỷ đồng để mua một tác phẩm cây cảnh về chơi cũng theo đó

Tập trung phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi

Tập trung phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi Nông dân xã An Thạch (huyện Tuy An, Phú Yên) phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn. Ảnh: LÊ TRÂM   * Lưu lượng nước về một số hồ đạt mức cao Cục Bảo vệ thực vật dự báo, sâu bệnh gây hại chủ yếu tập trung tại khu vực Bắc Bộ do khu vực Bắc Trung Bộ cơ bản đã thu hoạch xong. Theo đó, sâu đục thân hai chấm tiếp tục gây bông bạc trà lúa trỗ muộn; sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục hại diện hẹp trên lúa mùa muộn diện xanh tốt, bón thừa đạm. Vì vậy, cần theo dõi chặt diễn biến và phòng trừ ở những trà lúa có mật độ sâu cao. Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục tăng mật độ chủ yếu trên giống nhiễm, trà lúa muộn nếu không phòng trừ kịp thời sâu bệnh gây vàng lá, cháy ổ. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn tiếp tục phát sinh tăng trên giống nhiễm và các vùng thường nhiễm nặng, những vùng bón thừa đạm. Còn ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá

Trồng xen cây mắcca trong vườn càphê mang lại hiệu quả cao

Trồng xen cây mắcca trong vườn càphê mang lại hiệu quả cao Qua hơn 10 năm nghiên cứu, thực nghiệm từ các mô hình, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã khẳng định việc trồng xen cây mắcca trong các vườn càphê vối mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với trồng thuần càphê. Do vậy, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã khuyến khích các nông hộ sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên cần nhân rộng các mô hình trồng xen cây mắcca trong các vườn càphê vối để không những mang lại hiệu quả kinh tế cao trên từng đơn vị diện tích mà còn có tác dụng phòng hộ cho vườn càphê; đồng thời giảm thiểu lượng nước tưới trong mùa khô, tái cân bằng tự nhiên, điều tiết và ổn định năng suất càphê. Qua thí điểm tổng diện tích các mô hình trồng xen cây mắcca trong các vườn càphê hơn 15ha cho thấy, cây mắcca đều sinh trưởng, phát triển tốt ở tất cả các mô hình. Vườn mắcca trồng xen càphê tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Buôn Ma Thuộ