Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2015

Những thực phẩm thân thiện với gan

Những thực phẩm thân thiện với gan   Để giúp gan khỏe mạnh, bạn nên tránh các thói quen ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều chất béo. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe như rau và trái cây. Cà rốt: Đứng đầu danh sách 'những người bạn thân của gan' phải kể đến cà rốt, loại thực phẩm dồi dào beta-carotene, giúp tăng cường sức khỏe của gan. Theo giới chuyên môn, ăn cà rốt thường xuyên sẽ có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết và giảm tình trạng viêm bên trong cơ thể. Mặt khác, cà rốt còn cung cấp nhiều năng lượng và dễ tiêu hóa.   Trà xanh : Trà xanh giúp nâng cao khả năng thải độc gan nhờ chứa chất catechin - một chất chống ôxy hóa. Củ cải đường : Củ cải đường có chứa các chất anthocyanidin, chất chống oxy hóa nên có tác dụng chống lại các khối u, hạn chế tác hại của các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và giảm tình trạng viêm trong gan. Tỏi có chứa allicin, là một hợp chất sulphur mà

Gia Lai: Hạn hán gây hại cho nông nghiệp hơn 33 tỷ đồng

Gia Lai: Hạn hán gây hại cho nông nghiệp hơn 33 tỷ đồng Tại Gia Lai, nắng nóng, hạn hán kéo dài trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến nhiều diện tích cây trồng sản xuất vụ Đông Xuân 2014 - 2015 của 12/17 huyện, thị xã, thành phố gây thiệt hại hơn 33 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có hơn 1.800 ha cây trồng bị thiệt hại do nắng hạn. Trong đó, hơn 1.500 ha lúa nước, 230 ha hoa màu và 35 ha cà phê. Địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đó là các huyện Krông Pa, Chư Păh, Ia Grai và Đăk Đoa. Ước tính thiệt hại do nắng hạn gây ra trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015  là hơn 33 tỷ đồng. Trước tình hình này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cũng đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra thực tế và đề xuất tỉnh xuất 2,9 tỷ đồng để mua cây giống hỗ trợ bà con nông dân. Qua đó, giúp bà con phục hồi sản xuất, không để tình trạng đói giáp hạt xảy ra. Nhiều tháng liền nhiều nơi trên địa bàn tỉnh

Giống lúa Đông A1 ít bị dịch bệnh, cho hạt gạo thơm ngon

Giống lúa Đông A1 ít bị dịch bệnh, cho hạt gạo thơm ngon Đông A1 là giống lúa thuần do Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (Thái Bình Seed) chọn tạo có chất lượng vượt trội, chất lượng cơm ngon nhất trong bộ giống hiện có của Thái Bình Seed. Đông A1 được trồng khảo nghiệm trên đồng ruộng huyện Ứng Hòa, Hà Nội đã phát triển tốt, năng suất dự kiến đạt 58-60 tạ/ha. Đây là vụ trình diễn đầu tiên các giống lúa TBR 225, ĐH18, Thái Xuyên 111 và khảo nghiệm giống Đông A1 tại Ứng Hòa nên đã thu hút được sự quan tâm của cán bộ và nhân dân địa phương. Thăm mô hình sản xuất các giống lúa của Thái Bình Seed với diện tích 3,5ha tại thôn Nguyễn Xá, xã Phương Tú, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng vì sự phát triển vượt trội hơn các giống lúa đối chứng cùng trồng.   Nhiều ưu điểm Bà Đặng Thị Tươi – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa cho biết: Với mục tiêu đưa những giống lúa mới có tiềm năng năng suất, chất lượng vào sản xuất nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích c

Sử dụng màng phủ nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng

Sử dụng màng phủ nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng Màng phủ nông nghiệp tăng khả năng bảo vệ cây trồng giúp cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao hơn mặt liếp không phủ. Hiện nay, màng phủ nông nghiệp đã được sử dụng rộng rãi để trồng rau ở nhiều nước trên thế giới. Màng phủ nông nghiệp, tiếng Anh là Argicultural films (plastic mulching, polyethylene film), là vật liệu làm bằng nhựa deûo, mỏng có hai mặt màu khác nhau chuyên dùng để phủ mặt liếp trồng rau. Màng phủ nông nghiệp đã được sử dụng rộng rãi để trồng rau ở nhiều nước trên thế giới. Màng phủ nông nghiệp có ưu điểm: h ạn chế sâu bệnh hại, nhất là giai đoạn cây còn nhỏ. Ngăn chận cỏ dại, cỏ không mọc được nơi mặt liếp có đậy màng phủ. Điều hoà độ ẩm mặt đất: độ ẩm đất ít biến động trong mùa mưa lẫn nắng, tiết kiệm nước; h ạn chế mất phân bón: Màng phủ ngăn cản bốc hơi và rửa trôi phân, tiết kiệm phân bón; hạn chế lừng phèn, mặn ở các tháng mùa khô (2-4 dl); hạn chế thiệt hại do chuột phá

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cơ hội đầu tư nông nghiệp tại Hà Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cơ hội đầu tư nông nghiệp tại Hà Nam Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)   Ngày 26/5, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do ông Naigai Katsurou, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến Hà Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Đại diện Ngân hàng Mitsubishi Nhật Bản cho biết, tuy không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhưng Ngân hàng Mitsubishi có những hoạt động phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp như giới thiệu cho các khách hàng của Ngân hàng tại Nhật Bản những ưu điểm của Việt Nam để các doanh nghiệp này đến đầu tư. Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng cũng giới thiệu các doanh nghiệp sản xuất các nông cụ, nhà kính, nhà lưới... Ngoài ra, Ngân hàng Mitsubishi cũng cung cấp vốn sản xuất cho các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời mua lại các sản phẩm nông nghiệp của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông Suzuki Tooru,

Cây trồng biến đổi gen giúp cải thiện môi trường

Cây trồng biến đổi gen giúp cải thiện môi trường TS Graham Brookes - Giám đốc Viện PGEconomics (Anh), đồng tác giả bản báo cáo: “Năm 2013 - năm thứ 18 ứng dụng cây trồng biến đổi gen trên diện rộng” vừa công bố những tác động tích cực của loại cây trồng này trong việc nâng cao sản lượng cây trồng, tăng cao thu nhập cho nông dân và giúp cải thiện môi trường. Tăng thu nhập cho nông dân Theo bảo báo cáo trên của TS Graham Brookes, trong giai đoạn 1996 – 2013, cây trồng biến đổi gen (BĐG) đã giúp sản xuất thêm 138 triệu tấn đậu tương, 274 triệu tấn ngô cho toàn cầu. Công nghệ này cũng góp phần tạo ra thêm 21,7 triệu tấn bông và 8 triệu tấn canola. Cây trồng BĐG cho phép người nông dân có thể trồng được nhiều hơn mà không sử dụng thêm nguồn đất canh tác. Cũng theo bản báo cáo này, canh tác cây trồng BĐG đã giúp cho người nông dân có được mức thu nhập tốt hơn. Lợi ích kinh tế thuần ở mức độ đồng ruộng trong năm 2013 là 20,3 tỷ USD, tươ

Kỹ thuật trồng cây chanh cho trái quanh năm

Kỹ thuật trồng cây chanh cho trái quanh năm Chanh là loài cây ăn quả được nhiều người ưa chuộng vì nhiều nước, vị chua, dễ ra hoa, đậu quả. Mọi người có thể dễ dàng trồng vì kỹ thuật trồng cây chanh đơn giản, và cây cho trái quanh năm. Chanh là loại cây ăn quả thuộc họ cam quýt có nguồn gốc á nhiệt đới. Chanh có nhiều giống, các giống thường gặp như: chanh giấy được nhiều người ưa chuộng vì mỏng vỏ, nhiều nước, vị thơm, chanh núm quả tròn, chanh thơm Indo, được nhập nội từ Indonesia, trái tròn, đẹp, chanh lima persa không hạt, chanh Eureka… Kỹ thuật trồng cây chanh đơn giản, dễ ra hoa, đậu quả, thích nghi với nhiều loại đất và nhiều vùng sinh thái ở nước ta.   Cách trồng Thời vụ: Vụ xuân trồng vào tháng 2-3, vụ thu trồng từ tháng 8-10 và có thể trồng vào quanh năm. Mật độ: Hố đào rộng 60-80cm, độ sâu tuỳ theo chất đất. Nếu đất đồi khoảng 60-80cm, đất bằng khoảng 30-40cm. Bón lót 20-30kg phân hữu cơ. Khoảng cách hố trồng thích hợp là 3x3m hoặc 3x4m. Lấy đất

Kinh nghiệm chọn giống trong sản xuất nông nghiệp

Kinh nghiệm chọn giống trong sản xuất nông nghiệp Vì muốn có vụ mùa bội thu nên nhiều nông dân ở Quảng Trị đã mua giống từ các công ty môi giới không có uy tín, gây thiệt hại lớn trong sản xuất (Ảnh minh hoạ) Trong sản xuất nông nghiệp, giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Thế nhưng, cũng vì mong muốn có một vụ mùa bội thu nên nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tin tưởng mua giống từ các công ty môi giới không có uy tín, gây thiệt hại lớn trong sản xuất. Những ngày này, nông dân trên địa bàn xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong đang khẩn trương tìm nguồn giống hoa màu cho sản xuất vụ hè thu. Nhớ lại vụ Đông Xuân vừa qua, người dân thôn ở xã Triệu Thượng không khỏi xót xa bởi sản xuất giống ngô ngọt Tân Mỹ Lệ do công ty Cồ phần Tín Đạt Thành cung cấp vừa kém chất lượng vừa không tiêu thụ được. Sau 3 tháng hợp đồng sản xuất, công ty này đã không đến thu mua cho bà con, toàn bộ diện tích

Cuộc sống khấm khá nhờ trồng sắn dây

Cuộc sống khấm khá nhờ trồng sắn dây Từ việc trồng sắn dây tự phát với quy mô nhỏ lẻ, năng suất thấp, nhiều hộ nông dân tại xã Thạnh Đông, H.Tân Châu (Tây Ninh) đã áp dụng kỹ thuật trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Phượng áp dụng cách trồng mới giúp sắn dây có sản lượng cao - Ảnh: Giang Phương Mày mò tìm cách trồng mới Theo thống kê của Hội Nông dân xã Thạnh Đông, diện tích sắn dây tại địa phương tăng dần trong những năm gần đây (hơn 10 ha, lớn nhất H.Tân Châu) xuất phát từ cách trồng mới do nông dân tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng thành công. Một trong những hộ dân thực hiện thành công cách trồng sắn dây mới mang lại hiệu quả kinh tế cao là ông Đinh Xuân Phượng (ngụ ấp Thạnh Nghĩa, xã Thạnh Đông). Ông Phượng kể, gia đình ông có 0,2 ha đất dùng để trồng khoai mì. Mỗi vụ mì cho thu hoạch chỉ khoảng 6 triệu đồng (chưa kể công nhà tự bỏ ra chăm sóc). Thấy lợi nhuận từ cây mì thấp hơn nhiều so với

Nông dân Quảng Trị lo ngại đầu ra khi chuyển đổi cây trồng tránh hạn

Nông dân Quảng Trị lo ngại đầu ra khi chuyển đổi cây trồng tránh hạn Mặc dù được hỗ trợ tiền mua giống để chuyển đổi diện tích cây trồng nhưng bà con nông dân vẫn lo ngại đầu ra sau khi thu hoạch Trước dự báo, hạn hán và thiếu nước tưới nghiêm trọng sẽ xảy ra trong vụ sản xuất hè thu 2015 này, tỉnh Quảng Trị chủ động chuyển đổi hơn 2.500 ha đất lúa sang trồng cây đậu xanh, ngô, rau màu... Theo đó, nông dân chuyển đổi diện tích được hỗ trợ tiền mua giống. Thế nhưng, bà con nông dân băn khoăn, lo ngại đầu ra sản phẩm khi thu hoạch sản phẩm. Vụ hè thu này, huyện Gio Linh là địa phương có diện tích trồng lúa chuyển sang cây màu lớn nhất tỉnh Quảng Trị với hơn 1.500 ha. Vụ sản xuất đã bắt đầu nhưng bà con nông dân nhiều nơi vẫn lúng túng, chưa biết lựa chọn cây trồng nào mang lại hiệu quả. Chuyển đất trồng lúa sang trồng đậu xa

Trung Quốc trợ cấp 165 tỷ đôla cho nông nghiệp

Trung Quốc trợ cấp 165 tỷ đôla cho nông nghiệp Số liệu thống kê gần nhất cho thấy Trung Quốc là nước trợ cấp nông nghiệp nhiều nhất thế giới, dù điều này được phương Tây cho là gây tác dụng ngược. Hơn 5 năm qua, khi lương nhân công ngành nông nghiệp tăng vọt, những người trồng mía tại miền Nam Trung Quốc bắt đầu tìm sang Việt Nam. Theo The Economist , những người này thuê lao động với giá chỉ bằng một phần tư trong nước để trông nom đồng ruộng, đặc biệt trong vụ thu hoạch. Những lao động này nhập cư trái phép, nhưng chính quyền địa phương cũng lờ đi. Mỗi năm, khoảng 50.000 người Việt Nam tới Sùng Tả - thủ phủ đường tại tỉnh Quảng Tây. Nhưng thời gian gần đây, khi quan hệ giữa hai nước căng thẳng, Trung Quốc bắt đầu tìm cách giảm các lao động này.   Kể cả không có rắc rối này, các nông dân ở Sùng Tả cũng đã gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng

Tiền Giang: Kỹ thuật trồng sầu riêng nghịch vụ thu lợi nhuận cao

Tiền Giang: Kỹ thuật trồng sầu riêng nghịch vụ thu lợi nhuận cao Mạnh dạn áp dụng KH-KT vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ giúp nhiều nông dân Tiền Giang thoát cảnh "chạy ăn từng bữa". Anh Lê Văn Đình (sinh năm 1969) ở ấp 4, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất ruộng sang trồng chuyên canh cây sầu riêng, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ và cho hiệu quả năng suất cao.   Anh Đình cho biết, sau khi lập gia đình, được cha mẹ cho 2.000 m 2  đất ruộng, anh tiếp tục gắn bó với nghề nông, nhưng chủ yếu sản xuất lúa theo phương thức truyền thống. Trong những vụ sản xuất truyền thống, lúa dễ bị sâu bệnh, thất mùa, giá cả không ổn định, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, vợ chồng anh phải đi làm thuê để có tiền trang trải chi phí trong gia đình. K

Nâng cao năng suất cây trồng bằng vật liệu các-bon từ bùn thải

Nâng cao năng suất cây trồng bằng vật liệu các-bon từ bùn thải Vật liệu này được gọi là than sinh học, do nhóm nghiên cứu về khai thác tài nguyên của Đại học Politécnica de Madrid (Tây Ban Nha) sàng lọc và phân loại. Than sinh học có tác dụng hứa hẹn vì bổ sung nó có thể nâng cao chất lượng đất, từ đó có thể nâng cao năng suất cây trồng. Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng - Bộ khoa học và công nghệ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Politécnica de Madrid (UPM) đã phát triển một vật liệu các-bon từ bùn thải khi sử dụng có thể cải thiện chất lượng đất trồng. Vật liệu này được gọi là than sinh học, có tác dụng hứa hẹn vì bổ sung nó có thể nâng cao chất lượng đất, từ đó có thể nâng cao năng suất cây trồng. Ngoài ra, than sinh học còn có nhiều đặc tính có lợi cho môi trường. Các nhà nghiên cứu thuộc khoa khai thác tài nguyên của UPM đã tiến hành sàng lọc và phân loại than sinh học trong nhiều năm. Họ cũng đã nghiên cứu về than sinh học từ bùn nước thải

Phá, đốt rừng để... trồng cây: Người dân không hài lòng

Phá, đốt rừng để... trồng cây: Người dân không hài lòng Rừng bị đốt để lấy diện tích đất trống trồng cây Như Lao Động đã thông tin, hiện ở khu vực thôn Cổ Iểng, xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đang diễn ra tình trạng phá, đốt rừng để trồng mới. Trước tình trạng hàng trăm ha rừng bị chặt, đốt để trồng mới. Qua tìm hiểu thông tin thì được biết, ngày 20.5.2014, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ký Quyết định số 203/QĐ-UBND về việc thu hồi, cho thuê đất gắn với giao rừng vùng nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất đũa tre, giấy đế và bột giấy Na Hang tại xã Thanh Tương, huyện Na Hang. Theo Quyết định 203, tỉnh sẽ thu hồi 4.760.934 m2 đất do UBND xã Thanh Tương quản lý để cho Cty CP xây dựng tổng hợp Tuyên Quang thuê diện tích, thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu Nhà máy đũa tre, giấy đế và bột giấy Na Hang. Trong đó, đất có rừng tự nhiên sản x

Sầu riêng Cẩm Mỹ giảm năng suất do thời tiết và sâu bệnh

Sầu riêng Cẩm Mỹ giảm năng suất do thời tiết và sâu bệnh Nhiều người dự báo, vụ sầu riêng năm nay thất thu trên 30-40% so với năm ngoái. (Ảnh minh hoạ) Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, hiện nay nhiều vườn sầu riêng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai có nguy cơ bị giảm năng suất và thời gian thu hoạch cũng bị chậm lại hơn 1 tháng so với năm ngoái. Vào thời điểm này năm ngoái, nhiều chủ vườn sầu riêng trên địa bàn xã Nhân Nghĩa, địa phương chuyên canh sầu riêng của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đã có sản phẩm sầu riêng để bán, thậm chí có những vườn đã bán được vài ba tấn. Nhưng hiện nay, phần lớn trái sầu riêng trên cây vẫn còn non, có những cây còn đang ra bông, chỉ một số ít trái mới bắt đầu già. Nhiều người dự báo, vụ sầu riêng năm nay thất thu trên 30-40% so với năm ngoái. Ông Viễn Văn Ngang, nông dân ấp 9, xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ nói: “Năm

Giải cứu dưa hấu, hành tím chỉ là ‘giải pháp tấm lòng’

Giải cứu dưa hấu, hành tím chỉ là ‘giải pháp tấm lòng’ Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc người dân mua ủng hộ dưa hấu, hành tím chỉ là “giải pháp tấm lòng”. Sáng nay 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về  báo  cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển  kinh tế  -  xã hội  và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015; phương án phân bổ số vượt thu ngân sách trung ương năm 2014.  Thời gian gần đây, dư luận xôn xao câu chuyện hành tím, dưa hấu của nông dân miền Trung thu hoạch nhưng không tiêu thụ được. Nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra giải cứu dưa hấu, hành tím. Việc nhiều cá nhân tham gia "giải cứu" dưa hấu trong thời gian qua vẫn chỉ là "giải pháp tấm lòng"  Phát biểu góp ý về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng cần bổ sung đánh giá  đời sống  một bộ phận nông dân đang rất khó