Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2015

Xu hướng đầu tư vào nông nghiệp

Xu hướng đầu tư vào nông nghiệp Nhiều doanh nghiệp mạnh tay đầu tư vào nông nghiệp ở nước ngoài cho thấy ngành này luôn hứa hẹn hiệu quả đầu tư, làm thế nào để đưa dòng vốn này về nội địa là bài toán phức tạp của ngành nông nghiệp Việt Nam.   Tín hiệu từ thị trường nông nghiệp Gần đây, không chỉ có doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đã bắt đầu “để mắt” tìm cơ hội và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Điều này hoàn toàn là do tín hiệu thị trường và họ đang đánh cược thực sự vào nông nghiệp, bằng tâm huyết và số tiền đầu tư rất lớn. Những năm gần đây, nhận thức về nông nghiệp và nông thôn đã bắt đầu thay đổi. Đầu tiên là vai trò của nông nghiệp ngày càng quan trọng trong bối cảnh tỉ lệ đói nghèo, tỉ lệ thiếu lương thực và khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Hơn nữa, quan niệm về an ninh lương thực đã thay đổi rất nhiều, người ta không nhìn an ninh lương thực chỉ là đủ lương thực mà còn là vấn đề tiếp c

Trồng dừa xiêm đỏ - bỏ túi cả trăm triệu

Trồng dừa xiêm đỏ - bỏ túi cả trăm triệu Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, anh Nguyễn Văn Út (ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) thành công với mô hình trồng dừa xiêm đỏ, mang về nguồn lợi hơn 100 triệu đồng hàng năm cho gia đình. Anh Út chia sẻ kinh nghiệm trồng dừa với bà con.   Ghé thăm vườn dừa xiêm đỏ của anh Út, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt là một vườn dừa bạt ngàn, hút mắt, gần 1 ha với những buồng dừa sai trái, đỏ chót, nằm sát mặt đất, xen lẫn vườn chanh không hạt sai trái. Anh Út kể cho chúng tôi nghe về quá trình đưa anh đến với cây dừa xiêm đỏ. Trước đây, gia đình anh chủ yếu sống bằng nông nghiệp, trồng cây lúa là chủ yếu. Thế nhưng, trồng lúa chỉ đủ ăn không thể làm giàu được. Nhiều đêm trăn trở, anh bàn với vợ lên liếp 3 công đất trồng dừa xiêm đỏ, xen canh thêm rau màu, lấy ngắn nuôi dài. Đất không phụ lòng người, dừa lớn nhanh, chỉ sau 20 tháng cho lưỡi mèo và đúng 24 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Thấy dừa xiêm đỏ

Nông nghiệp khát nước

Nông nghiệp khát nước Nông nghiệp Việt Nam đang khát nước, và các khu vực rộng lớn từ miền Trung cho đến Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đang gánh chịu khô hạn bất thường, đe dọa sản xuất nông nghiệp năm nay. Những cơn mưa lớn trong hai ngày 25 và 26-3 ở khu vực miền Trung có lẽ mới chỉ làm dịu đi cái oi bức những ngày này.  Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định: tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước trong năm 2015 này diễn biến phức tạp hơn so với năm 2014. Trong đó, tình hình khô hạn, thiếu nước ở các tỉnh Nam Trung Bộ đến khoảng tháng 9-2015 mới dần được cải thiện. Lượng mưa ở các tỉnh ven biển trung bộ từ tháng 4 đến tháng 9-2015 được dự báo cũng rất thấp.   Miền Trung khô hạn đến sớm Cơ quan khí tượng trung ương dự báo trong giai đoạn từ cuối tháng 3 đến tháng 8-2015, dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm mạnh. Các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh thấp hơn trung bình nhiều năm từ 30% đến 80%, các sông

Cây thanh long trên chảo lửa

Cây thanh long trên chảo lửa   Nhiều người dân xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tâm sự rằng, nếu thời tiết nắng nóng tiếp tục, đất đai vốn dĩ đã xấu lại không có nước tưới thì nguy cơ cây thanh long chết rất cao   Ít ai biết, một khu vực đất rừng nghèo kiệt, khô cằn với DT 1.200 ha ở xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) 15 năm trước được qui hoạch trồng mía nhưng sau đó phá sản. Gần đây, một số hộ dân phát triển "nóng" cây thanh long, trong khi nguồn nước cấp tại chỗ là con số không! Đây là khu vực đất rừng chồi nghèo kiệt được Chi cục Di dân Phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Bình Thuận trước đây khai hoang, sau đó giao cho các hộ dân thuộc 3 xã Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Thắng định cư SX với định mức 3 ha/hộ để trồng mía theo qui hoạch. Tuy nhiên do địa hình khu vực dự án nằm phía trên kênh Sông Quao không thể dẫn nước nên đất đai khô cằn bỏ hoang hóa nhiều năm. Do trồng thanh long mang lại lợi nhuận khá nên gần đây có một số hộ dân vay ngân hàng đầu tư lắp đặt

Những cây trồng dễ dàng biến bạn thành tỷ phú

Những cây trồng dễ dàng biến bạn thành tỷ phú Nếu bạn muốn làm giàu bằng cây trồng, có thể tham khảo một số loại cây dưới đây. Rất nhiều người đã nhờ trồng loại cây này mà trở thành tỉ phú Cây sưa Có hai loài sưa chính là: sưa trắng và  cây sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt lên có mùi thối. Gỗ sưa đỏ hay còn gọi là gỗ huỳnh đàn đỏ, gỗ huê, trắc thối thuộc gỗ nhóm IA, có tên khoa học Dalbergia tonkinensis Prain. Hiện nay gỗ sưa đỏ cực kỳ quý hiếm, cây hoang dại trên đồi núi bị khai thác gần hết, lượng cây gỗ sưa trong các công viên ngày càng giảm trước sự đe dọa của sưa tặc có thể chặt chộm bất cứ lúc nào Hiện tại giá cây gỗ sưa được bán với giá rất cao, dao động từ 1.5 triệu – 10 triệu/ 1 kg tùy vào chất lượng gỗ Giá giống  cây sưa  đỏ cũng giao động từ 3.000 – 8.000 vnđ/ 1 cây theo chiều cao của cây giống Cây chùm ngây Cây chùm ngây   là cây

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 23-29/3)

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 23-29/3) Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, rầy nâu, rầy lưng trắng xen gối lứa trên lúa đòng - chắc xanh, hại nặng cục bộ trên lúa chắc xanh - đỏ đuôi, tập trung tại các tỉnh duyên hải.   1. Trên lúa  a) Các tỉnh phía Bắc  - Bệnh đạo ôn hại lá: Thời gian tới thời tiết ấm dần, xen kẽ các đợt mưa, đêm và sáng sương mù nhiều, ẩm độ không khí cao kết hợp với việc bón thúc cho lúa là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh, gây hại gia tăng, gây cháy chòm trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ đến con gái; đặc biệt trên các giống nhiễm (Xi 23, IR 1820, X21, nếp, BC 15, NX 30, BC 15, AC 5, P6…), gieo cấy dày, bón nhiều phân đạm.  Cần theo dõi chặt chẽ, phát hiện bệnh sớm và tranh thủ thời tiết thuận lợi để tổ chức phòng trừ kịp thời khi còn diện hẹp.  - Chuột: Chuột tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng trên lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng. Đặc biệt tại các địa phương bị nhiễm chuột cao trong các vụ trước, cá

Nông nghiệp, nông thôn chưa tạo lực hút đối với doanh nghiệp

Nông nghiệp, nông thôn chưa tạo lực hút đối với doanh nghiệp Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tuy nhiên lĩnh vực này chưa thực sự tạo được sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT, trong tổng số hơn 300.000 doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, chỉ có 6% doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. Về vốn đầu tư, trong tổng số nguồn vốn các doanh nghiệp, vốn của các doanh nghiệp nông thôn chỉ chiếm 1% và mức vốn trung bình dưới 10 tỷ đồng. Những con số thống kê này cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chưa thực sự tạo được sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Theo ông Lưu Đức Khải, Trưởng Ban Chính sách phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trrung ương: “Đối với doanh nghiệp, vai trò của họ là tìm kiếm về lợi nhuận trong khi đầu tư về nông nghiệp, nông thôn, tỷ suất lợi nhuận trong nông nghiệp rất thấp. Khó khăn trong đầu tư nông nghiệp nông thôn như cơ sở hạ tầng, sản xu

Bí quyết trừ sâu vườn nhà đơn giản từ gừng, ớt, tỏi

Bí quyết trừ sâu vườn nhà đơn giản từ gừng, ớt, tỏi Ngoài cách chăm sóc cây, mọi người cũng quan tâm đến các cách tự chế phân bón hữu cơ, các phương pháp tự nhiên phòng sâu bệnh hiệu quả mà an toàn. Đời sống vật chất càng nâng cao thì đời sống tinh thần của con người ngày càng cần được vun đắp. Mọi người trồng cây, trồng hoa, trồng rau trong nhà nhằm mang chút thiên nhiên vào cuộc sống thời hiện đại vốn bộn bề. Thông thường, những loại rau, củ, quả có chứa hàm lượng tinh dầu mạnh như ớt, tỏi, hành, gừng, chanh,...sẽ có tác động lên những loài bọ, côn trùng gây hại cho cây cối. Do vậy, chúng thường hay được sử dụng để làm thuốc trừ sâu tại nhà.   1. Tỏi Tỏi là một loại thuốc trừ sâu vừa hiệu quả, vừa kinh tế cho khu vườn nhà. Nó có tính diệt nấm tự nhiên và tinh chất diệt côn trùng - hiệu quả để kiểm soát sâu bệnh. Rệp, kiến, mối, ruồi trắng, bọ cánh cứng, sâu đục thân, sâu bướm, ốc sên,...là một số các loại sâu bệnh có thể diệt được nhờ tỏi.   Để tự chế thuốc trừ sâu,