Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2014

Nhập khẩu nguyên liệu nông nghiệp từ Trung Quốc gia tăng

Nhập khẩu nguyên liệu nông nghiệp từ Trung Quốc gia tăng theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 11.2014 ước đạt 293 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt gần 3,03 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2013.   Doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang nắm giữ phần lớn thị phần thức ăn chăn nuôi - Ảnh minh họa: Ngọc Thắng Trong đó riêng thị trường Trung Quốc đã  chiếm đến 8,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra nguồn phân bón nhập khẩu cũng chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 51,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Về thuốc trừ sâu và nguyên liệu, ước tính giá trị nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm đạt 697 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu chính, chiếm 52,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàn

Ngành nông nghiệp đang xuất siêu 8,59 tỷ USD

 Ngành nông nghiệp đang xuất siêu 8,59 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản đang dẫn mang về nhiều ngoại tệ nhất cho ngành nông nghiệp.   Ngày 27-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành nông nghiệp tiếp tục xuất siêu 8,59 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2014. Trong đó toàn ngành xuất khẩu ước đạt 28,20 tỷ USD và nhập khẩu gần 19,61 tỷ USD. Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tháng 11 này, thủy sản tiếp tục dẫn đầu về giá trị xuất khẩu khi đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam, chiếm gần 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Đứng thứ hai là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, ước đạt 556 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 5,58 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là ba thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 66,45% tổng g

Đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vào hệ thống bán lẻ quốc tế (Ảnh minh họa: Đình Huệ/TTXVN) Tham gia hội nghị quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) tổ chức ngày 26/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia trong ngành nông nghiệp đã đề xuất các giải pháp tạo sản phẩm giá trị gia tăng để xuất khẩu cũng như việc đưa sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm của Việt Nam vào hệ thống bán lẻ quốc tế. Ông Đàm Ngọc Năm, Phó Cục trưởng Cục Nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mặc dù nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam chiếm giữ vị thế hàng đầu trên thế giới như điều, hồ tiêu, gạo và càphê… nhưng do tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô, xuất khẩu nguyên liệu còn lớn nên giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Việc triển khai xây dựng vùng nguyên liệu theo quy hoạch vẫn cò

Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp: Đề xuất nhiều chính sách đột phá

Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp: Đề xuất nhiều chính sách đột phá Với mục tiêu đến năm 2020 thu nhập của nông dân sẽ tăng lên gấp 2 lần so với hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đã đề xuất nhiều chính sách đột phá trong tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp...   Xác định 5 mặt hàng chủ lực Ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng tháp cho biết, theo đề án TCC nông nghiệp của tỉnh, Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt trên 5% trở lên, thu nhập của nông dân tăng gấp 2 lần so với hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm. Trong đó, tỉnh sẽ tập trung phát triển 5 ngành hàng chủ lực: lúa gạo, xoài, cá tra, vịt và hoa kiểng, với 2 ngành hàng thuộc sản phẩm chiến lược quốc gia là gạo và cá tra.   Đồng Tháp định hướng quy hoạch 2 vùng sản xuất lúa gạo phục vụ các mục đích khác nhau.   Cụ thể, với ngành lúa gạo, tỉnh định hướng quy hoạch thành 2 vùng: vùng ngập sâu khoảng 10.000ha với sản lượng 1,5 triệu tấn/năm nhằm sản xuất các s

Bấp bênh cây cacao

Bấp bênh cây cacao Việc phát triển cây cacao tại Việt Nam có cả dự án phát triển của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, giá cacao không ổn định nên người trồng chặt bỏ cây cacao cho dù đã trồng 4-5 năm tuổi đang cho thu hoạch. Hai thủ phủ trồng cây cacao lớn nhất là Bến Tre và Đắk Lắk đang cố gắng vực dậy loại cây trồng này, vì thời gian qua người trồng đã chặt bỏ với diện tích hơn 50%. Chẳng hạn, tại Bến Tre, trước đây có gần 10.000 ha cacao thì nay giảm còn 5.000 ha, còn tại Đắk Lắk trước đây diện tích loại cây trồng này lên đến 6.000 ha thì nay giảm mạnh còn khoảng 2.000 ha. Không cạnh tranh được cây trồng khác Ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bến Tre, cho biết dự án trồng cây cacao tại tỉnh đã có từ năm 2004-2006, với diện tích trồng 1.000 ha phục vụ cho xuất khẩu. Đến năm 2007 phát triển mạnh lên 10.000 ha. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì chựng lai, cuối năm 2012 và đầu năm 2013, người dân chặt bỏ cây cacao khá nhi

Làm thuê trên đất của mình

Làm thuê trên đất của mình Nông dân bỏ tiền tỷ làm trang trại, thuê nhân công, tự xử lý rác thải… để “làm thuê” cho các công ty nước ngoài. Cách làm kiểu này đang bóp nghẹt ngành chăn nuôi trong nước.   Bóp nghẹt chăn nuôi nông hộ Sau khoảng chục năm có mặt ở Việt Nam, những công ty lớn của nước ngoài như CP, Japfa… đã “làm mưa, làm gió” thống lĩnh phần lớn thị phần của ngành chăn nuôi, TACN của nước ta và đang “bóp chết” chăn nuôi trong nước, nhất là chăn nuôi nông hộ. Họ độc quyền từ con giống, kỹ thuật, TACN, đầu ra... Phía người nuôi gia công phải đầu tư toàn bộ từ mặt bằng, chuồng trại, các thiết bị liên quan, nhân công, điện nước và chịu trách nhiệm về việc giải quyết ô nhiễm môi trường. Công ty nước ngoài chỉ việc đầu tư con giống, TACN, kỹ thuật, rồi trả tiền cho người nuôi gia công là 200.000 – 230.000 đồng/kg/con lợn giống và 3.000 – 3.400 đồng/kg đối với lợn hậu bị.   Người chăn nuôi nông hộ đang trở thành nhân công làm thuê cho các công ty

Hàng giả giá cao tràn về nông thôn

Hàng giả giá cao tràn về nông thôn Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân ở khu vực nông thôn nên thời gian qua, nhiều người đã bị lừa vì mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng với giá cao. Chiêu thức của các đối tượng này là bán hàng kém chất lượng với nhiều chương trình khuyến mãi, hậu mãi hấp dẫn cùng cam kết cho vay tiền "trên giấy" rồi cao chạy xa bay. Chiếc bếp từ mà chị Trần Thị Hằng Nga ở Thôn Đại Tập - Xã Ninh Thân - thị xã Ninh Hòa mua với giá 4,5 triệu đồng từ những người bán dạo. Chị Nga cho biết, cách đây vài tháng, có một nhóm người đi xe máy, nói giọng Quảng Ngãi đến nhà chị chào hàng bán bếp từ. Các đối tượng này giới thiệu rất nhiều về công dụng, chức năng tối ưu của bếp và đảm bảo là hàng Nhật chính hiệu mang tên Nakawa, bảo hành 3 năm. Kèm theo đó là một số loại giấy tờ như bảng giá, cơ sở sản xuất, công ty để chứng minh nguồn gốc và công dụng của sản phẩm. Để củng cố niềm tin của khách hàng, các đối tượng n

Thuế đối với nông nghiệp sẽ giảm còn 15%

Thuế đối với nông nghiệp sẽ giảm còn 15% Cụ thể, theo đề xuất của Bộ Tài chính, từ ngày 1-1-2015, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sẽ giảm từ 22% xuống còn 15%. Người dân nộp thuế tại Cục thuế TP.HCM - Ảnh minh họa: T.Thắng Trong văn bản vừa trình Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu ý kiến Quốc hội cho dự án luật sửa đổi, Bộ Tài chính đã bổ sung một số điều tại năm luật về thuế. Theo đó, áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gồm nghiên cứu phát triển giống; trồng trọt; chăn nuôi; chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung ngành điện tử - tin học thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thay vì trước đây chỉ có 5 ngành là dệt may; da giày; sản xuất lắp ráp ôtô; cơ khí chế tạo; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay nông nghiệp

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay nông nghiệp   Ngân hàng (NH) TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giảm trần lãi suất cho vay từ 8%/năm xuống 7%/năm đối với lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, Vietcombank cho vay với lãi suất 7%/năm đối với hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi và chế biến cá tra, tôm xuất khẩu. Ngoài ra, NH này cũng điều chỉnh lãi suất cho vay bằng từ 8%/năm xuống 7%/năm đối với các đối tượng được hỗ trợ vốn nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Khách hàng giao dịch tại Vietcombank Từ nay đến 31-12, NH Á Châu (ACB) cũng giảm 2% lãi suất cho vay kinh doanh vật tư nông nghiệp xuống còn 8,5%/năm. Trong khi đó, một số DN kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cho biết họ đang vay vốn lưu động tại NH Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với lãi suất 8%/năm. Cũng liên quan đến Vietcombank, cách đây v

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đạt yêu cầu

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đạt yêu cầu Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Văn Tấn (Nghệ An) về mức độ thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân và làm thế nào để đào tạo xong nông dân có việc làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Cao Đức Phát cho hay: Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Quyết định số 1956 về chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề cho nông dân và cuối năm 2012 được giao trực tiếp chỉ đạo việc đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân.     Theo kế hoạch năm 2011 - 2015, chúng ta phải đào tạo 4,7 triệu nông dân, trong đó 1,6 triệu người để làm nông nghiệp. Những con số tổng hợp của chúng tôi thì hết năm 2015 chúng ta có thể sẽ đào tạo được 1.026.000 nông dân, như vậy đúng là sẽ không đạt mục tiêu đề ra. Ở đây có nhiều nguyên nhân, thứ nhất là chương trình mới khởi động và vừa làm vừa xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo giáo viên

Đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao

Đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao Nhờ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ nông dân ở xứ cù lao Mỹ Hòa Hưng, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang đã ăn nên làm ra, thoát được cảnh nghèo, một số người mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. “Góp gió thành bão” Cùng với các hội đoàn thể được giao ủy thác cho vay giảm nghèo ở xã Mỹ Hòa Hưng, nguồn vốn dành cho nữ nông dân được đánh giá là rất có hiệu quả. “Bởi lẽ, phụ nữ là đối tượng vay thì đa phần là nông dân, họ đều cần cù, siêng năng, chí thú làm ăn nhưng rất thiếu vốn. Vì thế, khi có được đồng vốn họ rất quý và sử dụng gói ghém, thể hiện bằng những hình thức, cách làm linh hoạt theo kiểu góp gió thành bão”- chị Lê Thị Ánh Nguyệt, cán bộ làm công tác giảm nghèo xã Mỹ Hòa Hưng nhận xét. Từ đồng vốn vay Ngân hàng CSXH, nhiều hộ dân trồng hoa, rau ở xã Mỹ Hòa Hưng đã thoát nghèo.       TRỌNG BÌNH Chị Nguyệt nêu dẫn chứng: Chị Bùi Thị Thúy Loan (ấp Mỹ An 1)

Mỗi năm, ngành nông nghiệp để lãng phí hơn 40.000 tỷ đồng

Mỗi năm, ngành nông nghiệp để lãng phí hơn 40.000 tỷ đồng Lượng phân bón mà cây trồng không sử dụng được chiếm 50-55% (tương đương trên 5 triệu tấn), tính ra mỗi năm ngành nông nghiệp đã lãng phí khoảng 40-44 nghìn tỷ đồng. Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), chi phí đầu vào như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đang chiếm đến 50% giá thành sản xuất lúa của người dân và quyết định đến 50% tổng sản lượng cây trồng. Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó phòng phụ trách vùng Nam Bộ (Cục Trồng trọt), mỗi năm, chỉ riêng phân Urê Việt Nam thất thoát khoảng 1 triệu tấn so với tổng nhu cầu sử dụng là 2 triệu tấn, tương đương mất 10.000 tỉ đồng. đây cũng là thông tin mà đa số các đại biểu nhận định tại Hội thảo “Tăng năng suất sản xuất nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch” vừa được tổ chức tại Tiền Giang. Mỗi năm, mất 40.000 tỷ đồng vì phân bón thất thoát Cũng theo ông Tùng, phân bị bốc hơi, rửa trôi theo nước là những nguyên nhân phổ biến nhất

Nhật Bản muốn chuyển giao công nghệ nông nghiệp cho Việt Nam

Nhật Bản muốn chuyển giao công nghệ nông nghiệp cho Việt Nam Nhật Bản muốn hợp tác chuyển giao nhiều công nghệ mới trong sản xuất, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa  tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước. Tại hội nghị, doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận, tìm hiểu những cơ hội xuất khẩu hàng hóa nông- lâm- thủy sản vào thị trường Nhật Bản. Đồng thời, tìm hiểu các sản phẩm máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ nông nghiệp của các nhà cung ứng đến từ Nhật Bản. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản trực tiếp tiếp cận, tìm kiếm đối tác cung ứng tin cậy trong lĩnh vực nông nghiệp cho Việt Nam. Thu hoạch cỏ bằng máy tại Đơn Dương, Lâm Đồng (Ảnh:/Báo Lâm Đồng) Hiện Nhật Bản là nước có nền công nghiệp tiên tiến hàng đầu

Lấp ao, băm nhỏ đất nông nghiệp

Lấp ao, băm nhỏ đất nông nghiệp Một người sở hữu gần 7.000 m2 đất ao, phân nhỏ bán cho những người khác. Sau đó, cũng chính chủ đất này xin quận Bình Tân, TP HCM cho lập vườn rồi lấp ao trên Trước vụ việc hàng ngàn mét vuông đất ao bị san lấp, chủ đất xẻ nhỏ đất nông nghiệp ở khu phố 7, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân bán cho nhiều người, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân vừa yêu cầu UBND quận Bình Tân tạm dừng toàn bộ trường hợp san lấp, phân chiết thửa để chờ ý kiến xử lý của UBND TP. Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động cho thấy chủ đất đã bán đất ao trước rồi san lấp sau. Mua bán đất ao Một số người dân địa phương xác nhận khu đất rộng gần 7.000 m2 nhìn ra mặt đường Bến Lội, khu phố 7, phường Bình Trị Đông A nguyên là ao sâu 4,5 m của nhiều chủ khác nhau, sau đó ông Châu Minh Hoàng (Hoàng “sử”, ngụ quận Bình Tân) đến mua hết. “Khoảng năm 2010, ông Hoàng cho san lấp toàn bộ ao” - ông Châu, nhà ở cạnh khu đất, kể. Một

Nhật Bản muốn chuyển giao công nghệ nông nghiệp cho Việt Nam

Nhật Bản muốn chuyển giao công nghệ nông nghiệp cho Việt Nam Nhật Bản muốn hợp tác chuyển giao nhiều công nghệ mới trong sản xuất, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, chiều 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước. Tại hội nghị, doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận, tìm hiểu những cơ hội xuất khẩu hàng hóa nông- lâm- thủy sản vào thị trường Nhật Bản. Đồng thời, tìm hiểu các sản phẩm máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ nông nghiệp của các nhà cung ứng đến từ Nhật Bản. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản trực tiếp tiếp cận, tìm kiếm đối tác cung ứng tin cậy trong lĩnh vực nông nghiệp cho Việt Nam. Thu hoạch cỏ bằng máy tại Đơn Dương, Lâm Đồng (Ảnh:/Báo Lâm Đồng)   Hiện Nhật Bản là nước có nền công nghiệp ti

400 gian hàng tham gia Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14

400 gian hàng tham gia Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 Khách hàng tham quan mua sắm tại Hội chợ. (Ảnh: Thanh Tâm/Vietnam+) Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - AgroViet 2014 vừa chính thức khai mạc sáng nay (14/11), tại Hà Nội. Đây là sự kiện xúc tiến thương mại lớn thường niên của ngành nông nghiệp Việt Nam. Hội chợ sẽ diễn ra đến hết ngày 17/11/2014, tại khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Hội chợ lần này thu hút trên 400 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và tổ chức trong và ngoài nước tham dự, trong đó có doanh nghiệp của các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Cộng hòa Nam Phi và các tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nước đến từ các sở, viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm xúc tiến thương mại; các trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố; các hiệp hội, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp trong và ngoài ngành nông nghiệp, nông thôn.

Thị phần máy cơ giới nông nghiệp Việt vẫn khiêm tốn

Thị phần máy cơ giới nông nghiệp Việt vẫn khiêm tốn Phong trào đưa máy móc cơ giới vào sản xuất nông nghiệp đang diễn ra nhanh và rộng khắp ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, cũng như nhiều tỉnh đồng bằng sông Hồng, các loại máy mang thương hiệu Việt được sử dụng tại Bắc Ninh vẫn còn khá khiêm tốn và phải canh tranh mạnh mẽ với các máy cơ giới ngoại.   Theo báo cáo, toàn tỉnh hiện có 4.950 chiếc máy kéo phục vụ khâu làm đất, 900 chiếc công cụ gieo rải hàng và 3 máy cấy, 7.081 máy tuốt lúa có động cơ và máy tuốt lúa liên hoàn; 5 chiếc máy gặt đập liên hợp, 3.832 chiếc máy xay xát gạo phục vụ trong nông thôn... Máy cơ giới được áp dụng cho hầu hết các khâu trồng trọt từ sản phẩm đơn giản như máy cắt cỏ có giá vài triệu đồng đến các loại máy cày, máy gặt đập liên hợp trị giá vài trăm triệu đồng.  Tuy nhiên, theo ông Trần Xuân Dẫn, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh, các loại máy nông nghiệp của Việt Nam sản xuất chỉ mang

Tiêu ở Đắk Nông lại chết hàng loạt

Tiêu ở Đắk Nông lại chết hàng loạt Nếu như năm ngoái nhiều hộ dân tại xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông vô cùng phấn khởi vì tiêu trúng đậm thì năm nay, nhiều hộ gia đình đang có nguy cơ vỡ nợ vì hàng loạt vườn tiêu chết gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Theo ông Hà Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Tân, xã có gần 240 ha tiêu, mấy năm trở lại đây, tiêu trở thành một loại cây chủ lực giúp bà con nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế góp phần tạo điều kiện cho chương trình xóa đói giảm nghèo. Nhiều hộ không chỉ vươn lên thoát nghèo, mà còn trở thành triệu phú, tỷ phú. Nhưng chỉ sau vài tháng trở lại đây, xã Quảng Tân đã có trên 35 ha tiêu bị xóa sổ, khiến cho nhiều hộ dân mất trắng, nợ nần chồng chất. Với những trụ tiêu chết, không thể làm gì hơn ngoài nhổ bỏ. Ông Nghiêm Đắk Hưng, Trưởng thôn Đắk RTăng cho biết: Thôn có trên 114 hộ, trồng trên 70 ha tiêu. Ở đây hầu như hộ nào cũng có trồng tiêu, nhà

Chủ động nước tưới cho cây trồng vụ đông

Chủ động nước tưới cho cây trồng vụ đông Theo kế hoạch vụ đông năm 2014- 2015, các địa phương thuộc lưu vực phục vụ nước tưới của Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Bắc Đuống gieo trồng hơn 5.000 ha rau màu các loại. Trước dự báo nguồn nước cho sản xuất vụ đông-xuân tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thời gian qua Công ty chủ động xây dựng phương án, duy tu bảo dưỡng máy móc, tu bổ sửa chữa công trình nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho gieo trồng, chăm sóc rau màu của nông dân, góp phần quan trọng giúp các địa phương duy trì và từng bước mở rộng diện tích vụ đông. Trạm bơm Thái Hòa có nhiệm vụ bảo đảm nước tưới cho hơn 550 ha cây màu vụ đông của huyện Quế Võ, đồng thời đảm nhiệm tiếp nước qua kênh Nam phục vụ tưới cho hơn 100 ha cây màu vụ đông của huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Để hoàn thành nhiệm vụ, ngay từ đầu tháng 10, toàn bộ 31 máy bơm, động cơ của trạm được tiến hành bảo dưỡng, sữa chữa, bảo đảm vận hành tốt.   Duy tu bảo dưỡng m