Khi người thành phố làm nông, kiếm bạc tỷ trên sân thượng
Khi
nghe tôi nói đến việc muốn khắc họa chân dung những nông dân đô thị, ông
Thắng “đổ” cười khà khà: “Vậy thì chịu khó trèo lên vườn bonsai của anh
xem chơi”.
Nói
đến nông dân đô thị ở TP.HCM cần phải nhắc đến ông Trần Thắng (Thắng
“đổ”, quận Tân Phú) - một nghệ nhân bonsai nổi tiếng. Ông nổi tiếng
không chỉ bởi tài nghệ uốn, nắn linh sam mà còn biết kiếm tiền giỏi chỉ
cần cái sân thượng hơn 100m2.
Khi nghe tôi nói đến việc muốn khắc họa chân dung những nông dân đô thị, ông Thắng “đổ” cười khà khà: “Vậy thì chịu khó trèo lên vườn bonsai của anh xem chơi”. Theo chân ông, tôi trèo cầu thang bộ lên 3 tầng lầu và một cầu thang bằng inox nhỏ hẹp để lên sân thượng. Trên mảnh sân thượng, ông Thắng “đổ” chỉ chơi mỗi thứ linh sam. Trong số hơn 100 gốc linh sam trong vườn bonsai này, theo ông Thắng “đổ”, có những gốc “không phải để bán”, có những gốc nếu bán có dư trăm triệu bạc. Tính sơ sơ cả vườn bonsai linh sam của ông trị giá phải bạc tỷ. “Cây của tôi có nguồn gốc hẳn hoi như chó Tây, chó Nhật”, ông Thắng nói.
Theo
ông Thắng “đổ”, có hai cách để tiếp thị bonsai đến người chơi. Ngoài
việc cạnh tranh trực tiếp với nhà vườn khác qua các hội thi bonsai, ông
nhờ đến các diễn đàn cây cảnh, Facebook trên mạng Internet để quảng bá
sản phẩm. Sau khi ghi hình cây ông cứ tải dần hình lên mạng. Vấn đề là
ông biết lúc nào sẽ tải thêm hình và khi nào thì không nên. “Tôi bán cái
người ta cần chứ không bán cái tôi cần. Vì vậy, tôi biết khi nào tung
hình sản phẩm lên để câu khách”, ông Thắng “đổ” nói.
Nếu như ông Thắng “đổ” chọn hình thức bonsai thì ông Bảy Phong (Nguyễn Thanh Phong) lại chọn phong lan. Ác nỗi ông chọn lan hồ điệp - thứ lan chỉ thích hợp khí hậu Đà Lạt chứ không phải cái nóng hầm hập như Sài thành. Trước khi ông Bảy Phong “bắt” lan hồ điệp ra hoa hơn 800 hộ nông dân trồng lan ở Sài thành chưa ai dám làm việc này.
Trên mảnh đất rộng 1.000m2 ở Củ Chi, ông Bảy Phong bỏ ra 2,5 tỷ đồng thuê đội ngũ chuyên viên của khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM dựng nhà kính rồi mua giống lan hồ điệp về trồng. Về cái khoản sưởi lạnh cho hoa, ông dùng hệ thống khí biogas để hỗ trợ cho nguồn điện.
Kết quả, Bảy Phong trở thành người đầu tiên ở thành phố bắt lan hồ điệp ra hoa. Hôm chúng tôi đến vườn lan, ông Bảy Phong và vài nhân công đang chuẩn bị lan hồ điệp cho thị trường. 26.000 gốc hoa hồ điệp ra hoa chấp chới. Ông Bảy Phong cho biết: “2 năm làm vườn lan tôi tốn nhiều tiền lắm rồi nhưng vẫn phải chờ xem kết quả thế nào. Lan cho ra hoa đấy nhưng chất lượng vẫn chưa bằng hoa ở Đà Lạt. Tôi phải làm được điều này thì mới thành công”.
Được biết, trong số hơn 30.000 nông dân sản xuất giỏi thành phố thì có khoảng 10% “đạt tầm” nông dân đô thị. Theo ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM, trong năm 2014 ngành nông nghiệp thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp như ứng dụng công nghệ sinh học, các chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, hỗ trợ nông dân xây dựng phương án chuyển đổi phù hợp với địa phương… Những giải pháp này sẽ giúp nâng cao giá trị nông nghiệp TP.HCM trong thời gian tới.
Khi nghe tôi nói đến việc muốn khắc họa chân dung những nông dân đô thị, ông Thắng “đổ” cười khà khà: “Vậy thì chịu khó trèo lên vườn bonsai của anh xem chơi”. Theo chân ông, tôi trèo cầu thang bộ lên 3 tầng lầu và một cầu thang bằng inox nhỏ hẹp để lên sân thượng. Trên mảnh sân thượng, ông Thắng “đổ” chỉ chơi mỗi thứ linh sam. Trong số hơn 100 gốc linh sam trong vườn bonsai này, theo ông Thắng “đổ”, có những gốc “không phải để bán”, có những gốc nếu bán có dư trăm triệu bạc. Tính sơ sơ cả vườn bonsai linh sam của ông trị giá phải bạc tỷ. “Cây của tôi có nguồn gốc hẳn hoi như chó Tây, chó Nhật”, ông Thắng nói.
Ông Trần Thắng đang chăm sóc vườn bonsai trên sân thượng nhà mình. |
Nếu như ông Thắng “đổ” chọn hình thức bonsai thì ông Bảy Phong (Nguyễn Thanh Phong) lại chọn phong lan. Ác nỗi ông chọn lan hồ điệp - thứ lan chỉ thích hợp khí hậu Đà Lạt chứ không phải cái nóng hầm hập như Sài thành. Trước khi ông Bảy Phong “bắt” lan hồ điệp ra hoa hơn 800 hộ nông dân trồng lan ở Sài thành chưa ai dám làm việc này.
Trên mảnh đất rộng 1.000m2 ở Củ Chi, ông Bảy Phong bỏ ra 2,5 tỷ đồng thuê đội ngũ chuyên viên của khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM dựng nhà kính rồi mua giống lan hồ điệp về trồng. Về cái khoản sưởi lạnh cho hoa, ông dùng hệ thống khí biogas để hỗ trợ cho nguồn điện.
Kết quả, Bảy Phong trở thành người đầu tiên ở thành phố bắt lan hồ điệp ra hoa. Hôm chúng tôi đến vườn lan, ông Bảy Phong và vài nhân công đang chuẩn bị lan hồ điệp cho thị trường. 26.000 gốc hoa hồ điệp ra hoa chấp chới. Ông Bảy Phong cho biết: “2 năm làm vườn lan tôi tốn nhiều tiền lắm rồi nhưng vẫn phải chờ xem kết quả thế nào. Lan cho ra hoa đấy nhưng chất lượng vẫn chưa bằng hoa ở Đà Lạt. Tôi phải làm được điều này thì mới thành công”.
Được biết, trong số hơn 30.000 nông dân sản xuất giỏi thành phố thì có khoảng 10% “đạt tầm” nông dân đô thị. Theo ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM, trong năm 2014 ngành nông nghiệp thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp như ứng dụng công nghệ sinh học, các chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, hỗ trợ nông dân xây dựng phương án chuyển đổi phù hợp với địa phương… Những giải pháp này sẽ giúp nâng cao giá trị nông nghiệp TP.HCM trong thời gian tới.
(Theo: danviet.vn)