Theo
Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, do vùng thấp phía tây tiếp
tục mở ra, nên khu vực các tỉnh Bắc Bộ hôm nay (28-3) thời tiết sẽ càng
ấm lên, nhiệt độ phía tây Bắc Bộ là 27 đến 29oC, đông Bắc Bộ và TP Hà
Nội 25 đến 28oC.
Nam Bộ
và Tây Nguyên sẽ tiếp tục chuỗi ngày nắng khô, với thời gian nắng kéo
dài 8 đến 9 tiếng trong ngày, độ ẩm thấp khoảng 40 đến 50%. Cần đề phòng
cháy rừng ở các khu vực này.
Theo Cục Kiểm lâm, nhiều khu vực trong cả nước đã nhiều ngày không mưa, có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Các địa phương đang ở cấp V gồm: An Giang, Bình Phước, Bà Rịa, Bình Thuận, Cà Mau, Ðác Lắc, Ðồng Nai, Ðồng Tháp, Gia Lai, Khánh Hòa, Long An, Lâm Ðồng, Nghệ An, Ninh Thuận, Tây Ninh. Các khu vực sau nguy cơ cháy rừng ở cấp IV: Bình Ðịnh, Ðồng Nai, Quảng Trị, TP Ðà Nẵng. Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 yêu cầu các địa phương và chủ rừng thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tính
đến ngày 27-3, toàn tỉnh Yên Bái có 5,1 ha cây trồng bị nhiễm bệnh đạo
ôn, tập trung ở các cánh đồng lớn tại huyện Văn Chấn, Văn Yên và Lục
Yên. Ngành nông nghiệp tỉnh đã xuống các địa bàn hướng dẫn nông dân cách
phun thuốc, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng; tiếp tục bón thúc và
làm cỏ tăng sức đề kháng cho cây trồng. Bệnh phồng lá đang bùng phát
trên diện tích 227,5 ha chè tại tỉnh Thái Nguyên. Ngành chức năng đã
hướng dẫn người dân làm cỏ, tỉa bớt cành cây... đồng thời xử lý bằng một
trong các loại thuốc hóa học như Manage 5 WP, Starsuper 20WWP,
Diboxylin 4SL.
Bệnh đạo ôn gây hại cho hàng chục ha lúa chiêm xuân ở nhiều xã thuộc các huyện Ninh Giang, Kinh Môn và Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Bệnh xuất hiện gây hại cục bộ trên diện tích cấy sớm, chủ yếu ở các giống: Q5, BC15, nếp. Bà con cần theo dõi sát các trà lúa, nếu bệnh xuất hiện phải dừng bón đạm, dừng phun các chất kích thích sinh trưởng và phòng trừ ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu. Tại tỉnh Bình Phước, từ ngày 15-3 đến 15-4, ngành nông nghiệp tổ chức tiêm 1,119 triệu liều vắc-xin phòng cúm gia cầm A (H5N1) miễn phí cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có quy mô dưới 500 con ở ba huyện biên giới là Lộc Ninh, Bù Ðốp, Bù Gia Mập và hai huyện có ổ dịch cũ là Bù Ðăng và Ðồng Phú của tỉnh.
Gần 50 hộ dân làng nuôi cá bè trên sông Trà, thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đang lao đao vì cá trắm cỏ thả nuôi được vài tháng thì chết hàng loạt. Nguyên nhân chưa được xác định, ngành nông nghiệp đang lấy mẫu nước gửi cơ quan chức năng tỉnh để xác định nguyên nhân. Tỉnh Trà Vinh đã xuất ngân sách hơn một tỷ đồng mua 30 tấn Chlorine và đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét hỗ trợ 100 tấn Chlorine để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên con tôm, tránh lây lan trên diện rộng. Hiện, ngoài con tôm mắc bệnh, địa phương còn hơn 400 ha nuôi cá lóc đang bị bệnh ghẻ, lở.
Người dân sống bằng nghề nuôi ốc len ở xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đang thua lỗ nặng do ốc len chết hàng loạt, ước tính thiệt hại 50%. Ốc len có giá trị kinh tế cao, giá bình quân 70 nghìn đồng/kg. Hiện ngành nông nghiệp chưa biết nguyên nhân gây hại nên chỉ khuyến cáo bà con chậm thả con giống vào thời điểm này.
Nhân Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1-4), các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tiến hành thả cá, tôm giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2014. Tại tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh vừa phối hợp huyện Ba Tơ tổ chức thả 50 nghìn con cá chép giống tại Sông Liên và Hồ chứa nước Suối Loa (xã Ba Ðộng). Tại tỉnh Quảng Nam, Trung tâm giống thủy sản tỉnh đã thả 50 kg tôm càng xanh mẹ đang mang trứng (100 con/kg) và 20 kg tôm bố (100 con/kg) xuống sông Tam Kỳ để tái tạo nguồn lợi thủy sản quý giá này.
Ðối phó với tình hình thiếu nước cho cây trồng năm nay, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị quản lý không được bơm nước có nồng độ mặn vượt quá mức cho phép (từ >0.8/1.000) vào đồng ruộng. Ðồng thời, triển khai các biện pháp chống hạn như: Vận động người dân nạo vét kênh mương, tưới tiết kiệm, đồng thời, tổ chức lắp đặt, tăng cường trạm bơm; nạo vét, khai thông dòng chảy trên các sông Vu Gia, Thu Bồn, Vĩnh Ðiện... Tại TP Ðà Nẵng, ngành chức năng đang tập trung đắp các đập thời vụ ở hạ lưu các hồ chứa, đặt thêm các trạm bơm tại các hồ chứa lớn là Ðồng Nghệ, Hòa Trung và các sông Túy Loan, sông Yên, đồng thời tu bổ các đập thời vụ.
Diêm dân tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch cao điểm vụ muối năm 2014. Năm nay, năng suất muối đạt từ 10 đến 13 tấn/ha, tăng hai đến ba tấn/ha so với những năm trước. Hiện, giá muối ở mức 1.100 đồng/kg đối với muối thường và 1.400 đồng/kg đối với muối trải bạt. Với giá này, thu nhập của bà con tương đối ổn định, bình quân mỗi hộ thu hơn 50 triệu đồng/vụ.
Theo chỉ tiêu giao, tỉnh Hậu Giang có hai doanh nghiệp đủ điều kiện thu mua tạm trữ lúa gạo vụ lúa đông xuân 2013 - 2014 với sản lượng 9.000 tấn quy gạo. Hiện, công tác thu mua tại địa phương diễn ra rất chậm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn và chưa chủ động kho bãi tạm trữ. Riêng hai doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thu mua đợt này lại chưa công bố kế hoạch thu mua.
Theo Cục Kiểm lâm, nhiều khu vực trong cả nước đã nhiều ngày không mưa, có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Các địa phương đang ở cấp V gồm: An Giang, Bình Phước, Bà Rịa, Bình Thuận, Cà Mau, Ðác Lắc, Ðồng Nai, Ðồng Tháp, Gia Lai, Khánh Hòa, Long An, Lâm Ðồng, Nghệ An, Ninh Thuận, Tây Ninh. Các khu vực sau nguy cơ cháy rừng ở cấp IV: Bình Ðịnh, Ðồng Nai, Quảng Trị, TP Ðà Nẵng. Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 yêu cầu các địa phương và chủ rừng thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Bệnh đạo ôn gây hại cho hàng chục ha lúa chiêm xuân ở nhiều xã thuộc các huyện Ninh Giang, Kinh Môn và Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Bệnh xuất hiện gây hại cục bộ trên diện tích cấy sớm, chủ yếu ở các giống: Q5, BC15, nếp. Bà con cần theo dõi sát các trà lúa, nếu bệnh xuất hiện phải dừng bón đạm, dừng phun các chất kích thích sinh trưởng và phòng trừ ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu. Tại tỉnh Bình Phước, từ ngày 15-3 đến 15-4, ngành nông nghiệp tổ chức tiêm 1,119 triệu liều vắc-xin phòng cúm gia cầm A (H5N1) miễn phí cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có quy mô dưới 500 con ở ba huyện biên giới là Lộc Ninh, Bù Ðốp, Bù Gia Mập và hai huyện có ổ dịch cũ là Bù Ðăng và Ðồng Phú của tỉnh.
Gần 50 hộ dân làng nuôi cá bè trên sông Trà, thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đang lao đao vì cá trắm cỏ thả nuôi được vài tháng thì chết hàng loạt. Nguyên nhân chưa được xác định, ngành nông nghiệp đang lấy mẫu nước gửi cơ quan chức năng tỉnh để xác định nguyên nhân. Tỉnh Trà Vinh đã xuất ngân sách hơn một tỷ đồng mua 30 tấn Chlorine và đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét hỗ trợ 100 tấn Chlorine để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên con tôm, tránh lây lan trên diện rộng. Hiện, ngoài con tôm mắc bệnh, địa phương còn hơn 400 ha nuôi cá lóc đang bị bệnh ghẻ, lở.
Người dân sống bằng nghề nuôi ốc len ở xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đang thua lỗ nặng do ốc len chết hàng loạt, ước tính thiệt hại 50%. Ốc len có giá trị kinh tế cao, giá bình quân 70 nghìn đồng/kg. Hiện ngành nông nghiệp chưa biết nguyên nhân gây hại nên chỉ khuyến cáo bà con chậm thả con giống vào thời điểm này.
Nhân Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1-4), các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tiến hành thả cá, tôm giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2014. Tại tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh vừa phối hợp huyện Ba Tơ tổ chức thả 50 nghìn con cá chép giống tại Sông Liên và Hồ chứa nước Suối Loa (xã Ba Ðộng). Tại tỉnh Quảng Nam, Trung tâm giống thủy sản tỉnh đã thả 50 kg tôm càng xanh mẹ đang mang trứng (100 con/kg) và 20 kg tôm bố (100 con/kg) xuống sông Tam Kỳ để tái tạo nguồn lợi thủy sản quý giá này.
Ðối phó với tình hình thiếu nước cho cây trồng năm nay, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị quản lý không được bơm nước có nồng độ mặn vượt quá mức cho phép (từ >0.8/1.000) vào đồng ruộng. Ðồng thời, triển khai các biện pháp chống hạn như: Vận động người dân nạo vét kênh mương, tưới tiết kiệm, đồng thời, tổ chức lắp đặt, tăng cường trạm bơm; nạo vét, khai thông dòng chảy trên các sông Vu Gia, Thu Bồn, Vĩnh Ðiện... Tại TP Ðà Nẵng, ngành chức năng đang tập trung đắp các đập thời vụ ở hạ lưu các hồ chứa, đặt thêm các trạm bơm tại các hồ chứa lớn là Ðồng Nghệ, Hòa Trung và các sông Túy Loan, sông Yên, đồng thời tu bổ các đập thời vụ.
Diêm dân tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch cao điểm vụ muối năm 2014. Năm nay, năng suất muối đạt từ 10 đến 13 tấn/ha, tăng hai đến ba tấn/ha so với những năm trước. Hiện, giá muối ở mức 1.100 đồng/kg đối với muối thường và 1.400 đồng/kg đối với muối trải bạt. Với giá này, thu nhập của bà con tương đối ổn định, bình quân mỗi hộ thu hơn 50 triệu đồng/vụ.
Theo chỉ tiêu giao, tỉnh Hậu Giang có hai doanh nghiệp đủ điều kiện thu mua tạm trữ lúa gạo vụ lúa đông xuân 2013 - 2014 với sản lượng 9.000 tấn quy gạo. Hiện, công tác thu mua tại địa phương diễn ra rất chậm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn và chưa chủ động kho bãi tạm trữ. Riêng hai doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thu mua đợt này lại chưa công bố kế hoạch thu mua.