Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2014

10 loại cây nên trồng để cải thiện môi trường trong nhà

10 loại cây nên trồng để cải thiện môi trường trong nhà Trồng cây xanh trong nhà vừa có tác dụng trang trí, vừa loại bỏ khí độc làm sạch không khí và bổ sung oxy, mang lại năng lượng thiết yếu cho ngôi nhà của bạn. Bạn đang dự định dùng cây xanh trang trí cho không gian sống của mình? Một ý tưởng tuyệt vời vì chúng không những góp phần thanh lọc không khí mà còn giúp làm đẹp ngôi nhà. Cùng tham khảo 10 loại cây nên được trồng để cải thiện môi trường trong nhà bạn. 1. Cây cau có khả năng loại bỏ được tất cả các độc tố không khí trong nhà. Đây là loại cây đẹp, dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với mọi không gian kiến trúc trong nhà. Lá cây rủ xuống làm dịu môi trường xung quanh. 2. Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất. Bên cạnh đó nó còn dễ trồng và dễ chăm sóc. 3. Cây tre tạo cảm giác yên bình, ấm áp cho bất cứ môi trường nào và có sức chịu đựng tốt nhất trước sự tấn công của côn trùng.

Lúa Nàng Nhen có nguy cơ biến mất

Lúa Nàng Nhen có nguy cơ biến mất Mặc dù đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý nhưng lúa Nàng Nhen, đặc sản của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi (An Giang), vẫn đang đứng trước nguy cơ biến mất…   Đồng bào Khmer thu hoạch lúa Nàng Nhen - Ảnh: Nguyễn Huỳnh   Nổi tiếng thơm, ngon Nàng Nhen (hay Neáng Nhen) là loại lúa thơm, gạo đỏ đặc trưng của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi, gần giống như lúa mùa của người Kinh. Lúa Nàng Nhen kháng sâu bệnh tốt, chịu hạn, phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất ruộng trên (ruộng ven chân núi), canh tác chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa. Lúa được cấy vào mùa mưa từ tháng 7, tháng 8 và thu hoạch vào khoảng tháng 12, tháng 1 năm sau. Gạo Nàng Nhen hạt dài, thơm, bóng, trắng đều, ít bị rạn gãy trong quá trình xay xát. Đặc biệt trong canh tác, đồng bào Khmer chủ yếu sử dụng phân chuồng, ít khi sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nên lúa có chất lượng tốt và rất thơm ngon.

Nông nghiệp xuất siêu trên 1,4 tỉ USD

Nông nghiệp xuất siêu trên 1,4 tỉ USD Theo báo cáo công bố ngày 25-2 của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 2 ước đạt 2,1 tỉ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành hai tháng đầu năm 2014 lên hơn 4,3 tỉ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2013. Hình mình hoạ   Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,73 tỉ USD, giảm 20,5%. Các mặt hàng gạo, cà phê, điều, cao su, chè đều giảm mạnh về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản ước đạt 919 triệu USD, tăng 23,5%; các mặt hàng lâm sản chính đạt 837 triệu USD, tăng hơn 30%. Về nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong hai tháng đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu ước đạt 2,9 tỉ USD, tăng 19% so với năm cùng kỳ năm 2013. Trong đó nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 2,3 tỉ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, hai tháng đầu năm 2014, nông nghiệp xuất siêu trên 1,4 tỉ USD. (Nguồn: Plo.vn)

TẠO THUẬN LỢI CHO NÔNG DÂN ĐƯỢC VAY VỐN

TÂY ĐÔ JSC TẠO THUẬN LỢI CHO NÔNG DÂN ĐƯỢC VAY VỐN Trong điều kiện khó khăn, việc nông dân tiếp cận “tín dụng đen” lãi suất cao vẫn còn tồn tại và đang có chiều hướng gia tăng ở hầu hết vùng nông thôn ĐBSCL. Bên cạnh việc đẩy mạnh quy mô tín dụng của hệ thống ngân hàng, thì đẩy mạnh việc tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp bền vững trong thời gian tới. Khốn khổ vì “tín dụng đen” Thực tế khu vực ĐBSCL cho thấy, tình trạng cho vay nặng lãi khá phổ biến, với mức lãi suất khoảng 5%/tháng, không ít trường hợp lãi cắt cổ từ 10-30%/tháng. Cũng không ít trường hợp vì lý do mùa màng thất bát, để có tiền trả nợ vay đúng hạn, người dân sẵn sàng vay nợ với lãi suất lên đến 2-3%/ngày để thanh toán cho ngân hàng, sau đó làm thủ tục vay lại vốn để trả nợ vay “nóng”. Sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với rủi ro vì thời tiết nên một cơ chế tín dụng đặc thù là rất cần thiết. Ảnh:

Phấn đấu hoàn thành sớm kế hoạch trồng rừng năm 2014

Phấn đấu hoàn thành sớm kế hoạch trồng rừng năm 2014     Huyện Lạc Thủy chủ động cây giống phục vụ trồng rừng vụ xuân 2014. Để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp về “Tết trồng cây”, UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 16/1/ 2014 về việc tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Ngọ 2014. Theo đó, toàn tỉnh lấy ngày 6/2/2014 là ngày mở đầu Tết trồng cây năm 2014; các huyện, thành phố đã phát động Tết trồng cây khởi động cho một mùa trồng rừng mới. UBND tỉnh giao cho các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện; phấn đấu Tết trồng cây xuân Giáp Ngọ 2014 toàn tỉnh trồng 26 vạn cây phân tán và cây ăn quả các loại. Mục tiêu năm 2014, toàn tỉnh phấn đấu thực hiện kế hoạch trồng mới 8.560 ha rừng (590 ha rừng phòng hộ, 7.970 ha rừng sản xuất), bảo vệ rừng 89.098 ha, khoanh nuôi tái sinh 3.099 ha, duy trì ổn dịnh độ c

Luật Nông nghiệp mới của Mỹ gây khó cá da trơn VN

Luật Nông nghiệp mới của Mỹ gây khó cá da trơn VN Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN - Lê Hải Bình nhấn mạnh những biện pháp mới trong chương trình giám sát cá da trơn của Mỹ cần tuân thủ các cam kết quốc tế, không tạo ra các rào cản thương mại Tuyên bố trên được ông Lê Hải Bình đưa ra trong buổi họp báo thường kỳ ngày 20/2. Trước đó nửa tháng, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật Nông nghiệp mới. Theo đó, cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngang bằng với mặt hàng này sản xuất tại Mỹ, từ quy trình sản xuất đến việc đóng gói và xuất khẩu. Thay đổi này được xem là ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của cá tra Việt Nam. Đề cập tới các quy định nêu trên, ông Lê Hải Bình cho biết, trong những năm qua, Việt Nam luôn kiểm soát chặt chẽ ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản, áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế. Trong đó có tiêu chuẩn BAP, là quy chuẩn thực hành nuôi tốt nhất của Mỹ. Qua đó đảm bảo điều kiện

Dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng ra 14 tỉnh: Nguy hiểm và nguy cơ gây chết người

Tây Đô   - Dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng ra 14 tỉnh: Nguy hiểm và nguy cơ gây chết người Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch (CGC) trên thế giới cũng như trong nước, chiều 18.), Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống CGC đã họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì buổi họp. Phun thuốc tiêu độc khử trùng cho gia cầm tại chợ Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội) chiều 18.2. Dịch xảy ra ở cả 3 miền Là địa bàn xảy ra ổ dịch từ đầu 2014 đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 10 đến 17.2, tỉnh đã phát hiện các ổ dịch cúm A/H5N1 làm chết hơn 7.000 con gia cầm. Trước diễn biến phức tạp của dịch, Lào Cai đã xuất 5.000 lít hoá chất phục vụ cho việc tiêu độc khử trùng nhằm ngăn chặn dịch có thể tái phát. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ, cho biết: “Kể từ ngày ổ dịch CGC được phát hiện và tiêu huỷ hôm 3.1 tại xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh đến ngày 18.2, dịch đã xảy ra ở

Dùng phân NPK nhả chậm và giữ ẩm cho cây trồng

Dùng phân NPK nhả chậm và giữ ẩm cho cây trồng Tây Đô - Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành sản xuất và thử nghiệm phân NPK nhả chậm và chất giữ ẩm cho các cây trồng ở Tây Nguyên. Thu hoạch càphê. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN) Qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các loại phân này kết hợp với chất giữ ẩm so với các loại phân thông thường mà người dân các tỉnh Tây Nguyên đang sử dụng khi canh tác cây công nghiệp. Điều này mang lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu tư và thân thiện với môi trường; đem lại nhận thức mới cho người nông dân trong canh tác các loại cây công nghiệp. Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên cây càphê tại xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và cây chè tại xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sử dụng bón phân NPK nhả chậm kết hợp với chất giữ ẩm. Kết quả thử nghiệm trên cây chè 8 năm tuổi cho thấy, khi bón cùng lượng phân với lô chè đ

Tây Đô - Xả gần 5,8 tỷ m3 nước cho nông nghiệp vụ Đông Xuân

Xả gần 5,8 tỷ m3 nước cho nông nghiệp vụ Đông Xuân Trong hai tháng 1 và 2/2014, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phối hợp với Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thực hiện ba đợt xả nước từ các hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2013-2014 ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. EVN cho biết gần 5,8 tỷ m3 nước đã được xả qua cả ba đợt; trong đó từ hồ Hòa Bình là 3,86 tỷ m3 , từ hồ Tuyên Quang là 1,17 tỷ m3 và từ hồ Thác Bà là 0,74 tỷ m3. Kết thúc ba đợt xả nước phục vụ vụ Đông Xuân 2013-2014, mức nước hồ thủy điện Hòa Bình giảm 15,09m, hồ Thác Bà giảm 3,05m và hồ Tuyên Quang giảm 11,3m. Mức nước tại Hà Nội trong thời gian lấy nước luôn đạt mức cao từ 2,2-2,6 m. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Thủy lợi, tính đến 15 giờ ngày 14/2, diện tích đất có nước là hơn 609.300ha, chiếm gần 96% tổng diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Các địa phương đã hoàn thành kế hoạch lấy nước gồm Phú

Hậu Giang đầu tư hơn 313 tỷ đồng chuyển đổi cây trồng vật nuôi

Hậu Giang đầu tư hơn 313 tỷ đồng chuyển đổi cây trồng vật nuôi Ngày 14-2, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, Nguyễn Văn Đồng, cho biết: UBND tỉnh vừa thông qua Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016. Theo đó, đề án sẽ thực hiện bốn hợp phần: chuyển đổi 1.000 ha lúa ba vụ sang hai lúa - một màu và hai lúa - một cá; chuyển đổi 1.000 ha diện tích mía kém hiệu quả, năng suất thấp, không có đê bao ngăn lũ, diện tích manh mún, nhỏ lẻ sang cây ăn quả xen rau màu và nuôi trồng thủy sản; chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế; hỗ trợ chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn dịch bệnh. Theo ông Đồng, thực hiện đề án này sẽ góp phần hình thành được những vùng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi, tăng hiệu quả sản xuất, tăng giá trị trên đơn vị d

Tây Đô - Miễn thuế nhập khẩu cho DN đầu tư vào nông nghiệp

Miễn thuế nhập khẩu cho DN đầu tư vào nông nghiệp Doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp khi nhập khẩu nguyên liệu sản xuất nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, làm muối… thuộc dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp sẽ được miễn thuế khi nhập khẩu thuốc thú y khi đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên đất hoang hóa... Theo Thông tư số 02/VBHN-BCT của Bộ Công Thương có hiệu lực từ ngày 7-2- 2014, doanh nghiệp nhập khẩu các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu phục vụ nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi thuộc dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Cụ thể, đối với lĩnh vực trồng và chăm sóc rừng gồm cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất chăm sóc cây khi nhập khẩu về Việt Nam, doanh nghiệp sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Tương tự, ở lĩnh vực nuôi trồng nông, lâm, thủy sản trê

THUỐC TRỪ BỆNH

BPBYMS 800WP BPBYMS 800WP Thành phần tricyclazole: 800g/kg Đặc trị bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông trên lúa BPBYMS 800WP : là thuốc trừ nấm có tính nội hấp, hiệu quả rất cao đối với bệnh đạo ôn (cháy lá) gây hại trên lá lúa, bệnh đạo ôn cổ bông (thối cổ gié) gây hại trên bông lúa. BPBYMS 800WP không những diệt những sợi nấm bên ngoài mà còn hạn chế sự phát triển của sợi nấm bên trong cây, giúp cây lúa phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng gạo tốt, ít bị gãy nát khi xay xát. Hướng Dẫn Sử Dụng: BỆNH HẠI LIỀU DÙNG THỜI ĐIỂM PHUN ĐẠO ÔN LÚA Đạo ôn lá (cháy lá) Đạo ôn cổ bông (thối cổ gié) 280g/ ha 6 – 9g/ 360m vuông 9 – 14g/ 500m vuông 19 – 28g/ 10000m vuông Phun trước khi bệnh xuất hiện (đạo ôn lá) Khi lúa sắp trổ bông (đạo ôn cổ bông) Lượng nước sử dụng: 320 – 400 lít/ ha

THUỐC TRỪ NHỆN STREPGOLD 70WP

STREPGOLD 70WP STREP GOLD 70WP Đặc trị bệnh do vi khuẩn và nấm gây bệnh Thành phần: streptomycin sulfate: 70g/kg – phụ gia 930g/kg Hướng Dẫn Sử Dụng Cây trồng Dịch hại Liều lượng Cà chua Héo xanh 30g/ bình 16 lít nước Phun 400 – 500 lít nước/ ha Thời gian cách ly 5 – 7 ngày sau khi phun thuốc Ngoài ra sản phẩm STREP GOLD 70WP còn được đăng ký trừ bệnh bạc lá (cháy bìa lá) trên lúa Trong các danh mục thuốc BVTV, hoạt chất streptomycin sulfate còn được các đơn vị khác đăng ký để trừ các bệnh: đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá, bạc lá trên lúa, sẹo trên cam, thối trái trên xoài, sương mai trên cà chua, thối nhũn trên bắp cải.   An Toàn Trong Sử Dụng : Cất giữ thuốc khô ráo, xa tầm tay trẻ em, không để chung với thực phẩm, thức ăn gia súc. Chấp hành đầy đủ các biện pháp an toàn lao động, không ăn uống, không h

THUỐC TRỪ NHỆN ĐẶC HIỆU NHẤT: BIPIMAI 150EC

BIPIMAI 150EC Hoạt chất Pyriraben 150g/l. THUỐC TRỪ NHỆN ĐẶC HIỆU NHẤT. CÔNG DỤNG: Hoạt chất Pyriraben là thuốc trừ nhện rất tốt, hiệu quả cao, làm cho nhện chết nhanh sau khi phun thuốc từ 1 – 2 ngày, mặt khác còn khả năng kéo dài thời gian tiêu diệt đến hàng tháng. Diệt nhện đang ở thời gian ấu trùng và nhện trưởng thành. Thuốc được các công ty đăng ký và sử dụng ở Việt Nam để trừ: Nhện đỏ hại chè, hại cây có mùi, nhện giẻ trên lúa Liều lượng: Dung 1 – 1,5 lít thuốc pha với 500 – 600 lít nước/ha. CÁCH PHUN: Phun thuốc khi mật độ nhện khoảng 5 – 10 con/lá. Nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. THỜI GIAN CÁCH LY: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày

THUỐC TRỪ SÂU - RẦY

Song Mã 63EC – Đặc Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Song Mã 63EC – Đặc Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Hướng Dẫn Sử Dụng: Cây trồng Đối tượng Liều lượng Lúa Sâu cuốn lá Pha 15ml thuốc cho bình 16 lít, xịt 2 bình / 1000m2   Phun thuốc trừ sâu tuổi từ 1 – 2 khoảng 10 con/ 1m2 Phun gấp đôi liều lượng nếu mật độ sâu cao để đạt hiệu quả tối ưu Đặc tính và công dụng: Song mã 63EC là thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng tiếp xúc, vị độc, có phổ tác động rộng, diệt trừ hết các loại sâu rầy. Thời gian cách ly : 7 ngày -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------  Bamper 500EC Bamper 500EC - Diệt trừ hiệu quả RẦY NÂU HẠI LÚA . Hướng Dẫn Sử Dụng