CÂY MẮT CA - HƯỚNG THOÁT NGHÈO CHO NÔNG DÂN LAI CHÂU
Tại tỉnh Lai Châu, bà con nông dân đã trồng tự phát khoảng 250 ha cây mắc ca, số diện tích này đã cho thu hoạch, tuy nhiên sản phẩm không đủ để bán.
Ngoài
cây chè, chuối, cao su, cây mắc ca đã được nông dân vùng cao Lai Châu
đưa vào trồng và cho hiệu quả kinh tế cao. Chính quyền địa phương đã đưa
loại cây trồng mới này vào quy hoạch phát triển nông nghiệp, với mục
tiêu đưa mắc ca trở thành cây trồng chủ lực.
Trên
diện tích đất dốc bỏ hoang của gia đình, năm 2014 ông Nguyễn Văn Cận, ở
bản Đông Phong, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường đưa vào trồng thử nghiệm
cây mắc ca. Đây là cây trồng mới ở địa phương, nên từ khi trồng, gia
đình ông cũng không mấy quan tâm mà chỉ bón phân theo thời vụ. Do phù
hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây sinh trưởng, phát triển tốt và chuẩn
bị cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.
"Hiện
tại gia đình tôi có 100 cây mắc ca. Năm nay quả đậu tương đối nhiều.
Đến bây giờ thì quả còn nhỏ và chờ đến khoảng tháng 9, tháng 10, dịp
cuối năm thì mới biết được hiệu quả chính thức của nó" - ông Nguyễn Văn
Cận chia sẻ.
Cây trồng mới mắc ca đã được khẳng định phù hợp với đất dốc, nhổ nhưỡng và khí hậu ở Lai Châu. Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN |
Cũng
như gia đình ông Cận, gia đình bà Nguyễn Khánh Hòa, ở bản Chin Chu Chải,
xã San Thàng, thành phố Lai Châu hiện có hơn 1 ha mắc ca được trồng xen
trên diện tích chè của gia đình. Đến nay, diện tích mắc ca này đã được 7
năm tuổi và đã cho thu hoạch ba mùa quả.
Theo
gia đình, cây trồng càng lâu năm quả càng sai, sang năm thứ 6 sẽ cho
thu hoạch khoảng 4 tấn quả tươi/ha, bán với giá năm 2016 là 50.000
đồng/kg, cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng và thị trường Lai Châu cũng
không đủ để bán.
Bà Nguyễn Khánh Hòa cho biết: "Vườn
của gia đình tôi đến bây giờ năm nay là năm thứ ba ra quả và nó rất sai
theo tiến độ từng năm một. Hiện tại đầu ra của mắc ca, nếu số lượng
nhiều thì tôi cũng chưa biết, nhưng số lượng như bây giờ thì không đủ để
cung cấp tại thị trường Lai Châu này".
Theo
các chuyên gia nông nghiệp, cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lai Châu rất
phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và có thể trồng tập trung hoặc trồng xen
với cây chè. Mỗi ha cây mắc ca tập trung, sau năm thứ 3 trồng sẽ cho
thu hoạch khoảng 800kg quả, với thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng. Càng
về những năm sau, năng suất thu hoạch quả càng tăng lên. Gần 4.000 héc ta chè hiện nay của địa phương là một lợi thế lớn để trồng xen loại cây trồng mới này.
Ông
Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội mắc ca Việt Nam cho biết: "Chúng
ta thấy rõ ràng là cây mắc ca sau 3 năm trồng đã có quả và quả rất tốt.
Những vườn mà bà con đã trồng kể cả xen trong chè, xen trong ngô đều rất
tốt. Điều đó nói lên điều kiện trồng mắc ca ở Lai Châu là rất rộng rãi.
Chúng ta đã thấy những nương chè mà chồng xen mắc ca rồi, mắc ca vừa
che tán chè lên rất tốt rồi mắc ca cũng cho thu hoạch nữa; cho nên rất
nhiều diện tích chè là chúng ta có thể đưa mắc ca vào trồng xen".
Hiện
nay, tại tỉnh Lai Châu bà con nông dân đã trồng tự phát khoảng 250 ha,
số diện tích này đã cho thu hoạch, tuy nhiên sản phẩm không đủ để bán.
Theo đề án phát triển cây mắc ca của tỉnh, từ nay đến năm 2020 địa
phương sẽ trồng 3.600 ha, trong đó có 2.600 ha trồng tập trung và 1000
ha trồng xen trên cây chè. Ngoài việc dành khoảng 100 tỷ đồng hỗ trợ bà
con nông dân, các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng diện tích, chính quyền
địa phương sẽ tạo điều kiện về cơ chế và đất đai cho các doanh nghiệp
vào đầu tư trồng tập trung, thu mua và chế biến hạt mắc ca.
Ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết: "Chủ
trương của tỉnh tới đây là đẩy mạnh phát triển cây mắc ca trên địa bàn
tỉnh ở những nơi có điều kiện thích hợp. Hiện nay tỉnh đang giao cho sở
Nông nghiệp cùng với các sở, ngành xây dựng đề án phát triển cây mắc ca.
Trong đó, đề án bao gồm cả hướng dẫn về kỹ thuật, cũng như chính sách
và cơ chế để hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp trong việc trồng, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm".
Cây
trồng mới mắc ca đã được khẳng định phù hợp với đất dốc, thổ nhưỡng và
khí hậu ở Lai Châu. Cùng với lợi thế về điều kiện tự nhiên, sự ủng hộ
của người nông dân, doanh nghiệp, cũng như sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương và các nhà khoa học, cây mắc ca sẽ giúp cho nông dân ở nhiều địa
phương vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu
(Nguồn TÂY ĐÔ)