Tập trung khống chế bệnh bạc lá trên lúa hè thu và lúa mùa
Theo
báo cáo của các địa phương các tỉnh Bắc Bộ, diện tích lúa bị nhiễm bệnh
bạc lá tính đến nay đã lên tới hàng chục nghìn héc-ta, cao hơn so với
năm trước, nhất là ở một số tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh,
Ninh Bình, Hà Nội… Dự báo bệnh bạc lá có nguy cơ lây lan trên diện
rộng, cùng với đó một số loại sâu bệnh hại khác như rầy nâu, sâu đục
thân, sâu cuốn lá cũng đang phát sinh.
(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)
Để hạn
chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Cục Trồng trọt, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) vừa có Công văn số
1734/TT-CLT đề nghị Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố phía bắc tập trung
chăm sóc và bảo vệ lúa vụ hè thu, vụ mùa và chuẩn bị vụ đông năm 2016.
Theo đó, Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố phía bắc cần tuyên truyền,
hướng dẫn nông dân tuyệt đối không bón bổ sung đạm đơn cho lúa, tập
trung bón thúc ka-li cho diện tích lúa mới bước vào phân hóa đòng.
* Ngày 7-9, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa qua do thời tiết nắng mưa thất thường nên đã xuất hiện rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại cho lúa trên diện tích 14,6 ha ở các huyện: Quan Sơn, Bá Thước, Yên Định, Đông Sơn, Triệu Sơn.
* Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư cho biết, thời tiết ngày 8-9 ở các tỉnh Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, dông, trong cơn dông đề phòng khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh.
* Báo động tình trạng sạt lở đê bao vùng lũ Tiền Giang: Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, hiện nhiều tuyến đê bao ở các địa phương vùng lũ trên địa bàn bị sạt lở nghiêm trọng, như huyện Cai Lậy có khoảng 15 điểm sạt lở khá lớn; ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và sản xuất của người dân. Để khắc phục tình trạng này, vừa qua các cơ quan chức năng đã xử lý bằng cừ tràm hoặc cừ bạch đàn rồi sau đó tạo ta-luy ổn định lại mái đê bao để ngăn lũ, ngăn triều cường, bảo đảm diện tích trong vùng ô bao cũng như số hộ dân sinh sống.
* Huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho biết, do mưa lớn trong mấy ngày qua, cộng với xuất hiện lũ bất ngờ đã làm trôi hơn 1.000 con gia cầm, mất trắng 2,5 ha mía, 3 ha ngô, 2,5 ha cây ăn quả, 8 ha lúa, hơn 800m tường rào của người dân các xóm: Tháp, Hiệp 1, Hiệp 2, Hiệp 3 ở xã Nghĩa Liên.
* Trong hai ngày 6 và 7-9, hàng tấn cá chết nổi trắng sông Salung (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị). Ngay sau khi có hiện tượng cá chết, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản của tỉnh phối hợp các ngành chức năng, chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, lấy mẫu, tìm nguyên nhân cá chết để xử lý.
* Mấy ngày qua, cá bớp nuôi lồng ở khu vực cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Theo thống kê của UBND xã, đã có khoảng vài nghìn con cá bớp (trọng lượng từ 2 kg đến 4 kg/con) của hơn chục hộ nuôi cá khu vực này bị chết. Lượng cá chết khoảng từ 4 tấn đến 5 tấn, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Hiện các cơ quan chức năng đã xuống kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây cá chết.
* Ngày 7-9, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa qua do thời tiết nắng mưa thất thường nên đã xuất hiện rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại cho lúa trên diện tích 14,6 ha ở các huyện: Quan Sơn, Bá Thước, Yên Định, Đông Sơn, Triệu Sơn.
* Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư cho biết, thời tiết ngày 8-9 ở các tỉnh Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, dông, trong cơn dông đề phòng khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh.
* Báo động tình trạng sạt lở đê bao vùng lũ Tiền Giang: Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, hiện nhiều tuyến đê bao ở các địa phương vùng lũ trên địa bàn bị sạt lở nghiêm trọng, như huyện Cai Lậy có khoảng 15 điểm sạt lở khá lớn; ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và sản xuất của người dân. Để khắc phục tình trạng này, vừa qua các cơ quan chức năng đã xử lý bằng cừ tràm hoặc cừ bạch đàn rồi sau đó tạo ta-luy ổn định lại mái đê bao để ngăn lũ, ngăn triều cường, bảo đảm diện tích trong vùng ô bao cũng như số hộ dân sinh sống.
* Huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho biết, do mưa lớn trong mấy ngày qua, cộng với xuất hiện lũ bất ngờ đã làm trôi hơn 1.000 con gia cầm, mất trắng 2,5 ha mía, 3 ha ngô, 2,5 ha cây ăn quả, 8 ha lúa, hơn 800m tường rào của người dân các xóm: Tháp, Hiệp 1, Hiệp 2, Hiệp 3 ở xã Nghĩa Liên.
* Trong hai ngày 6 và 7-9, hàng tấn cá chết nổi trắng sông Salung (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị). Ngay sau khi có hiện tượng cá chết, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản của tỉnh phối hợp các ngành chức năng, chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, lấy mẫu, tìm nguyên nhân cá chết để xử lý.
* Mấy ngày qua, cá bớp nuôi lồng ở khu vực cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Theo thống kê của UBND xã, đã có khoảng vài nghìn con cá bớp (trọng lượng từ 2 kg đến 4 kg/con) của hơn chục hộ nuôi cá khu vực này bị chết. Lượng cá chết khoảng từ 4 tấn đến 5 tấn, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Hiện các cơ quan chức năng đã xuống kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây cá chết.
(Nguồn Tây Đô)