Dịch hại cần chú ý trong vụ hè thu.
Đó là các bệnh đốm vằn và lem lép hạt. Bệnh đốm vằn thường xảy ra vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ (30 – 60 ngày sau sạ). Bệnh lem lép hạt là bệnh phổ biến trong vụ HT, do lúc lúa trổ gặp trời mưa, khí hậu ẩm thấp thích hợp cho nấm bệnh gây hại.
Đối với bệnh đốm vằn hay khô vằn, khác với bệnh cháy lá, bệnh đốm vằn trái lại thường xảy ra vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ (30 – 60 ngày sau sạ). Bệnh âm thầm tiến triển nơi bẹ lá tiếp giáp mực nước, vết bệnh có dạng đốm loang lổ, ăn sâu vào nhu mô trong bẹ lá làm lá bị vàng, khô chết dần đồng thời ăn lan lên trên, một khi bệnh lan lên tới lá đòng thì năng suất có thể giảm tới 50%. Bệnh đốm vằn thường xảy ra thành từng chòm trên ruộng nhất là nhưng nơi lúa mọc quá dày, quá tốt, bà con cần lưu ý để khi thăm đồng cần chú ý các nơi này trước tiên.
Để phòng, trị bệnh đốm vằn cần áp dụng biện pháp tổng hợp như:
- Dọn sạch rơm rạ, lúa chét, cỏ dại, tàn dư thực vật sau khi thu hoạch.
- Không sạ, cấy quá dày, bón cân đối NPK, không bón thừa đạm, bón đạm muộn, tăng cường bón K vừa tăng tính chống chịu bệnh vừa hạn chế đổ ngã.
- Không để ruộng quá ẩm, nước ngập quá sâu.
- Thường xuyên thăm đồng, cần lội xuống ruộng để quan sát, chú ý nơi ruộng quá tốt, lúa mọc quá dày là nơi bệnh dễ xảy ra, cần vạch lúa và quan sát nơi gốc xem có bệnh hay không. Nếu có phải lập tức ngưng bón đạm, phun phân bón lá và phun thuốc trừ bệnh ngay.
- Có thể sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị do cty TMD DV Tây Đô Long An phân phối. Chú ý: Khi phun cần lưu ý phun kỹ, phun đẫm, phun đủ lượng nước khuyến cáo trên nhãn, hiệu quả phòng trị sẽ cao.
Bệnh lem lép hạt
Bệnh lem lép hạt là bệnh phổ biến trong vụ HT, do lúc lúa trổ gặp trời mưa, khí hậu ẩm thấp thích hợp cho nấm bệnh gây hại. Nguyên nhân gây bệnh lem lép hạt do điều kiện thời tiết trời quá nóng, ruộng khô hạn, điều kiện canh tác như bón quá thừa đạm, bón đạm muộn, rồi sâu, nhện hại...
Các nhà khoa học đã nhận diện có tới hàng chục tác nhân gồm nấm và cả vi khuẩn tìm thấy trên hạt lúa bệnh và trong số các loài nấm gây hại nầy có cả các loài nấm gây bệnh cháy lá, đốm nâu, gạch nâu, đốm vằn, vàng lá chín sớm… Để phòng trị bệnh nầy chúng ta cần áp dụng biện pháp tổng hợp như :
- Chọn thời vụ sao cho khi lúa trổ tránh mưa dầm.
- Gieo cấy các giống thích hợp điều kiện canh tác địa phương. - Bón phân đầy đủ và cân đối, không bón thừa đạm, bón đạm muộn.
- Phòng trừ tốt các dịch hại có liên quan đến bệnh lem lép hạt như bệnh đốm nâu, gạch nâu, đốm vằn, vàng lá, nhện gié, bọ xít.
- Sử dụng thuốc đặc trị do cty TMD DV Tây Đô Long An phân phối.
Để phòng trừ chúng ta có thể phun trước khi lúa bắt đầu trổ (phun buổi chiều) và khi lúa trổ đều, chú ý phun đủ lượng nước khuyến cáo.
(Nguồn: Nongnghiep.vn)