Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2015

Các loại cây chữa bệnh nên trồng trong nhà

Các loại cây chữa bệnh nên trồng trong nhà Khi bị bỏng hoặc đứt tay, lấy lá cây sống đời giã nát rồi đắp lên vết thương hoặc dùng lá lô hội xoa làm dịu đau rát. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Thị Đẹp, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết một số loại cây cảnh lành tính có thể trồng trong gia đình vừa để làm đẹp không gian vừa có tác dụng chữa bệnh, như sau: Lô hội (nha đam) Lô hội tên khoa học là Aloe vera L. Nhựa và lá cây có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận trường, diệt ký sinh trùng. Loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc. Trong Đông y, nhựa lô hội thường dùng để trị kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón, đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong. Người ta cũng dùng cả lá lẫn vỏ cây giã nhuyễn đắp lên da để trị mụn nhọt sưng đỏ. Có thể dùng 10-15 g lá, 1,5-3 g nhựa dưới dạng viên hoặc nghiền thành bột đắp tại chỗ trị đau đầu, chóng mặt, táo bón, trẻ co giật, suy dinh dưỡng, ho gà, sâu răng, viêm mủ da, Eczema.  

600 gian hàng tham gia hội chợ nông nghiệp Tây Nguyên

600 gian hàng tham gia hội chợ nông nghiệp Tây Nguyên Tối 28.11, tại TP Pleiku, TƯ. Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức khai mạc Hội chợ Triển lãm nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên năm 2015. Với chủ đề “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát triển bền vững”, hội chợ nông nghiệp Tây Nguyên đã thu hút hơn 350 đơn vị, tổ chức tham gia triển lãm với 600 gian hàng giới thiệu về các sản phẩm, mặt hàng nông nghiệp chất lượng cao và nhiều thiết bị công nghệ hiện đại. Cắt băng khai mạc hội chợ nông nghiệp Tây Nguyên   Để đáp ứng nhu cầu tham quan và mua sắm của người dân, hội chợ phân thành nhiều khu triển lãm đặc trưng như: khu thành tựu kinh tế của Hội nông dân các tỉnh, sản phẩm làng thủ công mỹ nghệ, khu chế biến và gia dụng, khu thương mại, ẩm thực… Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 28.11 đến 4.12 cùng với nhiều hoạt động phong phú về tư vấn kỹ thuật nông nghiệp - là nơi gặp gỡ trao đổi giữa nông dân với nhà khoa học, d

Đua nhau trồng tỏi

Đua nhau trồng tỏi Cây tỏi sẻ du nhập vào vùng đất Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) được hơn 5 năm và nhanh chóng khẳng định hiệu quả của nó. Thế nhưng gần đây, cây tỏi đang phát triển rất “nóng”, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết... Dồn sức đầu tư Đến Vạn Hưng bây giờ, khách phương xa không khỏi ngỡ ngàng bởi người người, nhà nhà đua nhau trồng tỏi. Chính vì vậy mà giá đất tại địa phương này đã tăng vọt trong vòng 5 năm trở lại đây.   Trong vai những người đi mua đất trồng tỏi, chúng tôi được ông Bùi Linh, một người dân từ Ninh Tịnh (Ninh Phước, Ninh Hòa) đến đây mua đất trồng tỏi chỉ cho đám rẫy của gia đình ông Hòa (thôn Xuân Vinh) vừa được san ủi xong và đang rao bán. Ông Linh bảo: “Ông Hòa có đến 7ha đất đồi nhưng đã bán hết 4ha, còn lại 3ha đã san ủi xong, chỉ cần lót phân, đổ cát là có thể trồng tỏi được. Giá ổng đưa ra là 400 triệu đồng/ha”. Nghe chúng tôi hỏi giá này cao hay thấp, ông Linh cho hay gi

Bã mía... đắt như tôm tươi

Bã mía... đắt như tôm tươi Phế phẩm từ mía giờ trở thành hàng “hot” - Ảnh: Công Hân   Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bã mía cho biết không có đủ sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Ông Vũ Xuân Mạnh, Tổng giám đốc Công ty TNHH A.F.P. Toàn Cầu (trụ sở tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), cho biết trước đây sản phẩm bã mía do chính công ty trực tiếp chế biến và xuất khẩu, chủ yếu sang Nhật Bản và một phần đến Hàn Quốc. Tuy nhiên, gần đây công ty chỉ tập trung thu mua rồi xuất khẩu.   Nuôi bò, trồng nấm... Bã mía có hai loại chính là lên men tự nhiên và không lên men. Nhật Bản là thị trường rất khó tính nên họ chỉ sử dụng sản phẩm lên men tự nhiên không dùng hóa chất với thời gian lên men kéo dài đến 12 tháng. Loại lên men này thường được ép thành viên. Người Nhật mua bã mía về để làm thức ăn gia súc. “Các đối tác của chúng tôi nói họ nuôi bò. Bã mía được dùng làm thức ăn bổ sung vì theo nghiên cứu của người Nhật, men tự nhiên trong bã mía hỗ trợ tiêu hóa

Nâng cao thu nhập cho người trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long

Nâng cao thu nhập cho người trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long Thu hoạch mía ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang).   Sau mấy năm liên tiếp bị thua lỗ, vụ mía năm 2015 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có những khởi sắc, trúng mùa, được giá, người nông dân phấn khởi. Song, theo nhận định của các địa phương, thu nhập của người trồng mía vẫn còn bấp bênh, thiếu tính ổn định, cần có các giải pháp căn cơ để giảm giá thành sản xuất và phát triển bền vững.   Một mùa mía ngọt Vụ thu hoạch mía năm nay ở huyện Phụng Hiệp - địa phương có vùng mía nguyên liệu gần 8.000 ha, lớn nhất của tỉnh Hậu Giang, được đánh giá là thắng lợi. Bà con nông dân rất phấn khởi do trúng mùa, được giá, giá mía bán tại ruộng từ 1.100 đồng đến 1.200 đồng/kg (tăng 200 đồng/kg so đầu vụ và tăng khoảng 400 đồng/kg so cùng kỳ năm 2014). Ông Nguyễn Thành Công ở ấp Phương Quới C, xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp) - người có bảy công mía giống ROC 16,

Bình Phước: Người trồng đắng lòng vì quýt đường

Bình Phước: Người trồng đắng lòng vì quýt đường Quýt đường là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thời gian qua được  bà con nông dân nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước chọn trồng. Trong đó, xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài được xem là thủ phủ. Điều đáng quan tâm là hiện tại đang vào mùa thu hoạch chính vụ, nhưng hàng loạt vườn quýt đang bị rụng trái, giá cả ngày càng đi xuống, tư thương ép giá, khiến bà con hết sức lo lắng. Hình minh hoạ - Nguồn caygiongcholach.vn   Theo ghi nhận tại vườn quýt của các hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài và xã Minh Lập, huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước), hiện nay, nông dân trồng quýt đường trên địa bàn đang bước vào thu hoạch quýt đường chính vụ. Khác hẳn với không khí nhộn nhịp của những năm trước, năm nay, bà con đang đối mặt với nguy cơ thu lỗ nặng, vì đã bước vào thời điểm chín vụ nhưng do thời tiết thất thường nên quýt sâu bệnh, rụng trái hàng loạt.   Bên c

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 23-29/11/2015

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 23-29/11/2015 Tại các tỉnh phía Nam, rầy nâu trên đồng phổ biến trưởng thành đến tuổi 1. Đối với lúa giai đoạn mạ rầy nâu di trú đến với mật số cao. Hình minh hoạ - Nguồn tiennong.vn 1. Trên lúa  a) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Sâu bệnh gây hại nhẹ rải rác trên lúa gieo giai đoạn trỗ - chín. b) Các tỉnh phía Nam: - Rầy nâu trên đồng phổ biến trưởng thành đến tuổi 1. Đối với lúa giai đoạn mạ rầy nâu di trú đến với mật số cao, cần chỉ đạo nông dân che chắn nước kịp thời để hạn chế khả năng chích hút, đẻ trứng và truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đối với những vùng chuẩn bị xuống giống lúa ĐX 2015-2016: Theo dõi diễn biến của rầy nâu vào đèn từ nay đến cuối tháng và tình hình khí tượng thuỷ văn ở địa phương để chỉ đạo gieo sạ "né rầy" hiệu quả. - Do thời tiết sáng sớm có sương mù nhẹ thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển ở nhiều địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đ

Chuẩn nghèo nông thôn: Thu nhập 700.000 đồng/người/tháng

Chuẩn nghèo nông thôn: Thu nhập 700.000 đồng/người/tháng Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn này gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Một hộ nghèo ở xã Nậm Sài, Sa Pa (Lào Cai). Ảnh:  Đ.D   Với tiêu chí về thu nhập, quy định chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng. Quy định chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng. Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, quyết định nêu rõ, các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 dịch vụ: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế;

Canada hỗ trợ Việt Nam 13 triệu USD phát triển nông nghiệp

Canada hỗ trợ Việt Nam 13 triệu USD phát triển nông nghiệp Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 19/11 tuyên bố chính phủ nước này sẽ hỗ trợ dự án Phát triển doanh nghiệp hợp tác xã Việt Nam (VCID) nhằm góp phần giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, thông cáo báo chí của Văn phòng Thủ tướng Canada cho biết chính phủ nước này sẽ cung cấp 12,9 triệu USD trong vòng 5 năm (từ 2015 - 2020) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất cho các hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam. Đối tác được Chính phủ Canada chọn thực hiện dự án là Hội hợp tác phát triển quốc tế (SOCODEVI), một tập đoàn phát triển quốc tế phi lợi nhuận của Canada đã có 13 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam. Trong thông cáo báo chí, Thủ tướng Trudeau hy vọng những kinh nghiệm của Canada trong lĩnh vực hợp tác xã nông nghiệp sẽ giúp Việt Nam ứng dụng kỹ thuật sản xuất thân thiện với môi trường và có tính bền vững, đem lại thịnh vượng cho

Hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi chứa chất kịch độc đã được đưa ra thị trường

Hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi chứa chất kịch độc đã được đưa ra thị trường Một trong 3 lô TACN thành phẩm tại Cty Trường Phú (Hải Dương) chuẩn bị xuất xưởng đã bị phát hiện, niêm phong chiều 16.11.2015. Ảnh: Kh.V Sáng 16.11, 3 đoàn Thanh tra chuyên ngành – Bộ NNPTNT và Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (CSPCTPMT) – Bộ Công an đã tiến hành niêm phong hàng tấn hàng hóa là sản phẩm thức ăn chăn nuôi (TACN) vi phạm pháp luậphát hiện, chứa chất tạo nạc Sabutamol và chất vàng ô. Những chất này gây tồn dư trong cơ thể, không thể đào thải và có khả năng gây ung thư rất cao. Hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi kịch độc đã ra thị trường Tại cơ sở chế biến TACN của Cty TNHH TCN Trường Phú (địa chỉ tại phường Cẩm Thượng, TP.Hải Dương), đoàn thanh tra phát hiện có 3 thùng sắt, trọng lượng ghi trên vỏ mỗi thùng là 30kg hoạt chất Auramine. Trong đó, chủ cơ sở thừa nhận đang sử dụng 46kg, còn 14kg chưa kịp sử dụng hết. Còn 1 thùng rỗng,

Sản xuất nông nghiệp cần thích ứng biến đổi khí hậu

Sản xuất nông nghiệp cần thích ứng biến đổi khí hậu Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, mặc dù đã bước sang nửa cuối tháng 11, nhưng nắng nóng vẫn trải dài trên địa bàn cả nước, báo hiệu thêm mùa đông ấm, kéo theo nhiều bất lợi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải có các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.   (Ảnh minh hoạ - Nguồn tinmoitruong.vn)   Nguy cơ hạn, mặn kéo dài Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, nhiệt độ ngày hôm qua (17-11) trên toàn miền bắc tiếp tục nhích thêm khoảng 20C so với hôm trước, lên mức 30-330C; riêng một số nơi thuộc Đông Bắc Bộ vượt ngưỡng 330C. Trời nắng nóng như mùa hè. Đây là mức nhiệt cao nhất được ghi nhận từ đầu tháng 11 đến nay và là mức nhiệt cao vọt so với cùng kỳ nhiều năm trước, khi mà nhiệt độ thấp nhất ghi nhận tại Thủ đô Hà Nội đã có lúc xuống chỉ còn 14-150C, nhiệt độ ban ngày ở mức 19-200C. Sở dĩ mùa đông năm nay

Dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng xuất hiện tại nhiều địa phương

Dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng xuất hiện tại nhiều địa phương Theo Cục Thú y, hiện cả nước có hai ổ dịch cúm gia cầm xảy ra ở hai tỉnh Quảng Ninh và Cà Mau; 14 ổ dịch lở mồm long móng đang xảy ra tại tám tỉnh, thành phố: Phú Yên, Yên Bái, Ninh Thuận, Bến Tre, Sơn La, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TP Cần Thơ; 11 ổ dịch tai xanh trên lợn xảy ra tại bốn tỉnh gồm Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Nghệ An và Long An.   (Hình Minh hoạ) Cục Thú y đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch, đồng thời chỉ đạo các cơ quan thú y vùng, các trung tâm chuyên ngành tập trung kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thú y địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định. * Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương, hiện nay bệnh thắt gốc (hay còn gọi là bệnh lở cổ rễ) đã xuất hiện trên cây hành ở các xã Nam Trung và Quốc Tuấn (huyện Nam Sách) với tỷ lệ nhiễm bệnh từ 1-2%, nơi cao đến 5% diện

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 16 - 22/11

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 16 - 22/11 Tại các tỉnh phía Nam, do hiện nay lúa TĐ - mùa đang tập trung ở giai đoạn đòng trỗ - chín, rầy di trú với mật số trung bình đến cao.   Lúa bị rầy nâu tấn công 1. Trên lúa a) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Sâu bệnh gây hại nhẹ rải rác trên lúa mùa giai đoạn chắc xanh – chín. b) Các tỉnh phía Nam - Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến giai đoạn trưởng thành. Do hiện nay lúa TĐ - mùa đang tập trung ở giai đoạn đòng trỗ - chín, rầy di trú với mật số trung bình đến cao. Các tỉnh cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lây truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá sang các trà lúa ĐX 2015-2016 mới gieo sạ. Đối với những vùng chuẩn bị xuống giống lúa ĐX 2015-2016: Cần theo dõi lịch xuống giống né rầy ở địa phương, nhằm đảm bảo “gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy”. Chú ý làm tốt vệ sinh đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng" v

Sau 30 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng 63 lần

Sau 30 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng 63 lần Từ chỗ nhập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành nước xuất khẩu lương thực và nhiều sản phẩm nông nghiệp như cà phê, cao su, thủy sản… với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt 30,86 tỷ USD, gấp 63 lần so với năm 1986. Song, trong những năm tới, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nước ta sẽ đứng trước những cơ hội to lớn và cũng không ít thách thức gay gắt. Tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Bộ Canh nông và truyền thống của ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn Việt Nam và Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, 70 năm qua, ngành nông nghiệp đã có đóng góp vào công cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đấu tranh giành thắng lợi, thống nhất đất nước. Từ một nước thiếu lương thực, sau Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, vươn lên phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. N

Lại 'chết đứng' vì đổ xô trồng cây sưa giống 'mắc hơn vàng'

Lại 'chết đứng' vì đổ xô trồng cây sưa giống 'mắc hơn vàng' Những năm trước bà con ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô về các trung tâm cây giống tại xã Hòa Thắng,TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk, gần Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên) để mua sưa giống về trồng với giấc mơ “hốt bạc”. Năm nay thì loại giống cây này ế ẩm, bán chẳng ai mua, giá rớt thê thảm. Từ chỗ 15.000-16.000 đồng/cây, giờ đây chỉ còn 500-1.000 đồng/cây. “Những năm trước thấy nông dân đổ xô tìm mua giống sưa về trồng, bán đắt như tôm tươi, giá cao mà không đủ cung cấp. Năm này tình hình ảm đạm quá, giá thấp chỉ bằng chưa tới 1/10 so với trước mà vẫn không có ai mua cả” - anh Bảy, chủ cơ sở giống cây trồng ở đường Nguyễn Lương Bằng, TP Buôn Ma Thuột chia sẻ. Cũng giống như anh Bảy, anh Đức - chủ cơ sở cây giống ở xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột năm nay cũng ươm hàng chục ngàn cây sưa giống với ước mơ bán “đắt như tôm tươi”. Có điều từ đầu mùa mưa tới giờ, anh mới bán đượ

Kỹ thuật trồng cây lô hội

Kỹ thuật trồng cây lô hội Cây lô hội (nha đam) là loại cây trồng cạn,có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có số ngày nắng nhiều trong năm. Lô hội thường được trồng nhiều ở những vùng có số ngày nắng nhiều trong năm * Chọn giống:   Hiện nay, giống lô hội có lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao, được nông dân trồng đại trà. Lô hội thường được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Lô hội là một loại cây dược liệu có thể chữa được nhiều chứng bệnh như: sốt, khớp tim, trĩ, viêm khớp... Đặc biệt với các bệnh về da, lô hội được xem là một loại thần dược * Thời vụ và cách trồng:   Cây lô hội có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào mùa xuân và mùa thu là tốt nhất. - Trồng lô hội ở vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát. Trước khi trồng cần phải c