Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2014

Dịch bệnh bùng phát trên cây trồng, vật nuôi tại nhiều địa phương

Dịch bệnh bùng phát trên cây trồng, vật nuôi tại nhiều địa phương Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, do vùng thấp phía tây tiếp tục mở ra, nên khu vực các tỉnh Bắc Bộ hôm nay (28-3) thời tiết sẽ càng ấm lên, nhiệt độ phía tây Bắc Bộ là 27 đến 29oC, đông Bắc Bộ và TP Hà Nội 25 đến 28oC. Nam Bộ và Tây Nguyên sẽ tiếp tục chuỗi ngày nắng khô, với thời gian nắng kéo dài 8 đến 9 tiếng trong ngày, độ ẩm thấp khoảng 40 đến 50%. Cần đề phòng cháy rừng ở các khu vực này. Theo Cục Kiểm lâm, nhiều khu vực trong cả nước đã nhiều ngày không mưa, có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Các địa phương đang ở cấp V gồm: An Giang, Bình Phước, Bà Rịa, Bình Thuận, Cà Mau, Ðác Lắc, Ðồng Nai, Ðồng Tháp, Gia Lai, Khánh Hòa, Long An, Lâm Ðồng, Nghệ An, Ninh Thuận, Tây Ninh. Các khu vực sau nguy cơ cháy rừng ở cấp IV: Bình Ðịnh, Ðồng Nai, Quảng Trị, TP Ðà Nẵng. Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 yêu cầu các địa phư

Tín dụng nông nghiệp rộng cửa?

Taydojsc.com.vn - Tín dụng nông nghiệp rộng cửa? Lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vừa được điều chỉnh giảm thêm 1%/năm so đầu tháng 3. Theo ông Nguyễn Huy Trinh, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp - phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai, hiện lãi suất cho vay nông nghiệp sau điều chỉnh chỉ còn 8%/năm, thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Những dự án nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao được ưu tiên về vốn vay. (Ảnh chụp tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai).   Cùng với việc hạ lãi suất, một số ngân hàng ngày càng quan tâm, ưu đãi cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Điều này đang mở rộng cơ hội cho nông dân, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ. * Vốn rẻ cho nông nghiệp Ông Nguyễn Hùng Mạnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, cho biết ngay sau khi hạ trần lãi suất huy động, Ngân hàng Nhà nước đã

Dịch bệnh ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương

Dịch bệnh ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư cho biết: Do hình thế gây mưa rào là vùng mây hội tụ đã dịch chuyển sang phía đông nam Trung Quốc, vùng thấp phía tây mở rộng, cho nên hôm nay (26-3), các tỉnh miền bắc trạng thái khô ráo sẽ tiếp tục được duy trì, nhiệt độ tăng nhanh từ 25 đến 27 độ C, riêng các tỉnh Ðiện Biên và Lai Châu nhiệt độ từ 29 đến 30 độ C. Phía đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội không nắng nhiều, nhiệt độ từ 23 đến 25 độ C. Các tỉnh từ Ðà Nẵng đến Bình Thuận và khu vực Nam Bộ, nắng với cường độ mạnh vẫn diễn ra trong hôm nay. Tuy nhiên, thời gian nắng nóng không kéo dài, chiều tối xuất hiện những cơn mưa rào làm dịu bầu không khí nóng bức xuống đôi chút. Theo Cục Thú y, hiện cả nước còn 24 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 12 tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Dương, Sóc Trăng, Gia Lai, Hưng Yên, Ðồng Nai, Hà Giang, Quảng Nam, Bến Tre, Bình Thuận. Tỉnh Gia Lai đã tăng

Hạ lãi suất người nông dân phải làm gì?

Hạ lãi suất người nông dân phải làm gì? Lãi suất cho vay nông nghiệp hạ xuống 8%/năm, đặc biệt cho vay tạm trữ lúa gạo chỉ còn 7%/năm được đánh giá là rất kịp thời, tạo thêm động lực sản xuất cho nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp. ảnh minh họa Thế nhưng, dù lãi suất ưu đãi, song cơ chế vận hành lại theo phương thức tín dụng thương mại, khiến dòng vốn chảy vào tam nông có nguy cơ tiếp tục bị kẹt. Ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định tạm trữ 1 triệu tấn gạo với lãi suất cho vay mua gạo tạm trữ chỉ 7%/năm, đồng thời, Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời gian thu mua tạm trữ lên đến 6 tháng (trước đây là 4 tháng), giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua đã tăng trở lại sau nhiều ngày rớt thảm. Trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ, chế biến cá tra, tôm…, lãi suất cho vay giảm còn 8%/năm cũng tạo tâm lý phấn khởi, khuyến khích người dân, doanh nghiệp yên tâm vay vốn đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô. Thế nhưng, niềm vui vẫ

TÂY ĐÔ - Vốn rẻ cho nông nghiệp

Vốn rẻ cho nông nghiệp Ngay sau khi hạ trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn xuống 6%/năm, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay vốn rẻ, lãi thấp phục vụ nông nghiệp, chăn nuôi…   Hai tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông - lâm - thủy sản ước đạt 2,91 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 13,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng như thủy sản tăng 38,9%, rau quả tăng 13,8%, nhân điều tăng 12,5%, hạt tiêu tăng 8,6%... Ưu tiên cho nông nghiệp Nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch chiếm thị phần lớn trên thị trường quốc tế như gạo, thủy sản, cá tra, cá ba sa, cà phê, cao su. Ngay sau khi hạ trần lãi suất huy động, Ngân hàng (NH) Nhà nước đã có văn bản yêu cầu 5 NH thương mại lớn gồm: Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank và MHB giảm lãi suất tối đa về 8%/năm đối với các khoản vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt heo

Hoa màu rớt giá thê thảm làm người dân thêm lao đao

Hoa màu rớt giá thê thảm làm người dân thêm lao đao Những ngày gần đây, nhiều nông dân ở TX Vĩnh Châu (Sóc Trăng) điêu đứng với nạn sâu bọ làm hư hại hành tím cùng tình trạng rớt giá thê thảm của nhiều loại hoa màu khác. "Vương quốc" hành tím bị sâu tấn công Theo số liệu của Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, vụ hành tím năm trước, nông dân thấy giá cao đua nhau trồng nên diện tích lên đến hơn 7.000 ha. Diện tích, sản lượng tăng đột biến, khó tiêu thụ, giá rớt thê thảm, có lúc chỉ còn 2.500 đồng/kg nên người trồng hành lỗ nặng.   Năm nay dù diện tích trồng hành tím có giảm so với năm trước hơn 1.000ha nhưng giá vẫn xuống rất thấp. Trước Tết Nguyên đán 2014, giá hành còn ở mức từ 12.000 đồng đến 15.000 đồng/kg. Sau Tết, giá hành chỉ còn từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg. Thu hoạch hành tím "chạy sâu" ở TX Vĩnh Châu. Ông Lý Phết (ngụ phường 1, TX Vĩnh Châu) cho biết, mỗi công hành (khoảng 1.000m2) nhà nông đầu tư từ

Chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 của xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) là 32,9%, mặc dù đã giảm 4,7% so với năm trước nhưng vẫn cao hơn nhiều so với con số bình quân chung toàn tỉnh là 18,35%. Đây là thách thức lớn đặt ra cho chính quyền và nhân dân xã Bảo Hiệu trong quá trình xây dựng NTM. Để vượt qua thách thức này, vì là xã thuần nông nên chúng tôi xác định một trong những vấn đề trọng tâm là phải nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp - Đồng chí Vũ Minh Toàn, Chủ tịch UBND xã Bảo Hiệu cho biết.  Trong cơ cấu kinh tế của xã Bảo Hiệu, ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 67,7% nhưng giá trị sản xuất của ngành kinh tế trọng điểm này vẫn còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của xã chưa thoát khỏi quy mô kinh tế hộ gia đình với đặc trưng là sự manh mún, nhỏ lẻ và thiếu tính bền vững. Trong nhiều năm nay, cả lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi lẫn thuỷ sản, lâm nghiệp về cơ bản đều chưa tìm kiếm được các loại cây

Nông nghiệp 2014 đối mặt khó khăn kép

Nông nghiệp 2014 đối mặt khó khăn kép Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp trong 2 năm qua chưa phải ở mức đáy kể từ năm 1991 trở lại đây, nhưng năm nay, khu vực kinh tế này được dự báo còn khó khăn hơn, do xuất khẩu trì trệ, trong khi nông sản ngoại ồ ạt đổ bộ vào thị trường trong nước. Nếu nhìn vào chuỗi số liệu thống kê từ năm 1991 đến nay, có thể thấy, hai năm cuối thập niên trước mới là giai đoạn tồi tệ nhất của nền nông nghiệp nước ta, bởi chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 2,3%/năm, còn hai năm vừa qua vẫn đạt 2,68%/năm. Xuất khẩu nông sản khó khăn đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu nông dân. Ảnh: Đức Thanh Thế nhưng, đang xuất hiện những dấu hiệu đủ rõ ràng để suy đoán rằng, khu vực kinh tế tạo nền tảng ổn định cho nền kinh tế này đang đối mặt khó khăn, thậm chí khó khăn gay gắt trong năm thứ ba liên tiếp này. Đó trước hết là, trong khi xuất khẩu hàng nông sản đối mặt với khó khăn, thì hàn

Khi người thành phố làm nông, kiếm bạc tỷ trên sân thượng

Khi người thành phố làm nông, kiếm bạc tỷ trên sân thượng Khi nghe tôi nói đến việc muốn khắc họa chân dung những nông dân đô thị, ông Thắng “đổ” cười khà khà: “Vậy thì chịu khó trèo lên vườn bonsai của anh xem chơi”. Nói đến nông dân đô thị ở TP.HCM cần phải nhắc đến ông Trần Thắng (Thắng “đổ”, quận Tân Phú) - một nghệ nhân bonsai nổi tiếng. Ông nổi tiếng không chỉ bởi tài nghệ uốn, nắn linh sam mà còn biết kiếm tiền giỏi chỉ cần cái sân thượng hơn 100m2. Khi nghe tôi nói đến việc muốn khắc họa chân dung những nông dân đô thị, ông Thắng “đổ” cười khà khà: “Vậy thì chịu khó trèo lên vườn bonsai của anh xem chơi”. Theo chân ông, tôi trèo cầu thang bộ lên 3 tầng lầu và một cầu thang bằng inox nhỏ hẹp để lên sân thượng. Trên mảnh sân thượng, ông Thắng “đổ” chỉ chơi mỗi thứ linh sam. Trong số hơn 100 gốc linh sam trong vườn bonsai này, theo ông Thắng “đổ”, có những gốc “không phải để bán”, có những gốc nếu bán có dư trăm triệu bạc. Tính sơ sơ cả vườn bo

Dồn sức vào tam nông: Vốn là trọng yếu

Dồn sức vào tam nông: Vốn là trọng yếu Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cùng với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã có cuộc trao đổi sơ bộ về gói kích cầu dành cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. ảnh minh họa Thực tế thời gian qua, ngân hàng đã dành tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực này nhưng sự hỗ trợ lại chưa trực tiếp đến tay người nông dân. Doanh nghiệp nông thôn  khát vốn Gói tín dụng ưu đãi cho tam nông cũng đã từng được NHNN mở ra, hướng tới cung ứng vốn trong 3 lĩnh vực trọng tâm: Tín dụng phục vụ ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất nông nghiệp; Tín dụng phục vụ mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp và tín dụng phục vụ xuất khẩu nông thủy sản. Chẳng hạn, vào tháng 6 năm 2013, NHNN từng phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh, nuôi trồng, chế biến thủy sản để tìm hiểu nhu cầu tiếp cận vốn của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cơn khát vốn vẫn diễn ra. Mặc dù dư nợ tín dụng tam nôn

Khó bỏ chăn nuôi nông hộ

Khó bỏ chăn nuôi nông hộ Thời gian qua, đã có nhiều tranh cãi về việc có hay không nên giữ chăn nuôi nông hộ, bởi có nhiều ý kiến cho rằng, chính việc chăn nuôi nhỏ lẻ là tác nhân gây ra nhiều dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trước những ý kiến trái chiều đó, ngày 13.3, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cho Dự thảo “Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014 - 2020”. Tăng hỗ trợ để duy trì chăn nuôi nông hộ TS Hoàng Thanh Vân- Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ được đưa ra từ 2 năm trước. Sau nhiều lần lấy ý kiến, chúng tôi đã đi đến thống nhất sẽ tập trung hỗ trợ vào các lĩnh vực để duy trì chăn nuôi nông hộ, đó là: Hỗ trợ về giống, thú y; hỗ trợ trồng và sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN); hỗ trợ môi trường và xây dựng chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết sản phẩm và xúc tiến thương mại; hỗ trợ đào tạo và tập huấn kỹ năng

Bắt tay triển khai gói tín dụng khủng cho nông nghiệp

Bắt tay triển khai gói tín dụng khủng cho nông nghiệp Chiều 12/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Đồng Tiến đã chính thức gặp gỡ để họp bàn về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là lần đầu tiên hai bộ họp bàn về vấn đề này. Cho vay nông nghiệp sẽ ưu tiên những mô hình sản xuất theo chuỗi, nông nghiệp công nghệ cao Bắt tay gỡ khó tín dụng nông nghiệp Tại cuộc gặp gỡ chiều qua, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến nhấn mạnh, nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. NHNN cũng xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên và đã chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn cho vay; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Tính đến 31/12/2013, dư nợ ch

Trồng nấm: Nghề và cây siêu lợi nhuận

Trồng nấm: Nghề và cây siêu lợi nhuận Sau thông tin chợ, siêu thị bày bán nấm không rõ xuất xứ, người tiêu dùng mới bắt đầu quay sang tìm nấm sản xuất trong nước và nhận ra: Nấm Việt quá ít ỏi trên thị trường! Ngày 16.4.2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 439 về xây dựng chiến lược phát triển nấm thành sản phẩm quốc gia. Song cho đến nay, lộ trình thực hiện chương trình này vẫn còn quá chậm trễ, khiến chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội khai thác tiềm năng từ cây trồng này. Trồng nấm - vừa làm vừa chơi Là người đầu tiên bắt tay vào nghề trồng nấm ở Ninh Bình vào năm 1993, đến nay ông Phạm Quốc Hương - Giám đốc Trung tâm Sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu Hương Nam (xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh) đã hiểu rõ về những cây nấm như một chuyên gia. Ông Hương khẳng định: “Là nước nông nghiệp nên ở đâu chúng ta cũng có sẵn nguyên liệu để trồng nấm như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân, lõi ngô, bông phế thải của các nhà máy dệt… Do đó, việc phát triển

LHQ tài trợ gần 1,4 triệu USD xây dựng nông thôn mới ở VN

LHQ tài trợ gần 1,4 triệu USD xây dựng nông thôn mới ở VN Trong đó vốn viện trợ không hoàn lại là 1,1 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam khoảng 290.000 USD bằng hiện vật và tiền mặt. Ngày 7/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với một số thành viên của Liên hợp quốc, trong đó Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) là đầu mối chủ trì, đã ký kết "Chương trình chung Liên hợp quốc hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới."   Tổng số tiền tài trợ cho dự án là gần 1,4 triệu USD; trong đó vốn viện trợ không hoàn lại là 1,1 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam khoảng 290.000 USD bằng hiện vật và tiền mặt.   Đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất theo tiêu chí nông thôn mới tại Hà Tĩnh Thời gian thực hiện của dự án trong vòng ba năm từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2017, với tiêu chí dài hạn nhằm cung cấp chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao cho ch

Xuất hiện sâu bệnh gây hại trên cây càphê ở Gia Lai

Xuất hiện sâu bệnh gây hại trên cây càphê ở Gia Lai Chăm sóc rẫy càphê mới trồng ở làng Plei Wêt xã, huyện Đăk Đoa. (Ảnh: Sỹ Huynh/TTXVN)   Theo ông Phạm Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đăk Đoa (Gia Lai), trên địa bàn huyện đã xuất hiện sâu bệnh (rệp sáp) gây hại trên diện tích hơn 300ha càphê, trong đó có hơn 220ha bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ, 80ha ở mức độ trung bình. Hầu hết các xã trong huyện đều có diện tích càphê bị nhiễm bệnh, nơi ít từ 10-15ha như xã ADơk, Glar còn những nơi nhiều có đến 50-80ha như xã Hnol, Ia Pêch. Ông Cường cho biết, hiện đơn vị đang phối hợp cùng với ngành Bảo vệ thực vật, Khuyến nông hướng dẫn nông dân cách phòng trừ rệp sáp, không để lây lan ra diện rộng và tăng mức độ nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng càphê trong niên vụ 2013-2014. Nhiều lớp tập huấn đã được tổ chức ngay tại vườn càphê bị nhiễm bệnh theo từng cụm vùng, phân tích và xác định mức độ nhiễm bệnh để hướng dẫn bà con cách

Bảo hiểm nông nghiệp, tín dụng xuất khẩu: Khó phát triển

Bảo hiểm nông nghiệp, tín dụng xuất khẩu: Khó phát triển Bảo hiểm dành cho thủy sản, cụ thể là con tôm khá khó khăn. Những năm vừa qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích dành cho các đối tượng ưu tiên như DN xuất khẩu hay người nông dân. Trong đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp là 2 chính sách hỗ trợ thiết thực nhưng kết quả thực hiện không như mong muốn. Cả năm có 30 hợp đồng Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm, giai đoạn 2011-2012 bảo hiểm xuất khẩu thu được 13 tỉ đồng phí nhưng bồi thường hơn 15 tỉ đồng. Năm 2013 chỉ thu được 6,5 tỉ đồng của 30 hợp đồng, nhưng các hợp đồng còn thời hạn đến năm 2014 và chưa có phát sinh bồi thường. Có thể nói, chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã không đạt kết quả như mong muốn của Chính phủ khi triển khai chương trình. Theo chuyên gia bảo hiểm, có nhiều nguyên nhân khiến bảo hiểm tín dụng không phát triển mặc dù được Nhà nước hỗ trợ tới 20% phí, trong đó