Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2017

Nông nghiệp công nghệ cao có "quá sức" với Việt Nam?

Nông nghiệp công nghệ cao có "quá sức" với Việt Nam?   Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) là chủ trương mang tính đột phá, góp phần xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, việc phát triển NNCNC vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhất định. TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT), trả lời phóng viên Báo điện tử Chính phủ về vấn đề này. Thưa ông, dường như cho đến nay khái niệm NNCNC vẫn chưa thực sự rõ và điều này có ảnh hưởng đến việc ưu đãi, hỗ trợ không? TS. Đặng Kim Sơn: Khó có thể tìm thấy một định nghĩa phù hợp, nhất quán và đúng trong mọi hoàn cảnh về NNCNC. Quan điểm về “công nghệ cao” và cách thức ứng dụng còn gây nhiều tranh cãi. Nhiều doanh nghiệp sản xuất nông sản còn khá mơ hồ về khái niệm này. Theo quan điểm tôi, NNCNC là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, các cô

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 12 - 18/6)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 12 - 18/6) (Ảnh minh hoạ) 1. Trên lúa 1.1. Các tỉnh phía Bắc - Rầy nâu-rầy lưng trắng-rầy nâu nhỏ: Rầy tiếp hại diện hẹp trên lúa muộn và mạ mùa sớm. - Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ muộn. Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng trên mạ mùa sớm. - Bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục gây hại diện hẹp trà lúa trỗ muộn trên các giống nhiễm nơi diện tích lúa có tỷ lệ bệnh trên lá cao trong điều kiện thời tiết thuận lợi. - Ốc bươu vàng, ruồi, tuyến trùng, bệnh đạo ôn lá,… tiếp tục gây hại trên mạ và lúa mùa cực sớm, sớm. 1.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ - Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại tăng trên mạ, lúa Hè Thu mới gieo cấy tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế. Hại nặng tại các khu ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng ngập nước thường xuyên chưa được áp dụng các biện pháp phòng trừ. - Chuột tiếp tục phát sinh gây

Thời tiết bất thường khiến sâu bệnh hại lúa xuất hiện tại nhiều địa phương

Thời tiết bất thường khiến sâu bệnh hại lúa xuất hiện tại nhiều địa phương Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời tiết bất thường khiến sâu bệnh hại lúa xuất hiện tại nhiều địa phương. Hiện tỉnh Ðiện Biên có khoảng 2.400ha lúa trà sớm, chính vụ bị nhiễm bệnh đạo ôn, tập trung tại các huyện Ðiện Biên, Mường Lay, Mường Chà; trong đó có hơn 700ha nhiễm nặng khó có khả năng phục hồi. (Ảnh minh hoạ) ★ Tỉnh Ðồng Tháp có 1.530 ha lúa hè thu bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá với mức nhiễm phổ biến từ 30 đến 70%, một số diện tích lúa tại hai huyện Tam Nông và Tân Hồng nhiễm 80 đến 90%. Ðể hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương khẩn trương kiểm tra, rà soát diện tích, mức nhiễm bệnh và báo cáo kịp thời. ★ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cho biết, hiện trên địa bàn có hơn 800 ha diện tích lúa vụ hè thu ở các huyện: Tân Hưng, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng

CÂY MẮT CA - HƯỚNG THOÁT NGHÈO CHO NÔNG DÂN LAI CHÂU

CÂY MẮT CA - HƯỚNG THOÁT NGHÈO CHO NÔNG DÂN LAI CHÂU Tại tỉnh Lai Châu, bà con nông dân đã trồng tự phát khoảng 250 ha cây mắc ca, số diện tích này đã cho thu hoạch, tuy nhiên sản phẩm không đủ để bán. Ngoài cây chè, chuối, cao su, cây mắc ca đã được nông dân vùng cao Lai Châu đưa vào trồng và cho hiệu quả kinh tế cao. Chính quyền địa phương đã đưa loại cây trồng mới này vào quy hoạch phát triển nông nghiệp, với mục tiêu đưa mắc ca trở thành cây trồng chủ lực. Trên diện tích đất dốc bỏ hoang của gia đình, năm 2014 ông Nguyễn Văn Cận, ở bản Đông Phong, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường đưa vào trồng thử nghiệm cây mắc ca. Đây là cây trồng mới ở địa phương, nên từ khi trồng, gia đình ông cũng không mấy quan tâm mà chỉ bón phân theo thời vụ. Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây sinh trưởng, phát triển tốt và chuẩn bị cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. "Hiện tại gia đình tôi có 100 cây mắc ca. Năm nay quả đậu tương đối nhiều. Đến bây  giờ  thì qu

Hơn 17.000 ha lúa xuân giống Thiên Ưu 8 bị sâu bệnh, vẫn tiếp tục cơ cấu vụ hè thu

Hơn 17.000 ha lúa xuân giống Thiên Ưu 8 bị sâu bệnh, vẫn tiếp tục cơ cấu vụ hè thu Tỉnh Hà Tĩnh vừa có một vụ lúa bị thiệt hại nặng nề nhất từ trước tới nay khi có đến hơn 20.000ha bị sâu bệnh. Đáng nói, trong đó, riêng giống lúa Thiên Ưu 8 đã thiệt hại hơn 17.000ha, chiếm gần 1/3 diện tích gieo, cấy. Thế nhưng, trong vụ hè thu tới đây, tỉnh này vẫn tiếp tục cơ cấu giống lúa Thiên ưu 8. Lãnh đạo Hà Tĩnh đi kiểm tra tình trạng sâu bệnh trên lúa vụ xuân 2017 này. Ảnh: T.T   Thiệt hại kỉ lục vì giống lúa Thiên Ưu 8 Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh - cho biết, vụ lúa xuân năm nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh có hơn 20.271 ha bị thiệt hại do bệnh đạo ôn cổ bông, chiếm hơn 1/3 diện tích gieo cấy (58.785ha). Trong đó, riêng giống lúa Thiên Ưu 8 bị thiệt hại hơn 17.349 ha. Trong số hơn 20.000 ha bị thiệt hại đó, có gần 13.000ha thiệt hại trên 70% gần như là giống lúa Thiên Ưu 8. Ông Phong cũng khẳng định, chưa khi nào