Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2017

Giá dừa khô tăng cao

Giá dừa khô tăng cao Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, khoảng một tháng trở lại đây, giá dừa khô trên địa bàn tỉnh tăng mạnh đã khiến người trồng dừa rất phấn khởi. Ông Huỳnh Văn Thạnh, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre , canh tác 2 ha dừa cho biết, hiện dừa khô tại vườn ở tỉnh Bến Tre được thương lái thu mua với giá từ 100.000 - 115.000 đồng/chục (12 trái), tăng từ 25.000 - 30.000 đồng/chục so với tháng trước. Dù giá dừa tăng nhưng số lượng cung cấp cho thị trường giảm mạnh do ảnh hưởng của hạn mặn năm trước khiến nhiều vườn dừa trên địa bàn tỉnh bị giảm năng suất và sản lượng. Ông Phạm Văn Quý, ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm có 1,6 ha dừa chia sẻ, hơn 2 tháng qua, 2 ha dừa của gia đình ông chỉ thu mỗi tháng chừng 500 trái, giảm hơn 1.500 trái so với trước đó. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, do ảnh hưởng hạn mặn mùa khô năm 2016 và thời điểm này là chu kỳ treo đọt nên năng suất dừa giảm từ

Kinh hãi vài trăm con sâu tấn công trơ trụi 1 cây điều

Kinh hãi vài trăm con sâu tấn công trơ trụi 1 cây điều   Những ngày này, đến vùng chuyên canh cây điều tại huyện Krông Pa (Gia Lai) và một số “vựa” điều trên địa bàn Tây Nguyên, ai cũng dễ dàng nhìn thấy rất nhiều vườn điều bị sâu hại ăn trơ trụi. Khắp các vườn điều chỉ thấy hình ảnh trơ cành, ngọn cháy khô do bọ xít muỗi hút hết dưỡng chất…   Vài trăm con sâu tấn công 1 cây điều Vườn điều gần 10ha của ông Nguyễn Văn Sơn (xã Uar, huyện Krông Pa, Gia Lai) đang đứng trước nguy cơ mất trắng bởi bị sâu xanh hoành hành, cắn rụng hết các cuống hoa. Ông Sơn rầu rĩ chia sẻ: “Tôi vừa phun thuốc trừ sâu định kỳ được hơn 10 ngày thì phát hiện có sâu. Từ đó đến nay nhà tôi phun thuốc đến 3 lần rồi mà sâu vẫn không hết. Ban đầu ít thôi nhưng sau dày đặc, một cây điều có đến vài trăm con sâu, chúng cắn hoa điều rụng kín mặt đất, nhìn mà xót hết cả ruột. Nếu không có sâu, khoảng gần một tháng nữa là thu hoạch được rồi, giờ thế này thì điều đâu ra mà nhặt nữa…”.   V

Trồng lúa ngày càng nhiều sâu, bệnh

Trồng lúa ngày càng nhiều sâu, bệnh   Đó là tâm sự của nhiều nông dân cũng như các ngành chuyên môn về tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều và diễn biến khá phức tạp. Theo họ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các yếu tố từ biến đổi khí hậu gây ra. Từ đó, sâu, bệnh hoành hành trên trà lúa của các vụ trong năm. Nông dân phun thuốc trừ bệnh hại lúa tại huyện Cái Bè. Giữa cái nắng như đổ lửa, ông Lê Văn Mập, ấp Tân Hưng Đông, xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước vẫn mang bình ra ruộng phun thuốc trừ rầy. Mùi hôi nồng nặc cộng với cái nắng gay gắt khiến khuôn mặt ông bơ phờ. Bước lên bờ ranh ngồi nghỉ mệt, ông Mập cho biết: “0,8 ha lúa IR 50404 của gia đình mới được 45 ngày tuổi mà phun thuốc trừ sâu, bệnh gần cả chục lần rồi. Hết sâu đục thân, bệnh cháy lá, rầy nâu… đến phun ngừa bệnh muỗi hành. Đặc biệt, năm nay, tình trạng sâu cắn lá xuất hiện rất nhiều, gây hại trên diện rộng. Mới 1,5 tháng, nông dân tốn 600.000 – 700.000 đồng mua thuốc trừ

Nhiều diện tích chuối tại Lai Châu chết hàng loạt do sâu bệnh

Nhiều diện tích chuối tại Lai Châu chết hàng loạt do sâu bệnh   Khoảng hơn một năm trở lại đây, nhiều diện tích chuối tại một số xã trên địa bàn huyện Phong Thổ xuất hiện một số loại sâu bệnh, khiến cây chết hàng loạt. Những cây chuối bị sâu bệnh buộc phải phá bỏ. Nhiều năm qua, chuối đã trở thành loại cây trồng thương phẩm mang lại nhiều giá trị kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số địa bàn vùng biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Nhờ nguồn thu từ chuối mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng lên, có thêm điều kiện thoát nghèo. Tuy nhiên, việc sâu bệnh hoành hành và đang có xu hướng lan rộng đã làm ảnh hưởng đến năng suất, gây thiệt hại lớn cho người trồng chuối. Xã biên giới Huổi Luông thuộc huyện Phong Thổ là địa phương có diện tích chuối tương đối lớn với trên 900 ha. Người dân Huổi Luông đang rất hoang mang vì diện tích chuối bị sâu bệnh lây lan rất nhanh. Bà con cũng

Sầu riêng thường bị sâu bệnh tấn công

Sầu riêng thường bị sâu bệnh tấn công Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới, rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, mà đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam, cây sầu riêng được bà con nông dân trồng rộng rãi vì đây là một loại nông sản có giá trị kinh tế cao, chứa nhiều chất bổ dưỡng, đặc biệt là đường, đạm, các vitamin   Những năm gần đây, diện tích cây sầu riêng được nhân lên, nhiều địa phương đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung để dễ dàng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, chăm sóc, bón phân cân đối, quản lý dịch bệnh tốt nên cho năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên, sầu riêng cũng như các loại cây ăn trái lâu năm khác, có trái ngon thì cũng thường bị các loại sâu bệnh tấn công. Để phòng trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng có hiệu quả, trước hết bà con nông dân cần hiểu các đặc điểm phá hoại của từng loại sâu bệnh, để có cách phòng trị khác nhau. Bà con đều biết cây trồng nói chung và cây sầu riêng có rất nhiều loại sâu bệnh, nhưng lại khó trừ và