Tỉnh Bạc Liêu đang chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương khẩn trương triển khai đồng bộ những giải pháp giúp dân bảo vệ diện tích lúa Thu Đông đang bị đổ ngã, ngập úng, sâu bệnh, côn trùng gây hại.
Hệ
thống cống đập được mở nhằm tháo nước chống ngập cho diện tích lúa các
huyện phía Bắc quốc lộ 1A. Đồng thời, khuyến cáo người dân chủ động gia
cố bờ bao, đồng ruộng, dùng máy bơm nước đối với những trà lúa ngập
nặng. Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân thường xuyên thăm
đồng, phòng trừ sâu hại, đặc biệt là rầy nâu, đạo ôn, chuột, ốc bưu vàng
cắn phá. Nỗi lo lớn nhất của nông dân chính là lúa đang trong giai đoạn
làm đòng, trổ bông thì gặp thời tiết bất lợi, sâu hại tấn công.
Đứng
nhìn ruộng lúa bị ngập úng thiệt hại nặng, ông Võ Văn Đức, xã Vĩnh Hưng A
buồn bã cho biết, do gặp phải mưa lớn kéo dài, trong khi khâu bơm tháo
nước "vô hiệu hóa" đã khiến toàn bộ diện tích lúa hơn 2 ha của gia đình
bị ngập nặng, mức độ thiệt hại hơn 50% nên vụ này thua lỗ nặng. Cùng tâm
trạng đó, ông Phạm Văn Chiến, huyện Vĩnh Lợi cho hay, ngoài các trà lúa
bị đổ ngã, nhà nông đang đối mặt với sâu bệnh, côn trùng gây hại; trong
khi đó, công tác phòng trừ đạt hiệu quả thấp do gặp phải mưa nhiều,
nước trên đồng dâng cao, khó phun thuốc đặc trị.
Theo Trung tâm khuyến nông tỉnh, mùa mưa năm nay muộn do ảnh hưởng của hiện tượng Lanina. Cuối năm, dự báo vẫn còn nhiều trận mưa lớn kèm theo lốc xoáy, gió lớn. Để bảo vệ trà lúa Thu Đông, ngoài phòng ngừa chống ngập, đổ ngã, chuột cắn phá, người dân cần chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh; phun thuốc phòng ngừa trước khi lúa nhiễm sâu bệnh; trong đó lưu ý bệnh đạo ôn cổ bông là đối tượng phát triển nhiều nhất, kế đó là rầy nâu… Đồng thời, người dân có thể sử dụng một số loại thuốc dưỡng hạt để bảo vệ năng suất lúa - Trung tâm khuyến cáo.
Từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12, tại Bạc Liêu xảy ra mưa lớn trên diện rộng, kèm theo lốc xoáy, gió to làm ảnh hưởng hơn 40.000 ha lúa Thu Đông; trong đó có hàng ngàn ha lúa bị đổ ngã, ngập úng, côn trùng gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Đặc biệt, phần lớn diện tích lúa Thu Đông đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông nên khi gặp phải thiên tai bất lợi đã ảnh hưởng nặng sản lượng lúa cả vụ.
Toàn tỉnh hiện còn hơn 80.000 ha lúa, ngoài diện tích lúa Thu Đông thì nông dân cũng đang chăm sóc hơn 30.000 ha lúa - tôm và gần 10.000 ha lúa Đông Xuân sớm 2016 - 2017. Do thiên tai bất lợi, một số nơi hiện đang gặp khó trong khâu xuống giống diện tích còn lại cũng như trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Tin Tây Đô
Nông dân huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu chăm sóc lúa. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN
|
Theo Trung tâm khuyến nông tỉnh, mùa mưa năm nay muộn do ảnh hưởng của hiện tượng Lanina. Cuối năm, dự báo vẫn còn nhiều trận mưa lớn kèm theo lốc xoáy, gió lớn. Để bảo vệ trà lúa Thu Đông, ngoài phòng ngừa chống ngập, đổ ngã, chuột cắn phá, người dân cần chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh; phun thuốc phòng ngừa trước khi lúa nhiễm sâu bệnh; trong đó lưu ý bệnh đạo ôn cổ bông là đối tượng phát triển nhiều nhất, kế đó là rầy nâu… Đồng thời, người dân có thể sử dụng một số loại thuốc dưỡng hạt để bảo vệ năng suất lúa - Trung tâm khuyến cáo.
Từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12, tại Bạc Liêu xảy ra mưa lớn trên diện rộng, kèm theo lốc xoáy, gió to làm ảnh hưởng hơn 40.000 ha lúa Thu Đông; trong đó có hàng ngàn ha lúa bị đổ ngã, ngập úng, côn trùng gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Đặc biệt, phần lớn diện tích lúa Thu Đông đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông nên khi gặp phải thiên tai bất lợi đã ảnh hưởng nặng sản lượng lúa cả vụ.
Toàn tỉnh hiện còn hơn 80.000 ha lúa, ngoài diện tích lúa Thu Đông thì nông dân cũng đang chăm sóc hơn 30.000 ha lúa - tôm và gần 10.000 ha lúa Đông Xuân sớm 2016 - 2017. Do thiên tai bất lợi, một số nơi hiện đang gặp khó trong khâu xuống giống diện tích còn lại cũng như trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.