Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2016

Tìm cách khôi phục cây trồng sau hạn khốc liệt tại Tây Nguyên

Tìm cách khôi phục cây trồng sau hạn khốc liệt tại Tây Nguyên Làm thế nào để khôi phục lại cây trồng sau thời gian dài bị hạn hán, cũng như việc chống ngập úng và dịch bệnh vào đầu mùa mưa đang được người dân Tây Nguyên đặc biệt quan tâm vào lúc này. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, ngày 26/5, Bộ NN&PTNN phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức diễn đàn “giải pháp khôi phục sản xuất cà phê, hồ tiêu sau hạn hán kéo dài ở khu vực Tây Nguyên”. Gần 300 đại biểu, nông dân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã có mặt tại diễn đàn với mong muốn được các chuyên gia chia sẻ những kinh nghiệm trong việc khắc phục lại cây trồng sau khi bị ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn hán lịch sử vừa qua. Bên cạnh đó là những giải pháp phòng chống tình trạng ngập úng cũng như dịch bệnh hoành hành khi vào đầu mùa mưa. Cứu những cây trồng có khả năng phục hồi Năm 2016 được xem là năm khô hạn khốc liệt nhất ở các tỉnh Tây Nguyên trong vòng 30 năm qua. Tình hình hạn hán

Mỹ khẳng định cây trồng biến đổi gen an toàn

Mỹ khẳng định cây trồng biến đổi gen an toàn Không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm được làm từ các nguyên liệu hoặc có thành phần từ cây trồng biến đổi gen thiếu an toàn hơn so với thực phẩm không biến đổi gen. Mới đây, Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Hoa Kỳ - (National Academies of Sciences, NAS) đã xuất bản một bản báo cáo khoa học gần 400 trang, với tên gọi “Cây trồng Biến đổi gen: Trải nghiệm và Triển vọng” (Genetically Engineered Crops: Experiences and Prospects) và đưa ra kết luận: Không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm được làm từ các nguyên liệu hoặc có thành phần từ cây trồng biến đổi gen thiếu an toàn hơn so với thực phẩm không biến đổi gen. Cây trồng biến đổi gen được khẳng định là an toàn. Báo cáo lần này nghiên cứu và đánh giá các ảnh hưởng về kinh tế, nông học, y học, tính an toàn cũng như các tác động khác của cây trồng và thực phẩm biến đổi gen. Trong đó, các thà

Trồng chanh VietGAP, xây nhà lầu bạc tỷ

Trồng chanh VietGAP, xây nhà lầu bạc tỷ Nhờ làm tốt việc quản lý sản xuất theo đúng quy trình mà sản phẩm chanh không hạt của HTX Chanh Thạnh Hòa luôn nhận được sự tín nhiệm tuyệt đối của khách hàng. Sản xuất chanh theo các quy trình VietGAP, Global GAP phục vụ xuất khẩu là xu thế mới của người trồng chanh Bến Lức Huyện Bến Lức (Long An) có khoảng trên 4.000ha chanh tập trung ở các xã Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa, Lương Bình… Trước nhu cầu đưa chanh ra thị trường quốc tế, HTX Chanh Thạnh Hòa ra đời và trở thành mô hình cho nhiều nơi học tập.  Chúng tôi về thăm HTX Chanh Thạnh Hòa giữa những ngày cuối tháng 5, thời điểm hạn, mặn đang xâm nhập mạnh đe dọa diện tích sản xuất chanh của người dân. Tuy nhiên, ở HTX Chanh Thạnh Hòa, việc trồng, chăm sóc và thu hoạch chanh vẫn nhộn nhịp. Anh Vũ Ngọc Báo, Giám đốc HTX Chanh Thạnh Hòa, người đầu tiên trồng chanh không hạt ở xã, cũ

Nông dân chế tạo máy nông nghiệp xuất khẩu

Nông dân chế tạo máy nông nghiệp xuất khẩu Anh Nguyễn Hồng Chương (41 tuổi, trú tại xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng), nông dân chưa học hết lớp 8 trường làng vừa ghi thêm vào bộ sưu tập sáng chế máy nông nghiệp của mình loại máy xử lý cà chua sau thu hoạch. Máy đào khoai tây đa năng của anh Thành. Đơn Dương quê anh là vùng chuyên canh cà chua lớn nhất nước với sản lượng hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Khi vào vụ thu hoạch, nông dân và thương lái phải chạy đôn chạy đáo thuê người hái, rửa, phân loại, lau khô, đánh bóng cà chua rồi đóng thùng đưa đi tiêu thụ. Đặc biệt vào vụ Tết, nhân công thường khan hiếm, nhà vườn thu hái, xử lý không kịp khiến cà chua chín đỏ vườn và rơi rụng gây lãng phí lớn. Để giảm tải công đoạn sau thu hoạch, anh Chương nghiên cứu chế tạo ra loại máy 4 trong 1: Rửa, phân loại, hong khô và đánh bóng quả cà chua. Máy có hình chữ L, gồm thùng đựng cà chua thô, một băng chuyền tự động lấy cà chua từ thùng này chuyển tới bộ phận sàng lọc,

Nông nghiệp dễ bị tổn thương khi hội nhập

Nông nghiệp dễ bị tổn thương khi hội nhập Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do và khu vực là cơ hội cho nông sản Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị tốt thì 10 triệu hộ nông dân chẳng những không tận dụng được cơ hội để xuất khẩu hàng hóa mà còn có nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Nhỏ lẻ nên dễ bị tổn thương Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, Việt Nam là nước được hưởng lợi nhất so với 11 quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp có thể đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó, lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi được dự báo sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài khi các hàng rào thuế quan được giảm bớt và loại bỏ... Ngành nông nghiệp đang tái cơ cấu chăn nuôi để thích ứng với hội nhập. Ảnh: Vũ Sinh /TTXVN Một điều tra của Cục Thống kê gần đây cho thấy, gần 90% số nông hộ chăn nuôi cả bò, lợn, gà, vị

Dịch hại cần chú ý trong vụ hè thu

Dịch hại cần chú ý trong vụ hè thu. Đó là các bệnh đốm vằn và lem lép hạt. Bệnh đốm vằn thường xảy ra vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ (30 – 60 ngày sau sạ). Bệnh lem lép hạt là bệnh phổ biến trong vụ HT, do lúc lúa trổ gặp trời mưa, khí hậu ẩm thấp thích hợp cho nấm bệnh gây hại.   Bệnh đốm vằn Đối với bệnh đốm vằn hay khô vằn, khác với bệnh cháy lá, bệnh đốm vằn trái lại thường xảy ra vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ (30 – 60 ngày sau sạ). Bệnh âm thầm tiến triển nơi bẹ lá tiếp giáp mực nước, vết bệnh có dạng đốm loang lổ, ăn sâu vào nhu mô trong bẹ lá làm lá bị vàng, khô chết dần đồng thời ăn lan lên trên, một khi bệnh lan lên tới lá đòng thì năng suất có thể giảm tới 50%. Bệnh đốm vằn thường xảy ra thành từng chòm trên ruộng nhất là nhưng nơi lúa mọc quá dày, quá tốt, bà con cần lưu ý để khi thăm đồng cần chú ý các nơi này trước tiên. Để phòng, trị bệnh đốm vằn cần áp dụng biện pháp tổng hợp như: - Dọn sạch rơm rạ, lúa chét, cỏ dại, tàn

Đắk Nông cần quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn thủy lợi

Đắk Nông cần quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn thủy lợi Ảnh minh họa. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN) Ngày 17/5, Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trường Cao Đức Phát dẫn đầu kiểm tra công tác phòng, chống và khắc phục hạn hán tại tỉnh Đắk Nông. Theo báo cáo của tỉnh Đắk Nông, từ cuối năm 2015 đến nay, ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, độ ẩm không khí thấp khiến dòng chảy các sông suối giảm mạnh. Nhiều sông suối nhỏ ở mức cạn kiệt, trữ lượng nước các hồ thủy lợi hạ thấp. Hạn hán, thiếu nước tưới, nước sinh hoạt đã xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh, nghiêm trọng nhất là các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song và Đắk G’Long. Hiện có 35/183 hồ chứa, 2 đập dâng, 1 trạm bơm, 11.000 ao chứa nước nhỏ của các hộ dân cạn kiệt nguồn nước. Hạn hán làm hơn 23.000ha cây trồng, chủ yếu là các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu thiếu nước tưới làm giảm năng suất và sản lượng. Ước thiệt hại do hạn hán kh

Nông dân khốn khổ vì tin đồn

Nông dân khốn khổ vì tin đồn Nhiều nông dân điêu đứng vì những thông tin không chính xác, dẫn đến việc bị thương lái ép giá nông sản, thất thu nặng nề   Thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin và mạng xã hội rộ lên tin đồn nhà vườn tại 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang sử dụng túi bao trái của Đài Loan có chứa độc để bọc trái xoài. Tin đồn đã khiến giá xoài tại 2 tỉnh này giảm mạnh. Nghiệt ngã hơn, tin đồn xuất hiện ngay vào chính vụ thu hoạch nên gây thiệt hại càng nặng nề, giá xoài có lúc giảm tới 50%. Giải oan cho xoài Theo đó, giá xoài cát Hòa Lộc tại Tiền Giang được thương lái thu mua tại vườn chỉ còn 25.000-26.000 đồng/kg, còn bán ở các chợ giá từ 30.000-35.000 đồng/kg, giảm từ 20.000-25.000 đồng so với những tháng đầu năm. Xoài cát chu có giá từ 13.000-15.000 đồng/kg, giảm 3.000-4.000 đồng/kg… Trong công văn gửi Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh do ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nô

Gần 8.000ha lúa Đông Xuân ở Quảng Bình bị sâu bệnh phá hại

Gần 8.000ha lúa Đông Xuân ở Quảng Bình bị sâu bệnh phá hại   Lúa bị nhiễm rầy làm thóc bị lép, chỉ có thể dùng làm thức ăn trong chăn nuôi. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN) 29.000ha diện tích lúa Đông Xuân 2015-2016. Ngày 6/5, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, toàn tỉnh gieo cấy hơn Hiện lúa trà sớm đang giai đoạn thu hoạch, trà chính vụ chín sáp và trà muộn giai đoạn trổ bông. Tuy nhiên, đến thời điểm này đã có gần 8.000ha diện tích lúa bị ảnh hưởng do sâu bệnh và chuột phá hại; trong đó, có trên 5.300ha lúa bị nhiễm rầy nâu, với mật độ phổ biến 1.000-1.500 con/m2, nơi cao 7.000-10.000 con/m2, diện tích lúa đã cháy chòm quy đông đặc là 21,5ha; gần 1.800ha bị nhiễm bệnh khô vằn, với tỷ lệ bệnh phổ biến 7-10%, nơi cao 15-20%; hơn 400ha bị bệnh đạo ôn cổ bông, với tỷ lệ bệnh phổ biến 0,5-1%. Số diện tích lúa còn lại bị bệnh bạc lá, đốm sọc

Trên 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau bị xâm nhập mặn

Trên 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau bị xâm nhập mặn Các số liệu thống kê chưa đầy đủ của tỉnh Cà Mau cho thấy diện tích đất nông nghiệp bị xâm ngập mặn ở tỉnh này đã lên tới hơn 30.000 ha. Trên 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau bị xâm nhập mặn. Ảnh minh họa: TTXVN Theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, hiện nay tình hình nước mặn xâm nhập vào đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau đã đến mức cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù con số thống kê chưa đầy đủ nhưng diện tích đất bị xâm mặn đã lên tới trên 30.000 ha. Xâm mặn từ biển vào sâu trong đất liền sâu tới 2 đến 3km chạy suốt chiều dài bờ biển với 254 km, thậm chí có nơi nước biển tràn sâu vào trong đất liền trên 5 km. Nếu như ven biển bị xâm mặn do tác động của thiên nhiên, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì trong nội địa tình trạng xâm mặn là do tác động trực tiếp của con người. Theo các cơ quan chức năng, diện tích đất ngọt hóa cũng đã bị xâm mặn lên tới hà

Trồng hoa thiên lý thu nhập 10 triệu đồng/tháng

Trồng hoa thiên lý thu nhập 10 triệu đồng/tháng Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ dân ở Nghệ An thâm canh trồng hoa thiên lý, đem lại giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với loại cây màu khác. Gia đình anh Lê Công Tuấn ở xóm 1, xã Đại Thành có hơn 3 sào đất vườn thì toàn bộ đều dành trồng cây hoa thiên lý. Hệ thống giàn leo được gia đình anh đúc cọc bê tông và tận dụng cây gỗ tạp, tre dựng theo chiều thẳng đứng rất vững chắc. Anh Lê Công Tuấn cho biết: Cây hoa thiên lý rất dễ trồng, mau cho thu hoạch, chỉ sau 4 - 5 tháng đã ra hoa. Vườn hoa thiên lý của anh Lê Công Tuấn ở xóm 1, xã Đại Thành (Yên Thành) Cứ 2 - 3 ngày thu hoạch một lần được khoảng từ 40 - 50 kg, với giá thị trường hiện nay 25.000 đồng/kg, gia đình anh thu về từ 1 - 1,2 triệu đồng, tính bình quân vào mùa thu hoạch (hoa nở trong vòng 5 tháng/năm), mỗi tháng gia đình anh thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng. Hơn 2 năm cho thu hoạch mà cây thiên lý vẫn xa

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam quản lý sâu bệnh hại trên cây sắn

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam quản lý sâu bệnh hại trên cây sắn Ngày 4/5, tại Hà Nội, Văn phòng JICA Việt Nam đã khởi động dự án “Phát triển và phổ biến hệ thống sản xuất sắn bền vững thông qua quản lý sâu bệnh hại”. Dự án bao gồm 4 nội dung: phát triển các tác nhân gây bệnh hại sắn và phát triển hệ thống cảnh báo bệnh trong khu vực: sinh thái quần thể và quản lý côn trùng hại sắn; thiết lập hệ thống giống sắn để cung cấp hom sắn sạch bệnh cho nông dân; chuyển giao công nghệ và khuyến nông. Theo ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, Giám đốc dự án, dự án sẽ tập trung vào các tác nhân gây bệnh, truyền bệnh, phát hiện các phương pháp chuẩn đoán bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, phát triển hệ thống giống sắn sạch bệnh và phổ biến kiến thức cho người dân. Trong khuôn khổ dự án sẽ hình thành phòng thí nghiệm chọn giống sắn phân tử quốc tế, hệ thống giống sạch bệnh không chỉ phục vụ riêng cho Việt Nam mà cho cả châu Á. Tu

Sự thật về 'Đông trùng Hạ thảo' - Một vụ đại lừa đảo?

Sự thật về 'Đông trùng Hạ thảo' - Một vụ đại lừa đảo? Đông trùng Hạ thảo” rốt cục là thực phẩm, dược phẩm hay thực phẩm chức năng bổ dưỡng? “Đông trùng Hạ thảo” được tâng bốc lên mây có đúng là hàm chứa những thành phần có hiệu quả như lời đồn hay không ? Kết luận cuối cùng: Chỉ là một vụ đại lừa đảo mà thôi. Đông trùng Hạ thảo Từ xưa đến nay, ở Trung Quốc và một số nước châu Á, “Đông trùng Hạ thảo” được coi là vị thuốc quý của Đông y, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch; thậm chí được đẩy lên thành “thần dược” với giá đắt hơn vàng. Mỗi kilogam giá mấy trăm ngàn tệ (NDT), Ngày 12/4 vừa qua, báo điện tử Sina.com đã đăng bài “Lật tẩy “Đông trùng Hạ thảo” – Đầu đuôi một vụ đại lừa đảo kiểu Trung Quốc” gây xôn xao dư luận. Thảo dược bình thường “Đông trùng Hạ thảo” trong dược học truyền thống Trung Quốc và đối với tuyệt đại