Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2016

Vụ tỏi “không thơm”

Vụ tỏi “không thơm” Bén duyên trên đất Khánh Hòa hơn 15 năm, cây tỏi trở thành loại cây “giảm nghèo” của người dân. Thế nhưng trong hai vụ vừa qua, người trồng tỏi nơi đây thất thu vì mất mùa, mất giá. Chúng tôi về vùng chuyên trồng tỏi ở thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) khi người dân đang vào vụ thu hoạch nhưng không khí ảm đạm hiện rõ trên từng nét mặt người dân nơi đây. Nhìn xuống ruộng tỏi đang thu hoạch dở dang, ông Lê Thanh Bình ở thôn Ninh Yển (xã Ninh Phước) nói: “Chưa năm nào dân trồng tỏi lại ngao ngán như năm nay. Tỏi mất mùa đã đành, giá lại giảm nên người dân thiệt kép”. Theo ông Bình, cây tỏi được ví như “vàng trắng” ở xứ này, nên việc “trồng  vàng” cũng khá gian nan. Tuy tỏi thích nghi đất biển miền Trung nhưng cũng nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt là mùa khô. Năm nay mùa hạn đến sớm và kéo dài, cây tỏi bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, hai mùa vừa qua, sâu bệnh lại xuất hiện trên các ruộng tỏi khiến tỏi chậm lớn, cho củ nhỏ và ít. Những năm trước đâ

Hệ lụy phát triển diện tích cây trồng ngoài quy hoạch

Hệ lụy phát triển diện tích cây trồng ngoài quy hoạch Những năm gần đây, khi giá hồ tiêu, cà phê ổn định ở mức cao, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã ồ ạt mở rộng diện tích ở hầu hết các vùng đất, thậm chí cả nơi không đủ điều kiện về thổ nhưỡng, nước tưới. Do vậy, khi thời tiết biến đổi, nắng hạn kéo dài thì nhiều diện tích cà phê, hồ tiêu nằm ngoài vùng quy hoạch bị đe dọa do thiếu nước tưới.   Trồng theo phong trào Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, toàn tỉnh hiện có trên 120.000 ha cà phê, 16.500 ha hồ tiêu. Với những con số này, diện tích hồ tiêu, cà phê đã tăng gần gấp đôi so với quy hoạch tổng thể đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tại xã Đắk Ha (Đắk Glong), ở hầu hết các vùng đất bạc màu, đất đồi dốc trước đây nếu để trồng cây sắn cũng khó có thể mọc được đừng nói gì đến cho củ. Vậy mà giờ đây đi đến đâu cũng thấy vô số những cọc tiêu bằng cây gỗ khô, bê tông, cây gòn chia chỉa như rừng chông trên các lưng đồi. Còn các rẫy cà phê mới trồng hay đ

Thời tiết đảo chiều liên tục, đề phòng sâu bệnh hoành hành

Thời tiết đảo chiều liên tục, đề phòng sâu bệnh hoành hành Trong 7 ngày từ 26.3 - 1.4, đợt không khí lạnh có cường độ mạnh cuối mùa tràn về sẽ làm thời tiết nửa phía bắc thay đổi đột ngột. (Hình minh hoạ - doisongphapluat.com) Trời còn rét ngày thứ bảy, chủ nhật với nhiệt độ ban đêm 12 - 15 độ C, vùng núi dưới 10 độ C   Sau đó không khí lạnh suy yếu nên nhiệt độ tăng dần, chỉ rét đêm về sáng, mưa nhỏ. Từ ngày 30.3, áp thấp nóng từ phía tây lấn mạnh sang gây nắng nóng trở lại ở vùng tây bắc, phía tây các tỉnh bắc miền Trung kéo dài đến cuối tuần sau với nhiệt độ cao nhất có nơi 34 - 35 độ C, còn ở phía đông nhiều mây, mưa nhỏ mưa phùn và sương mù khá dày đặc ảnh hưởng đến giao thông và là điều kiện để bệnh đạo ôn, sâu bệnh gây hại phát triển trên các trà lúa, hoa màu vụ xuân hè.   Trong khi đó, nắng hạn ở miền Nam và Tây nguyên tiếp tục gay gắt trong những ngày cuối tuần này, nhiệt độ cao nhất ở miền Đông Nam bộ 35 - 37 độ C, có nơi trên

Bảo vệ vùng trồng cây ăn quả đặc sản trước hạn, mặn

Bảo vệ vùng trồng cây ăn quả đặc sản trước hạn, mặn Trước diễn biến thiên tai hết sức phức tạp, tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương triển khai các giải pháp khẩn cấp ứng cứu, bảo vệ 77.000 ha vườn cây ăn trái tại các huyện phía Tây nằm về thượng lưu sông Tiền Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước. Tại huyện Cai Lậy, nơi có trên 7.500 ha vườn chuyên canh sầu riêng chất lượng cao và hàng nghìn héc ta cây vú sữa Lò Rèn, cây ăn quả có múi và các cây trồng có giá trị khác trong ngày 8/3 vừa qua, mặn từ hướng sông Hàm Luông phía Bến Tre và sông Tiền từ hướng Mỹ Tho đã lấn sâu tấn công các xã ven sông phía Nam huyện Cai Lậy gồm Ngũ Hiệp, Tam Bình, Mỹ Long, Long Tiên và Long Trung. Độ mặn đo được có lúc lên đến 1,07 phần nghìn khiến chính quyền và người dân lo lắng bởi nơi đây chưa có hệ thống đê bao và công trình phòng chống hạn mặn, thiên tai hoàn chỉnh như vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía Đông tỉnh.   Nông dân Tiề

Hơn 40.000ha cây trồng tại Tây Nguyên thiếu nước tưới

Hơn 40.000ha cây trồng tại Tây Nguyên thiếu nước tưới Sáng 22/3, tại tỉnh Đăk Nông, Bộ NN&PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức Hội nghị Triển khai công tác phòng, chống khô hạn khu vực Tây Nguyên năm 2016. (Ảnh minh hoạ- Nguồn Vnexpress) Theo thống kê, đến thời điểm này, khô hạn đã làm hơn 40.000ha cây trồng tại khu vực Tây Nguyên bị thiếu nước tưới, trong đó hơn 3.500ha lúa và cà phê bị mất trắng; khô hạn cũng làm cho 17.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt… Dự kiến, đến cuối tháng 3 vẫn không có mưa, diện tích cây trồng bị ảnh hưởng sẽ lên đến 135.000ha và khoảng 45.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Các tham luận tại hội nghị đều có chung nhận định, thời điểm này khô hạn diễn biến phức tạp và nặng nề nhất trong nhiều năm qua tại Tây Nguyên. Do đó, biện pháp chống hạn đặt ra hiện nay là tiếp tục thực hiện giải pháp sử dụng nguồn nước hiệu quả và tăng cường biện pháp tưới tiết kiệm cho cây trồng. Về lâu dài, các tỉnh phải quy ho

Bộ Nông nghiệp ra phương án chuyển đổi cây trồng ứng phó với hạn hán

Bộ Nông nghiệp ra phương án chuyển đổi cây trồng ứng phó với hạn hán Giải pháp quan trọng thời điểm này là chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đối phó với hạn hán. Bộ Nông nghiệp ra phương án chuyển đổi cây trồng ứng phó với hạn hán. Ảnh: K GỬIH -TTXVN Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng El-Nino, mùa khô sẽ kéo dài đến hết tháng 8 năm 2016, tình trạng hạn hán, thiếu nước khả năng kéo dài đến hết vụ Hè Thu năm 2016 ở một số địa phương khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Giải pháp quan trọng thời điểm này là chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đối phó với hạn hán. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các địa phương bị ảnh hưởng hạn hán triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấy cây trồng ngay trong vụ Hè Thu 2016. Theo Cục Trồng trọt ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ), để chuẩn bị cho vụ Hè Thu 2016, các địa phương cần chú ý các giải pháp trước mắt như: các vùng không đủ lượng nước cho sản xuất cần có phương án

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 21-28/3/2016 - Tây Đô

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 21-28/3)   Rầy nâu và rầy lưng trắng gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đoạn đòng - trỗ tại Quảng Ngãi, Bình Định và tiếp tục tích lũy gây hại trên lúa từ giai đoạn đòng trở đi (Nguồn: webtuvan.com) 1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa tại một số địa phương. Phạm vi, mức độ gây hại có thể tăng nhanh trong điều kiện thời tiết ấm và mưa ẩm, trên giống nhiễm và các diện tích sau khi nông dân tiến hành bón thúc lần 1. Đặc biệt tại các tỉnh vùng khu 4. Cần theo dõi và phòng chống kịp thời. - Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa trà sớm giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi. - Ốc bươu vàng: Có xu hướng giảm, hại chủ yếu trên lúa trà muộn hại nặng trên những ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng ngập nước thường xuyên chưa được áp dụng các biện pháp phòng trừ. - Trên cây rau màu: Các loại sâu ăn lá, rệ

Chủ vườn ban công mách mẹo trồng rau lớn nhanh, ít sâu bệnh

Chủ vườn ban công mách mẹo trồng rau lớn nhanh, ít sâu bệnh Trồng vào thùng cao giúp đất giữ ẩm được lâu hơn, nên sau khi gieo hạt không cần tưới nhiều, giúp cây không bị đổ, chị Huyền (Hà Nội) cho biết. Nhà chị Thu Huyền (quận Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu trồng rau cách đây 3 năm trên ban công. Tích lũy được nhiều kinh nghiệm, chị trồng đủ loại rau, cà chua, khoai tây, dưa, thanh long...   Chị Huyền chọn trồng cây theo mùa nào thức nấy, cây lên tốt, ít sâu bệnh. Mới đây, chị Thu Huyền tổng hợp lại một số bí quyết dành cho các chủ vườn mới bắt đầu trồng trọt:   1. Chuẩn bị thùng xốp Tôi chọn thùng xốp vì chúng cao nên có thể đựng nhiều đất, giúp cây phát triển tốt. Tôi dùng loại cao 40 cm, dài 70 cm, rộng 50 cm để trồng đu đủ, dưa, cà chua, khế, thanh long, mướp, bầu, su su, chanh, ổi... Loại 30x35x50 cm để trồng cà chua, đậu cove, và đa số các loại rau ăn lá... Khi gieo rau họ cải hay rau dền, nếu thùng thấp

Bớt trồng lúa để thúc đẩy nông nghiệp Việt phát triển?

Bớt trồng lúa để thúc đẩy nông nghiệp Việt phát triển? Cần thiết bớt trồng lúa, tăng cây trồng đem lại giá trị gia tăng và mở rộng chăn nuôi để có thể phát triển theo xu thế chung của thế giới. Trong Báo cáo Việt Nam 2035 mới được Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam công bố có đề cập đến việc nước ta cần thiết bớt trồng lúa, tăng cây trồng đem lại giá trị gia tăng và mở rộng chăn nuôi để có thể phát triển theo xu thế chung của thế giới. Cụ thể, Báo cáo này cho rằng, hiện nay và trong tương lai, nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng có lợi thế so sánh của Việt Nam, cần được khai thác hết tiềm năng để phục vụ quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Sản xuất lúa gạo chiếm vai trò quá lớn Các chuyên gia thực hiện Báo cáo này phân tích: Mô hình tăng trưởng nông nghiệp hiện nay bộc lộ nhiều điều đáng lo ngại về chất lượng và tính bền vững cần được giải quyết ngay về mặt chính sách. Báo cáo Việt Nam 2035 cho rằng, Việt Nam nên bớt

Hồ tiêu không còn là cây 'hái ra tiền'?

Hồ tiêu không còn là cây 'hái ra tiền'? Nông dân Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2015-2016. Năm nay, năng suất, sản lượng tiêu giảm nhưng điều đáng lo ngại hơn là giá hồ tiêu liên tục giảm mạnh. Sụt giá Theo khảo sát của chúng tôi, năm nay năng suất tiêu giảm khoảng 10 - 15% so với niên vụ trước. Điều đáng nói là những năm trước, giá hạt tiêu luôn ổn định ở mức cao, có thời điểm đạt hơn 220.000 đồng/kg. Còn thời gian gần đây, giá tiêu trong nước liên tục giảm mạnh. Giá tiêu xô ngày 10/3 ở các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông chỉ còn 138.000 đồng/kg, tại tỉnh Gia Lai chỉ còn 137.000 đồng/kg. So với niên vụ trước, giá tiêu năm nay giảm từ 70.000 - 90.000 đồng/kg. Theo dự báo, do nguồn cung dồi dào nên trong thời gian tới giá tiêu sẽ tiếp tục giảm. Nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra là thời gian gần đây giá tiêu trên thế giới giảm trước sức ép giảm thu mua của các nhà đầu cơ, đồng thời cây hồ tiêu đang bước vào mùa thu

Thái Lan chuyển hướng nông nghiệp vì hạn hán

Thái Lan chuyển hướng nông nghiệp vì hạn hán Trước tình hình hạn hán tồi tệ nhất trong hai thập niên qua, chính phủ Thái Lan đã khuyến khích nông dân chuyển hướng từ trồng lúa sang trồng bắp, đậu... Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhưng từ 2 năm trở lại đây, hạn hán đã trở thành mối đe dọa thật sự cho nền nông nghiệp nước này. Hiện tại, các đập Bhumibol và Sirikit, nguồn cung cấp nước chính cho đồng bằng miền trung, đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1994. Bên cạnh đó, Thái Lan còn đến 17,8 triệu tấn gạo dự trữ (tồn kho từ thời cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra). Vì vậy, theo Bloomberg, chính phủ muốn cắt giảm sản lượng gạo của cả nước còn 27 triệu tấn trong vụ mùa bắt đầu từ tháng 5 tới (thấp hơn 25% so với mức trung bình 5 năm qua). Theo báo cáo hồi tháng 2 của Ngân hàng TMB (Thái Lan), hạn hán đã làm kinh tế Thái “bốc hơi” khoảng 84 tỉ baht (2,4 tỉ USD), chưa kể còn làm nhu cầu về xe cộ, thiết bị điện và máy móc nông nghiệp

Lý do một số vườn rau chỉ trồng thành công một vụ

Lý do một số vườn rau chỉ trồng thành công một vụ Điều kiện trồng cây sân thượng bị hạn chế khiến vụ rau thứ hai của nhiều gia đình bị sâu bệnh, cây còi cọc.   Ở vụ đầu, khu vườn của chị Hòa (Hà Nội) trồng trên sân thượng rau mọc tốt, không cần chăm bón nhiều. Tuy nhiên, sang tới vụ thứ hai, thời gian sinh trưởng của cây kéo dài và không được tươi tốt nữa. Không chỉ vậy, các loại sâu bệnh đủ loại xuất hiện rất nhiều.   Ảnh minh họa: Văn Ngọc. Không chỉ gia đình chị Hà mà nhiều hộ ở thành phố cũng gặp cảnh tương tự. Lý do chính là đất đã bị cạn dinh dưỡng. Nhiều độc giả đã hiến kế cho các chủ vườn mới bắt đầu trồng trọt trên VnExpress. Bạn Anh Tuấn khuyên: "Sau khi thu hoạch, bạn hãy phơi cho đất thật khô trong khoảng nửa tháng. Sau đó, bạn cho vôi bột, phân bò và thêm một ít đất mới trộn vào là đất sẽ tốt như cũ". Độc giả có nick Efarmer đưa ra nguyên nhân và giải pháp chi tiết

Tây Nguyên: Hạn hán trên diện rộng, nhiều cây trồng có nguy cơ cháy khô

Tây Nguyên: Hạn hán trên diện rộng, nhiều cây trồng có nguy cơ cháy khô Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa mưa năm 2015 kết thúc sớm cùng với lượng mưa ít khiến mực nước tại các hồ chứa, sông suối trên địa bàn Tây Nguyên sụt giảm nghiêm trọng. Theo dự báo, trong thời gian tới, khu vực này có nguy cơ đối mặt với nạn khô hạn khốc liệt nhất trong lịch sử từ trước tới nay. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, tình hình hạn hán ở khu vực này đang diễn ra trên diện rộng, tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê sơ bộ đến cuối tháng 2/2016, toàn vùng đã có trên 2.860ha lúa phải dừng sản xuất, trên 1.000ha lúa có nguy cơ mất trắng và trên 40.000ha cây trồng thiếu nước tưới nghiêm trọng, trong đó chủ yếu là cây cà phê và hồ tiêu. Dự báo trong 2 tháng tới, nền nhiệt ở Tây Nguyên cao hơn trung bình nhiều năm, dự báo tình hình khô hạn sẽ khốc liệt hơn. Nhiều khả năng các hồ chứa thủy điện lớn Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk mực nước giảm xuống rất t

Hàu chết la liệt, nông dân Bến Tre chết đứng

Hàu chết la liệt, nông dân Bến Tre chết đứng Sau hơn một năm rưỡi đầu tư, chăm sóc, thời điểm này đáng lẽ người dân sẽ thu vào tiền tỷ thì bỗng hàu chết hàng loạt. Hàng trăm nông dân xã Thừa Đức và Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre bỗng nhiên trắng tay, trong khi các cơ quan chức năng cũng rất bối rối vì đến thời điểm hàu chết trên 90% thì vẫn chưa rõ nguyên nhân, còn nông dân thì mường tượng nhận định: hàu chết là do nước nhiễm mặn quá cao. Anh Nguyễn Văn Hoàng, ấp Thừa Thạnh, xã Thừa Đức, cho biết mùa hàu năm nay gia đình anh nuôi khoảng 5 tấn nhưng tính đến thời điểm hiện nay đã bị chết trắng. Chuyền những thùng vỏ hàu từ trên xuồng xuống bờ, anh Hoàng cay đắng nói: “Nếu hàu không chết, gia đình tôi có thể kiếm được hàng chục triệu đồng. Nhưng hiện giờ đến hàu con cũng chết hết. Coi như trắng tay rồi”. Một nông dân bên đống hàu bị chết được vớt lên chất đống bến bờ C

Người ươm cá tra giống lỗ nặng

Người ươm cá tra giống lỗ nặng Giá cá tra nguyên liệu liên tục giảm, lực mua kém khiến nông dân ươm cá giống trên địa bàn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thua lỗ nặng. Ông Hai Súng, người mỗi năm cho ra thị trường 3-4 tỷ con cá tra bột giống cho biết, chưa năm nào lượng cá giống lại tiêu thụ chậm như năm nay. “Nếu năm ngoái tôi lỗ 1,1 tỷ đồng thì năm nay con số này có nguy cơ tăng cao. Bởi lẽ, dù là đơn vị cung cấp sản phẩm có uy tín, được thương lái, người nuôi tin tưởng nhưng năm nay lượng hàng tiêu thụ ra thị trường của gia đình giảm hơn so với mọi năm. Đặc biệt, giá thu mua và đặt hàng cá giống giảm mạnh”, ông Hai Súng nói và cho biết, đối với loại 500-800 con một kg giá chưa đến 100 đồng mỗi con, còn loại 200-300 con một kg, giá dao động 180-200 đồng, giảm 100-300 đồng mỗi con so với các tháng trước. Trong khi đó, giá nhân công, chi phí thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Để giảm bớt chi phí, ông thực hiện biện pháp 2 ngày cho cá ăn một lần, nhưng vẫ

Bảo Lâm chủ động chống hạn cho cây trồng

Bảo Lâm chủ động chống hạn cho cây trồng Mặc dù không phải là địa bàn trọng điểm của hạn hán, tuy nhiên theo thống kê của cơ quan chuyên môn, mùa khô năm nay huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng có gần 14.000 ha cây trồng trong tổng số 50.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện có nguy cơ thiếu nước, vì vậy, huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo các ngành liên quan và các xã triển khai các phương án hiệu quả để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng. Mùa khô của năm ngoái, những con kênh như thế này luôn đảm bảo mực nước cho nông dân tưới cà phê. Tuy nhiên, năm nay thì khác, do thời tiết khắc nghiệt đã khiến cho nhiều kênh, mương trên địa bàn xã Lộc Ngãi của huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng bi khô hạn.   Ông Phan Quang Vinh, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Ngãi, Bảo Lâm, Lâm Đồng cho biết chúng tôi thường xuyên xuống chi hội tiếp nhận nguồn nước tưới. Hiện nay các nguồn nước suối nếu tưới đồng loạt không đủ còn lại ao hồ vẫn chờ đợi nước.   Trong khi nh