Bưởi Hậu Giang đang bị mai một
Theo số liệu mới nhất của ngành nông nghiệp Hậu Giang, đến nay vườn bưởi của tỉnh giảm hơn 50% diện tích so với 10 năm trước.
Theo số liệu mới nhất của ngành nông nghiệp Hậu Giang, đến nay vườn bưởi của tỉnh giảm hơn 50% diện tích so với 10 năm trước và hiện đang tiếp tục giảm nếu không có giải pháp quy hoạch cụ thể, cây bưởi sẽ có nguy cơ mai một dần.
Diện tích vườn bưởi 3.200 ha đã giảm 50% do giá bưởi bấp bênh, nhà vườn bỏ không chăm sóc, cây già cỗi, sâu bệnh tấn công. Ảnh minh họa: baohaugiang.com.vn
Hiện phần lớn diện tích trồng bưởi tập trung ở huyện Châu Thành khoảng 1.300 ha nhưng đã bị lão hóa, kém phát triển, sản lượng quả giảm mạnh.
Ông Trần Quang Hành, Trưởng Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết, Châu Thành được mệnh danh là “thủ phủ” của bưởi.
Ông Trần Quang Hành, Trưởng Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết, Châu Thành được mệnh danh là “thủ phủ” của bưởi.
Nếu trước đây giá trị kinh tế loại trái cây này không cao, giá cả bấp bênh, các nhà vườn bỏ phế nên vườn bưởi kém phát triển nhưng vài năm trở lại đây, nhiều nhà vườn nắm bắt nhu cầu thị trường, tạo ra các sản phẩm bưởi tạo mẫu, như bưởi tạo mẫu hồ lô, bưởi hồ lô có chữ Tài - Lộc, bưởi hồ lô hình bản đồ nước Việt Nam.
Bưởi Hô lô ở Hậu giang. Ảnh: haugianginfo.com.vn
Đó là một trong những loại trái cây tạo mẫu bán vào dịp Tết Nguyên đán, có giá trị kinh tế cao. Do vườn bưởi đã lão hóa, cho quả bé, không đủ kích cỡ tạo mẫu nên sản lượng quả cung cấp cho thị trường rất hạn chế.
Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều nhà vườn cho cải tạo lại vườn bưởi, làm trẻ hóa lại vườn bưởi bằng cách tỉa cành, cắt rễ, bón phân, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhưng mang lại hiệu quả không cao.
Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều nhà vườn cho cải tạo lại vườn bưởi, làm trẻ hóa lại vườn bưởi bằng cách tỉa cành, cắt rễ, bón phân, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhưng mang lại hiệu quả không cao.
Nhưng cái khó ở đây là vườn bưởi cây đã già, hàng chục năm tuổi, bị nhiễm bệnh nhưng vì lợi ít kinh tế mà nhà vườn không chịu phá bỏ, cố giữ lại sâu bệnh càng nặng thêm.
Trước thực tế này, ngành nông nghiệp tỉnh đã cho quy hoạch lại diện tích vườn cây ăn trái này. Trước mắt, tỉnh khuyến cáo nhà vườn nên phá bỏ diện tích vườn bưởi lão hóa, nhiễm bệnh, vệ sinh đất, trồng lại cây ngắn ngày, cách ly cây bưởi ít nhất 3 năm nhằm tiêu diệt mần bệnh.
Tuy nhiên, vấn đề khó nhất hiện nay là nhà vườn không tìm được cây giống sạch bệnh, phần lớn cây giống mua trôi nổi trên thị trường, hoặc cây giống được cắt ghép từ vườn cây nhiễm bệnh.
Trước thực tế này, ngành nông nghiệp tỉnh đã cho quy hoạch lại diện tích vườn cây ăn trái này. Trước mắt, tỉnh khuyến cáo nhà vườn nên phá bỏ diện tích vườn bưởi lão hóa, nhiễm bệnh, vệ sinh đất, trồng lại cây ngắn ngày, cách ly cây bưởi ít nhất 3 năm nhằm tiêu diệt mần bệnh.
Tuy nhiên, vấn đề khó nhất hiện nay là nhà vườn không tìm được cây giống sạch bệnh, phần lớn cây giống mua trôi nổi trên thị trường, hoặc cây giống được cắt ghép từ vườn cây nhiễm bệnh.
Dù biết vậy, nhưng trước giá cả hấp dẫn, nhiều nhà vườn bất chấp khuyến cáo, trồng mới trên diện tích nhiễm bệnh đã vô tình “ tiếp tay” cho sâu hại tấn công, lan rộng ra diện tích vườn cây ăn trái có múi của tỉnh. Đối với sâu bệnh trên cây bưởi đến nay chưa có thuốc đặt trị, một khi vườn bưởi bị nhiễm bệnh thì còn cách chặt bỏ.
Ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ khuyến nông Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành - chuyên sản xuất bưởi tạo mẫu cho biết, bưởi tạo mẫu có giá thành từ 300.000 đến hơn 1 triệu đồng/cặp, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha, cao gấp hàng chục lần so với bán bưởi thương phẩm
Ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ khuyến nông Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành - chuyên sản xuất bưởi tạo mẫu cho biết, bưởi tạo mẫu có giá thành từ 300.000 đến hơn 1 triệu đồng/cặp, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha, cao gấp hàng chục lần so với bán bưởi thương phẩm
(Tin Tây Đô - Nguồn TTXVN)