Chuyển đến nội dung chính

Miền Tây nhức nhối nạn đầu độc cây trồng, vật nuôi để trả thù

Miền Tây nhức nhối nạn đầu độc cây trồng, vật nuôi để trả thù

(CAO) Gần một năm đề nghị chính quyền địa phương tìm lời giải đáp về việc hàng trăm cây dừa đột ngột chết, người dân xã Tân Bình (huyện Càng Long, Trà Vinh) vẫn chưa có lời giải đáp.
 
Trao đổi với chúng tôi, họ khẳng định dừa chết là do có kẻ xấu thuốc chết. Thực trạng trên đang trở thành nỗi lo củamột bộ phận người dân ở miền Tây Nam Bộ. Để giải quyết mâu thuẫn, một số đối tượng âm thầm tìm cách thuốc cây trồng, vật nuôi chết để trả thù.
 
DỪA HÉO, TÔM CHẾT
Tìm đến Trạm liên lạc Báo CATP tại Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Danh (ngụ ấp An Định Cầu, xã Tân Bình) cho biết, gần một năm nay 8 hộ dân địa phương khiếu nại đề nghị xử lý đối tượng thuốc dừa nhưng chưa được trả lời.
“Hơn 200 cây dừa từ 5 đến 10 tuổi bị kẻ xấu thuốc chết. 8 hộ dân thay phiên nhau khiếu nại nhưng đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra hung thủ” - bà Danh bức xúc cho biết.
Khoảng tháng 11-2014, bà Danh phát hiện 6 cây dừa đang cho trái bỗng héo lá chết dần. Vài ngày sau, những trái dừa chưa kịp thu hoạch rớt lột độp. Ban đầu, bà Danh tưởng dừa bị bệnh nên chặt mấy cây gần kề sợ bị lây. Vài ngày sau, bà phát hiện, nhiều hộ dân trong xóm đều có dừa bị chết.
 
Một người dân chỉ lỗ khoan mà bọn xấu dùng để đầu độc dừa - Ảnh: Đào Văn
Theo thống kê, 8 hộ dân trên địa bàn xã Tân Bình có hơn 200 cây dừa bị chết không rõ nguyên nhân. Theo trình của những hộ dân, đối tượng khoan một lỗ vào thân dừa. Sau đó, y bỏ thuốc trừ cỏ và dùng bùn non đắp lại. Từ đó, thuốc ngấm trong thân khiến dừa chết.
Chị Nguyễn Thị Vĩnh khẳng định: “Dừa chết là do có đối tượng xấu phá hoại kinh tế của người dân. Hầu hết, các cây dừa chết đều có chung hiện tượng: rụng hết trái, xụ lá, thối đọt.Kiểm tra lại, tôi cùng người dân phát hiện thêm, ngay lỗ khoan bị xì mũ. Gia đình tôi bị chúng khoan bỏ thuốc vào thân dừa làm chết 19 cây đang cho trái”.
Tìm đến vườn dừa của anh Nguyễn Văn Ngoan là một cảnh tượng hoang tàn. Gia đình anh có 5 công đất trồng 120 cây dừa đang ra trái. Bất ngờ vào khoảng tháng 11-2014, anh phát hiện 50 cây dừa rủ nhau chết. “Phát hiện, mấy chục cây dừa héo đọt là tôi nghi có người phá hoại. Bởi tôi trồng dừa chuyên nghiệp. Hàng ngày, tôi thường xuyên kiểm tra nên không có việc chết do nhiễm bệnh”, anh Ngoan nhớ lại.
Qua kiểm tra, anh và các hộ dân khác phát hiện, dưới mỗi gốc dừa đã bị kẻ xấu khoan một lỗ rồi bỏ thuốc trừ sâu vào. Hộ anh Ngoan là môt trong những hộ thiệt hại nhiều nhất ở xã Tân Bình. “Đến nay, những hộ dân liên tục làm đơn kiến nghị đề nghị xử lý nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có giải đáp.Dân chúng tôi phải chờ đến bao giờ ?”-bà Danh bức xúc.
Trong khi người dân xã Tân Bình, huyện Càng Long đề nghị chính quyền địa phương tìm ra đối tượng thuốc dừa thì mới đây, Công an huyện Đông Hải, Bạc Liêu nhận được đơn trình báo của người dân.
Tối ngày 4-9-2015, ông Hà Quốc Giới (52 tuổi, ngụ ấp Quyết Thắng, xã An Trạch A, huyện Đông Hải) phát hiện tôm nhảy lên khỏi mặt nước nên kêu nhân công chạy xuống kiểm tra thu được túi ni lông còn nồng nặc mùi thuốc trừ sâu. Biết bị kẻ xấu phá hoại, ông Giới trình báo Công an xã An Trạch A.
Một trong những cây dừa bị thuốc chết - Ảnh: Đào Văn
“Ao tôm của tôi thả nuôi được 45 ngày, trọng lượng 107 con/kg, sản lượng khoảng hơn 2,5 tấn”. Tuy nhiên, sau tai nạn hy hữu trên, ông Giới bán bán tháo được khoảng 700 kg, số tôm còn lại hư hỏng. Ước tính thiệt hại hơn 200 triệu đồng.
Rất may, ông phát hiện sớm còn bán được chút ít chứ không lại trắng tay. Theo trình báo của ông Giới, gia đình ông từ trước đến nay chưa mâu thuẫn với ai. Trước đó hai ngày, ao tôm của ông Giới bị kẻ xấu quăng gói thuốc trừ sâu làm 2 tấn tôm chưa kịp thu hoạch đã chết sạch.
 
KHÓ XỬ LÝ
Trở lại đơn đề nghị của các hộ dân ở huyện Càng Long, Trà Vinh cho rằng, người dân đã phát hiện đối tượng nghi vấn thuốc dừa. Bà Danh nhớ lại: “Tối ngày 17-11-2014, tôi đang cho heo ăn thì nghe tiếng cãi vã ở phía bên hông nhà. Lúc đó, anh Trần Mưa Sữa nhà kế bên đang cự cãi với N.K.V cũng ở gần nhà. Sữa đã bắt quả tang V. khi đang khoan cây dừa và bỏ thuốc để hại cây dừa. V. đã chối và bỏ chạy về nhà. Khi đó, Sữa có báo lên Công an ấp và xã xuống lập biên bản vụ việc trên nhưng V. vẫn chưa bị xử lý”.
Trao đổi với chúng tôi, Công an huyện Càng Long cho biết, nhận được đơn tố giác của người dân, lực lượng công an cử trinh sát xác minh. “Bước đầu, chúng tôi kiểm tra tố giác của người dân là có cơ sở. Một số đối tượng xấu dùng khoan vào gốc dừa để bỏ thuốc trừ sâu vào để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, để bắt đối tượng cần phải chứng cứ nên chúng tôi tiếp tục xem xét...”, vị lãnh đạo công an huyện cho biết.
Theo công an một số địa phương, việc truy tìm đối tượng trên để buộc tội rất khó. Nếu truy tìm ra, trinh sát tốn nhiều thời gian nhưng lại không xử lý do đối tượng lại là người thân của bị hại. Ngày 20-6-2015, ông Nguyễn Nhật Thảo (62 tuổi, trú xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ), phát hiện trên hai ao nuôi cá trê của gia đình ông, trị giá hơn 1,6 tỷ đồng có 2 vỏ chai thuốc Asimtim 3,6EC, 6 vỏ gói thuốc Mixcamax 700wp, 2 chai thuốc cùng tên còn nguyên.
Ông vội kiểm tra thì phát hiện cá dưới ao đang nổi lờ đờ trên mặt nước. Biết bị kẻ xấu thuốc cá, ông Thảo gởi đơn đề nghị công an làm rõ. Ban đầu, ông Thảo khai nhận với cơ quan công an bản thân không thù oán với ai.
Khi trinh sát tiến hành lấy lời khai, vợ ông là bà Mai Thị Út vội nói: “Hình như mấy ngày trước, tôi có nghe thằng Toàn (Nguyễn Nhật Toàn, 33 tuổi) dọa bỏ thuốc trừ sâu trong áo cho cá chết”.
Đứa cháu của ông Thảo trở thành nghi can trong vụ thuốc cá. Làm việc với cơ quan công an, Toàn thú thật, do lúc nhậu say, nhớ chuyện ông Thảo bơm nước vô ao cá tràn qua ruộng nên mua thuốc trừ sâu đầu độc ao cá. “Bây giờ, em không biết xử lý sao nữa. Khi tỉnh dậy, biết mình đã sai. Cơm không đủ ăn lấy tiền đâu đền bạc tỷ”-Toàn thừa nhận.
Chỉ cần số lượng nhò thuốc trừ sâu, tôm thẻ chân trắng đã chết trắng mặt ao - Ảnh: Đào Văn
Ông Thảo thấy Toàn hối hận nên rút đơn khiếu nại, không đề nghị truy cứu đứa cháu gây cho ông thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Chỉ vì chút mâu thuẫn, nhiều người tìm cách giải quyết tiêu cực trên. Kết cục, không ít người ngồi tù, kẻ thì trắng tay đối mặt với nợ nần chồng chất
(Tin Tây Đô - Nguồn Congan.com.vn)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh