Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2016

Nông dân xoay xở cứu hoa tết

Thời tiết cận tết bất thường đã khiến các nhà vườn “méo mặt” vì hoa màu bị thiệt hại. Nhưng trong hoàn cảnh không thuận lợi, nông dân vẫn xoay xở để đảm bảo phục vụ nhu cầu tết... Nhà vườn ở TP.HCM kiểm tra việc tạo hình cho những chậu mai chuẩn bị bán tết - Ảnh: CÔNG TRUNG Thời tiết thất thường, nhiều nhà vườn trồng mai tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL đang tìm mọi cách xoay xở để bán được giá trong dịp tết. “Trị” mai bung hoa sớm Giữa trưa ngày gần cuối năm dương lịch, anh Nguyễn Văn Tài - chủ vườn mai Hai Còn (P.Linh Đông, Q.Thủ Đức) - vẫn tất bật cầm vòi tưới nước quanh vườn mai 5.000 gốc đang vươn mình đón nắng. Chỉ vào gốc mai đã được kê cao bằng đế chậu rời, anh Tài cho biết bằng “sáng tạo” đơn giản này mà vườn mai “bình yên”, không bị ngập úng và bung hoa sớm. Chậu mai được kê cao cách mặt đất hơn 60cm và lắp lưới bọc xung quanh xuống tận rễ. Phía trên được anh che chắn bằng lưới chuyên dụng để gốc mai tránh nắng gắt hoặc

Khởi nghiệp nông nghiệp tại TP HCM được hỗ trợ đến 300 triệu đồng

Khởi nghiệp nông nghiệp tại TP HCM được hỗ trợ đến 300 triệu đồng Theo quyết định của TP HCM, các nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và nhóm khởi nghiệp có dự án nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn sẽ được hỗ trợ tối đa 70% kinh phí để triển khai, bao gồm các khâu tư vấn, thiết kế, chế tạo, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo… nhưng không quá 300 triệu đồng cho mỗi dự án.   Các dự án khởi nghiệp nông nghiệp tại TP HCM có thể được tài trợ đến 300 triệu đồng.   Để được nhận hỗ trợ, dự án phải được triển khai trên địa bàn thuộc 5 quận - huyện của Thành phố, bao gồm quận 9, quận 12, Bình Tân, Thủ Đức, Gò Vấp… là những khu vực được định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM cho biết, sở này sẽ chịu trách nhiệm xét duyệt các dự án có tính khả thi theo từng quý để cấp kinh phí hỗ trợ. Hiện tại, TP HCM là một trong

Bạc Liêu giúp dân cứu lúa Thu Đông

Tỉnh Bạc Liêu đang chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương khẩn trương triển khai đồng bộ những giải pháp giúp dân bảo vệ diện tích lúa Thu Đông đang bị đổ ngã, ngập úng, sâu bệnh, côn trùng gây hại. Hệ thống cống đập được mở nhằm tháo nước chống ngập cho diện tích lúa các huyện phía Bắc quốc lộ 1A. Đồng thời, khuyến cáo người dân chủ động gia cố bờ bao, đồng ruộng, dùng máy bơm nước đối với những trà lúa ngập nặng. Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân thường xuyên thăm đồng, phòng trừ sâu hại, đặc biệt là rầy nâu, đạo ôn, chuột, ốc bưu vàng cắn phá. Nỗi lo lớn nhất của nông dân chính là lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông thì gặp thời tiết bất lợi, sâu hại tấn công. Nông dân huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu chăm sóc lúa. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN   Đứng nhìn ruộng lúa bị ngập úng thiệt hại nặng, ông Võ Văn Đức, xã Vĩnh Hưng A buồn bã cho biết, do gặp phải mưa lớn kéo dài, trong khi khâu bơm tháo nước

Ổi Cự Khối với vị ngọt, giòn đặc trưng

Chất đất phù sa màu mỡ vùng bãi bồi sông Hồng là một trong những yếu tố quan trọng tạo vị ngọt, giòn đặc biệt cho những quả ổi Cự Khối. Nhiều năm về trước, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương, một số nông dân phường Cự Khối (Long Biên, Hà Nội) đã đem giống ổi găng về trồng trên vùng đất bãi. Đây là loại cây ăn quả dễ trồng, lại hợp đất phù sa sông Hồng và khí hậu của vùng đất Cự Khối nên phát triển nhanh và cho nhiều quả. Hiện nay, ổi găng trở thành cây ăn quả chủ lực của địa phương và được bà con Cự Khối trồng theo quy trình an toàn VietGAP với diện tích mở rộng khoảng 200ha. Để có được những vựa ổi ngon, sạch, bà con thực hiện quy trình trồng ổi theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Thay vì dùng hóa chất để chăm sóc, hạn chế sâu bệnh cho cây, bà con sử dụng các biện pháp thủ công hoặc dùng chế phẩm vi sinh, an toàn đối với cả cây trồng và môi trường. Những cành ổi sai trĩu quả tại Cự Khối, Hà Nội. Ảnh: V iet

Nỗi niềm “hạt đắng”

Nỗi niềm “hạt đắng” Thời điểm cuối năm này, cùng với khu vực Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ cũng đang vào chính vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2016. Với giá cà phê nhân xô nội địa cuối tháng 11 từ 42.300 - 43.000 đồng/kg, xem ra đã cao hơn đầu vụ năm ngoái gần 10.000 đồng/kg và là mức giá khá tốt trong nhiều năm qua. Nhưng đây có lẽ là “điểm sáng” hiếm hoi của những người trồng cà phê. Đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 30 năm qua vào đầu năm 2016, đã khiến nguồn nước tại khu vực này cạn kiệt, dẫn đến hàng ngàn hécta cà phê cháy khô. Mặt khác, khi vào mùa mưa, nhiều cơn mưa liên tục đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển; làm sản lượng, năng suất cà phê sụt giảm trầm trọng. Tính toán sơ bộ, tại các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, trong tổng số gần 50.000ha cà phê đang thời kỳ kinh doanh, vụ thu hoạch năm nay sản lượng chỉ còn khoảng 60% so với năm trước. Điệp khúc “mất mùa, được giá” khiến người trồng không có niềm vui trọn vẹn. Trong khi đó, tại