Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2016

Khô hạn ở Tây nguyên thêm gay gắt

Khô hạn ở Tây nguyên thêm gay gắt Sau 1 tuần mưa và rét, từ chủ nhật đến hết tuần tới nhiệt độ tăng dần nên miền Bắc giảm mưa, trưa chiều nắng ấm, còn rét đêm về sáng với nhiệt độ thấp nhất 12 - 15 o C, vùng núi 5 - 10 o C. Thời tiết ấm áp thuận lợi cho bà con tranh thủ gieo cấy lúa đông xuân và theo dõi phòng ngừa sâu bệnh sau tết. (Ảnh minh hoạ)   Vùng bắc miền Trung thời tiết còn xấu đến chủ nhật, có mưa và rét, qua tuần sau có nắng và bớt rét hơn. Vùng này dư ẩm, thiếu nắng nhưng do ban đêm và sáng vẫn lạnh, sương mù nên bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại lúa xuân, do vậy cần tranh thủ những ngày có nắng ấm bà con theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời, có biện pháp xử lý hiệu quả. Thời tiết ẩm độ cao mà lúa đã nhiễm bệnh, cần dừng ngay việc bón thúc đạm, giữ đủ nước trên ruộng, không được để khô nhằm hạn chế bốc hơi đạm, giúp lúa sinh trưởng phát triển khỏe, tăng sức đề kháng chống bệnh. Thời tiết nắng hạn còn xảy ra ở Tây nguyên, nam Trung bộ

Gia Lai: Hàng nghìn ha cây trồng chết khô do hạn hán

Gia Lai: Hàng nghìn ha cây trồng chết khô do hạn hán Tây Nguyên đã bước vào cao điểm mùa khô, hạn hán đang diễn ra khốc liệt tại nhiều nơi. Chính quyền và ngành chức năng các địa phương cùng nông dân trong khu vực dù đã chủ động ứng phó, triển khai nhiều biện pháp chống hạn nhưng tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng. Lúa chết khô gần một nửa Cánh đồng lúa nước Ia Sah của bà con dân tộc Jarai ở làng Mơ Rông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đang trong cơn đại hạn. Ra thăm ruộng dưới cái nắng gay gắt, bà Rơ Châm Đủ cho biết, cánh đồng này rộng 30ha chưa khi nào bị hạn nhưng năm nay lúa đã chết khô gần một nửa. Được dự báo mùa khô sẽ rất khốc liệt, nên ngay từ đầu vụ đông xuân 2015-2016, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các ngành chức năng vận động người dân không canh tác ở những nơi thường bị thiếu nước, chủ động triển khai các biện pháp chống hạn. Tuy nhiên, ở một số nơi, dù chưa bao giờ bị hạn thì năm nay cũng thiếu nước tưới.

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ sẽ dễ hơn?

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ sẽ dễ hơn? Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cam kết không làm gián đoạn xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam và cam kết hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho doanh nghiệp Việt. Từ ngày 24 đến 26/2/2016, đoàn cán bộ kỹ thuật của Cơ quan quản lý An toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sang Việt Nam để tiếp tục làm rõ những khúc mắc do phía Việt Nam đưa ra nhằm duy trì xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa sang thị trường Hoa Kỳ. Trước đó, từ giữa tháng 2/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã thành lập đoàn liên Bộ (Trưởng đoàn là Thứ trưởng Vũ Văn Tám) sang Hoa Kỳ bàn về vấn đề này. Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ kỹ thuật và kéo dài kỳ hạn 18 tháng để Việt Nam điều chỉnh hệ thống sản xuất phù hợp với Bộ quy định cuối cùng mà phía đối tác đưa ra.  Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ sẽ dễ hơn khi được giúp đỡ về mặt kỹ thuật?  Ảnh:   Lê Dân. 

Tỏi Lý Sơn mất mùa

Tỏi Lý Sơn mất mùa Ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tỏi được người dân ví như “vàng trắng” giúp họ có cuộc sống khá giả, ổn định. Tuy nhiên, vụ tỏi đông xuân 2015 - 2016 mất mùa nặng, người trồng tỏi mang nỗi lo kép. Năng suất giảm gần 1/3 so với niên vụ trước, nhiều hộ dân chỉ thu hoạch được vài chục kilôgam tỏi sau 4 tháng canh tác. Ảnh: DANH NGUYỄN Mất mùa tỏi Những ngày sau Tết Nguyên đán, không khí ra đồng thu hoạch tỏi đông xuân của nông dân Lý Sơn khá trầm lắng. Không còn những nụ cười bội thu năm nào, ai cũng tranh thủ thu hoạch tỏi để nhường đất cho vụ hành mới. Đảo Bé, xã An Bình là một trong những địa phương mất mùa tỏi nặng của huyện Lý Sơn. Vụ tỏi đông xuân, đảo Bé gieo trồng 25ha diện tích, sản lượng thu hoạch ước đạt dưới 20 tạ/ha, chỉ bằng 1/3 với niên vụ trước. Cầm những cây tỏi “cháy” trên tay, ông Đặng Thanh Điền xót xa: “Bà con ở đây sống nhờ cây tỏi, tỏi mất mùa thì đời sống cũng khó khăn hơn”. Vụ tỏi này gia đình

Điệp khúc trồng - chặt cây cà phê

Điệp khúc trồng - chặt cây cà phê Cách nay khoảng 1 tháng, nhiều vườn cà phê ở xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom) bị nông dân phá bỏ để trồng các loại cây khác. Sau tết, tình trạng này tiếp tục được lặp lại khiến dư luận không khỏi băn khoăn…   Một nhà vườn ở xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom đang cưa bỏ cây cà phê. Ảnh: H.Lĩnh Theo nhiều nông dân, việc chặt bỏ cây cà phê là do hiện tại nhiều loại cây trồng khác, như: tiêu, chuối, bưởi da xanh đang được giá, có thể cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/hécta/ năm, trong khi giá cà phê ngày càng xuống thấp và hiện chỉ còn khoảng 30 ngàn đồng/kg. Trước tình hình này, nhiều nông dân không ngần ngại phá bỏ vườn cà phê đã gắn bó với mình hàng chục năm qua. Gia đình ông Lỷ A Cẩu, ngụ xã Bàu Hàm quyết định chặt bỏ 2 hécta cà phê gần 7 năm tuổi để trồng chuối và tiêu. Theo ông Cẩu, tiền thu hoạch từ việc bán cà phê mấy vụ vừa qua không đủ trả chi phí phân bón và nhân công. Trong khi đó,

Hành tăm - cây trồng chống biến đổi khí hậu thu trên 200 triệu đồng/ha

Hành tăm - cây trồng chống biến đổi khí hậu thu trên 200 triệu đồng/ha Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng hành tăm ở Nghi Lộc đang trong quá trình thu hoạch đợt 1. Theo nhiều nông dân cho biết, vụ đông năm nay người dân trồng hành tăm được mùa, thu gần 200 triệu đồng/ha. Bà con tranh thủ thời tiết nắng ấm thu hoạch hành tăm.   Vụ đông năm nay, huyện Nghi Lộc sản xuất 147 ha cây hành tăm, tập trung chủ yếu ở các xã Nghi Kiều, Nghi Lâm và Nghi Thuận. Theo tính toán của bà con nông dân, với giá bán từ 30 đến 50 ngàn đồng/kg hành tăm, mỗi sào hành tăm cho thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng. Mỗi héc ta cho thu nhập trên 200 triệu đồng. Bà con làm sạch hành tăm trước khi nhập cho thương lái.   Hành tăm là loại cây dễ trồng, không đòi hỏi chi phí nhiều về giống, phân bón, công chăm sóc đơn giản. Ngoài ra, trồng hành tăm đang được coi là mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, do đặc thù hành tăm là cây có thể trồng trên chân đất c

Tuần lễ khắc nghiệt

Tuần lễ khắc nghiệt Trong 7 ngày, từ 20 - 26.2, có hai đợt không khí lạnh liên tiếp tràn về với cường độ khá mạnh từ ngày 23 - 24.2, sau đó tăng cường từ 26 - 28.2, miền Bắc trời rét, có nơi rét đậm (với nhiệt độ trung bình ngày dưới 15oC), trời nhiều mây có mưa nhỏ, sương mù khá nhiều, ít nắng và độ ẩm cao 80 - 90% (Ảnh minh hoạ - Nguồn nguoiduatin.vn) Nhiệt độ thấp nhất vùng đồng bằng và trung du từ 10 - 13 o C hoặc thấp hơn, vùng núi 3 - 6 o C, sương mù có lúc dày đặc. Thời tiết các tỉnh bắc miền Trung cũng không thuận lợi, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình trời rét với nhiệt độ thấp nhất 12 - 14 o C, ban ngày từ 17 - 20 o C, mưa và gió bấc làm cho trời thêm rét. Càng về phía nam trời đỡ rét buốt hơn, nhưng mưa tăng dần nhất là từ 24 - 28.2, tuy không có mưa to nhưng điều kiện thời tiết ẩm ướt và lạnh, thiếu nắng. Do vậy, bà con miền Bắc cần chú ý phòng tránh rét và mưa cho các đàn gia súc, tranh thủ lấy nước vào ruộng đồng trong đợt đổ ải cuối

Làm giàu từ trồng cây ăn quả

Làm giàu từ trồng cây ăn quả Đến thăm mô hình vườn cây ăn quả của hộ ông Hoàng Văn Cường, dân tộc Tày, xóm Bản Cải, xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), chúng tôi thật sự cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân này. Do không có đất vườn ở cạnh nhà, nên năm 2000, gia đình ông Cường quyết định vào khu đất đồi cằn cỗi do gia đình quản lý để khai phá làm thành vườn đồi, trồng cây ăn quả. Bước đầu, gia đình ông chọn cây cam để trồng. Ông Cường dành nhiều thời gian để học hỏi trên sách, báo, xem ti vi về cách trồng, chăm sóc cây. Sau 2 - 5 năm, những cây cam đầu tiên bắt đầu cho thu hoạch. Cam của gia đình được người tiêu dùng ưa chuộng và bán được giá, đã tạo động lực gia đình ông Cường tiếp tục mở rộng diện tích. Sau hơn 10 năm, gia đình ông Cường đã có khu vườn đồi với diện tích hơn 1 ha.   Ông Cường bên vườn cam của gia đình.             Ngoài trồng cây cam, ông trồng thêm quýt, hồng, thanh long, hạt dẻ. Để đảm bảo có đầy đủ nước tưới, chăm sóc cho vườn c

Bưởi Hậu Giang đang bị mai một

Bưởi Hậu Giang đang bị mai một Theo số liệu mới nhất của ngành nông nghiệp Hậu Giang, đến nay vườn bưởi của tỉnh giảm hơn 50% diện tích so với 10 năm trước.   Theo số liệu mới nhất của ngành nông nghiệp Hậu Giang, đến nay vườn bưởi của tỉnh giảm hơn 50% diện tích so với 10 năm trước và hiện đang tiếp tục giảm nếu không có giải pháp quy hoạch cụ thể, cây bưởi sẽ có nguy cơ mai một dần. Diện tích vườn bưởi 3.200 ha đã giảm 50% do giá bưởi bấp bênh, nhà vườn bỏ không chăm sóc, cây già cỗi, sâu bệnh tấn công. Ảnh minh họa: baohaugiang.com.vn Hiện phần lớn diện tích trồng bưởi tập trung ở huyện Châu Thành khoảng 1.300 ha nhưng đã bị lão hóa, kém phát triển, sản lượng quả giảm mạnh.  Ông Trần Quang Hành, Trưởng Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết, Châu Thành được mệnh danh là “thủ phủ” của bưởi. Nếu trước đây giá trị kinh tế loại trái cây này không cao, giá cả bấp bênh, các nhà vườn bỏ phế nên vườn bưởi kém phát triển nhưng vài năm trở lại đây,

Vào TPP, lao động ngành nông nghiệp sẽ về đâu?

Vào TPP, lao động ngành nông nghiệp sẽ về đâu? Nếu quá chú trọng vào phát triển những ngành công nghệ cao (và thường là thâm dụng vốn) thì sẽ đẩy nền kinh tế nước ta vào tình trạng lưỡng phân: một khu vực cạnh tranh được, có năng suất lao động cao, thu nhập tăng và một khu vực bị đẩy vào những thị trường phi chính thức không có năng lực cạnh tranh, thu nhập ngày càng giảm. Sức ép hội nhập Năm 1954, nhà kinh tế học Athur Lewis đưa ra mô hình phát triển kinh tế mà sau này ông được trao giải thưởng Nobel: Mô hình phát triển kinh tế với nguồn cung lao động không hạn chế. Ý tưởng chính của mô hình này là nền kinh tế có hai khu vực: nông nghiệp và phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ). Mô hình của Lewis phù hợp với quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên bối cảnh toàn cầu hoá đang đặt ra những thách thức rất lớn cho nước ta. Hiện, nước ta có khoảng 46% lực lượng lao động đang lao động trong khu vực nông nghiệp, tron

Chế phẩm vi khuẩn nốt sần giúp tăng năng suất cho cây đậu phụng

Chế phẩm vi khuẩn nốt sần giúp tăng năng suất cho cây đậu phụng Chế phẩm vi khuẩn nốt sần giúp tăng năng suất cho cây đậu phụng; đồng thời góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm vi khuẩn nốt sần giúp tăng năng suất cho cây đậu phụng; đồng thời góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Chế phẩm vi khuẩn nốt sần hoạt động theo cơ chế: khi nhiễm vào sẽ giúp duy trì và cải thiện những tính chất hóa học của đất trồng như: làm tăng hàm lượng mùn, lân, đạm...; đồng thời còn làm tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất trồng đậu phụng để phân giải các chất giúp cây phát triển. Theo nghiên cứu, khi bón chế phẩm vi khuẩn nốt sần, tổng số vi khuẩn có ích cho sự phát triển của cây đậu phụng tăng từ 1,13 đến 1,42 lần; vi khuẩn nốt sần tăng từ 1,16 đến 2,99 lần; vi sinh vật phân giải lân trong đất tăng từ 1,7 đến 2,61 lần.   Chế phẩm từ vi

Nông dân trúng mùa, trúng giá vụ thu hoạch lúa Đông Xuân sớm

Nông dân trúng mùa, trúng giá vụ thu hoạch lúa Đông Xuân sớm Thu hoạch lúa Đông Xuân. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN) Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, nông dân trồng lúa Đông Xuân sớm 2015-2016 phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá. Bà con các huyện, thị như Long Xuyên, Phú Tân, Thoại Sơn, Chợ Mới (An Giang) đã thu hoạch được 10.892ha lúa Đông Xuân sớm, chiếm 4,57% diện tích xuống giống cả vụ, năng suất bình quân đạt 6,08 tấn/ha, diện tích thu hoạch sớm tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Điều phấn khời là lúa Đông Xuân sớm thu hoạch xong là bán được ngay, giá cả cũng phù hợp, nên bà con ăn Tết Nguyên đán đầm ấm. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, diện tích thu hoạch sớm tăng do nhiều bà con nông dân tranh thủ xuống giống trà lúa Đông Xuân sớm, về năng suất mới sơ bộ đánh giá là tương đương với năng suất thu hoạch của cùng kỳ năm trước. Lúa Đông Xuân sớm bán được ngay tại ruộng với giá lúa thường IR50404, lúa còn tươi,

Khắc phục hậu quả rét đậm đối với nông nghiệp

Khắc phục hậu quả rét đậm đối với nông nghiệp (Ảnh minh hoạ) * Đợt rét đậm, rét hại kỷ lục vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành nông nghiệp Thanh Hóa, đặc biệt là các ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đã có 538 con trâu, bò và 115 con dê, 82 con lợn bị chết rét. Ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh cũng thiệt hại nặng, ước tính hơn 6 tỷ đồng. Đồng thời, đợt rét đậm, rét hại vừa qua có 7.242 ha lúa đã cấy bị chết; 1.523 ha mạ đã gieo bị chết 1.523 (tương đương 160 tấn thóc giống). * Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, mưa tuyết và sương muối vừa qua làm hơn 1.100 ha cây trồng thiệt hại; trong đó, có 718 ha cà-phê đang mùa bói quả. Riêng tại TP Sơn La có hơn 500 ha cà-phê bị táp lá. * Theo thống kê ban đầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, toàn vùng U Minh Thượng có hơn 34.000 ha lúa bị thiệt hại do hạn mặn, trong đó diện tích lúa mùa là hơn 29.690 ha. Ngàn

'Cuộc cách mạng' của loại cây tỉ đô ở Việt Nam

'Cuộc cách mạng' của loại cây tỉ đô ở Việt Nam Trong 10 năm qua, sắn trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 3 trong ngành trồng trọt của Việt Nam, sau gạo và cà phê với giá trị từ 1,3-1,5 tỉ USD. Việc trồng sắn tại Việt Nam trong những năm qua đã thay đổi đáng kể. Từ năm 1975 đến năm 2000, năng suất sắn trong nước dao động từ 6 – 8 tấn/ha và cũng chỉ được trồng chủ yếu làm thức ăn cho người và gia súc. Việc trồng sắn tại Việt Nam đã thay đổi đáng kể trong những năm qua nhờ khoa học công nghệ. Ảnh: CIAT. Từ năm 1988, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) và các đối tác Việt Nam, Thái Lan, các nhà khoa học đã cho ra đời các giống sắn mới có năng suất cao. Từ năm 2000 đến năm 2014, diện tích trồng sắn đã tăng gấp đôi từ 237.600 ha lên 560.000 ha. Còn năng suất sắn đã tăng hơn gấp đôi, tăng từ 6 – 8 tấn/ha lên 19 tấn/ha vào năm 2015. “Cuộc cách mạng trong sản xuất sắn ở Việt Nam” là chủ đề bài trình bày của GS

Nhật Bản muốn hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp Việt Nam

Nhật Bản muốn hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp Việt Nam JICA sẽ tài trợ vốn cho các hợp tác xã, DN trong lĩnh vực sản xuất hoa, rau củ tại Lâm Đồng và các DN tham gia chuỗi giá trị sản phẩm.   Tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, ngày 1/2/2016, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến đã tiếp ông Mori Mutsuya, Trưởng đại diện JICA (Nhật Bản). Tại buổi tiếp, ông Mori Mutsuya đã trao đổi với Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến về định hướng hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam của Nhật Bản trong thời gian tới thông qua các dự án tín dụng nông nghiệp tăng cường chuỗi giá trị tại các tỉnh thành của Việt Nam. Trong đó, ông có một số đề xuất cho Dự án “Tín dụng tăng cường chuỗi giá trị nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng” mà JICA dự kiến sẽ tài trợ với đối tượng thụ hưởng là các hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp (có hoạt động sản xuất hoa, rau củ tại Lâm Đồng) và các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, ông Mor